5. Kết quả
5.3.3. Thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm
Từ thực nghiệm này, chúng ta có thể nói rằng 37% người tham gia coi lịch trình bồi thường B là lịch trình bồi thường mà họ ưa thích nhất. Lịch trình này được ưa thích hơn lịch trình A một chút (32%). So với lịch trình A, lịch trình B chuyển việc bồi thường 10% trong giai đoạn 51-60 ngày lên giai đoạn 0-10 ngày. Điều này rất phù hợp với bằng chứng trong các cuộc phỏng vấn định lượng rằng người nuôi tôm phàn nàn về việc bảo hiểm không bồi thường trong vòng 10 ngày đầu tiên của chu kỳ nuôi tôm.
Điều đó cũng cho thấy rằng khi người nông dân phải cân nhắc giữa việc bồi thường vào cuối chu kỳ và việc bồi thường vào đầu chu kỳ, họ muốn được bồi thường vào đầu chu kỳ hơn. Này phù hợp với một thực tế rằng có rất ít bất đồng về việc giảm mức bồi thường sau ngày 59 trong QĐ 1042. Hình 17 cho thấy kết quả phân tích lựa chọn rời rạc giữa các hợp đồng bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm thấp
Mức sẵn sàng chi trả Mức sẵn sàng chi trả + chia sẻ rủi ro
Phạm vi bảo hiểm vừa Phạm vi bảo hiểm cao
Đ ơn vị 15 11.25 7.5 3.75 0 11 12 12 13 14 15
Hình 17: Mức độ ưu ái của nông dân đối với các lịch trình bảo hiểm
Bảng 20 cho ta thấy lịch trình bồi thường nào người nông dân không thích nhất, trong tương quan với lịch trình mà họ thích nhất. Ví dụ, 20% số người xếp lịch trình B hạng cao nhất đã xếp lịch trình A hạng thấp nhất. Từ bảng này, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn người được hỏi xếp lịch trình C thấp nhất bất kể lịch trình mà họ thích là lịch trình nào. Trong cả bốn lịch trình, có ít người xếp lịch trình B ở vị trí cuối cùng nhất. Về tổng thể, hầu hết nông dân xếp lịch trình C ở vị trí thấp nhất, do lịch trình này không bồi thường tổn thất trước 20 ngày.
Bảng 20: Lịch trình được thích nhất vs. không được thích nhất
Bảng 21 tìm ra thay đổi trong xác suất mà người tham gia sẽ mua bảo hiểm khi hợp đồng hiện trạng, với phí bảo hiểm 10%, tiến độ bồi thường A, khấu trừ 30% và đền bù cải tạo ao 0%, được thay đổi theo từng thành tố. Các hệ số trong cột đầu tiên chỉ ra sự thay đổi, cột 2 mô tả sai số. Cột 3 và 4 cho thấy mức độ ý nghĩa thống kê.
Từ bảng này, chúng ta có thể thấy rõ ràng khả năng mua bảo hiểm giảm như thế nào khi phí bảo hiểm tăng (xác suất mua bảo hiểm giảm 6,7% khi phí bảo hiểm tăng lên 12,5%, cho đến mức giảm gần 20% khi phí bảo hiểm tăng lên 17,5%). Tuy nhiên, những số liệu này cần được hiểu trong một bối cảnh rộng hơn. Người nông dân phản ứng nhiều hơn với sự thay đổi trong tỷ lệ khấu trừ, nhiều hơn so với sự thay đổi trong phí bảo hiểm. Trong thực nghiệm này, việc giảm tỷ lệ khấu trừ xuống đến 20% đã dẫn đến 33% gia tăng trong việc mua bảo hiểm. Hơn nữa chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng sự gia tăng trong tỷ lệ mua bảo hiểm đến từ việc được đền bù chi phí cải tạo ao cao hơn so với mức giảm trong tỷ lệ mua bảo hiểm đến từ việc tăng phí bảo hiểm. Nếu được đền bù 50% chi phí cải tạo ao, tỷ lệ người nông dân sẵn sàng mua bảo hiểm sẽ tăng lên 34%.
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng lịch trình B là lịch trình bồi thường duy nhất được ưa thích hơn lịch trình A. Nếu lịch trình B được sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm thay vì lịch trình A, tỷ lệ người nông dân sẵn sàng mua bảo hiểm tăng lên 22%.
Không được thích nhất Được thích nhất A B C D A 0% 21% 39% 39% B 20% 0% 44% 36% C 39% 20% 0% 41% D 36% 20% 44% 0%
Bảng 21: Tổng quan thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm Coefficient (1) Std. Err.(2) (3)z P>|z|(4) Thay đổi tỷ lệ phí Phí BH giảm xuống 7.5% 0,067 (0,015) 4,57 0 Phí BH tăng lên 12.5% -0,067 (0,015) -4,57 0 Phí BH tăng lên 15% -0,133 (0,029) -4,61 0 Phí BH tăng lên 17.5% -0,197 (0,042) -4,68 0
Thay đổi mức khấu trừ
Giảm xuống 20% 0,328 (0,044) 7,44 0
Tăng lên 40% -0,206 (0,062) -3,3 0,001
Thay đổi đền bù cải tạo ao
Đền bù chi phí cải tạo ao 50% 0,339 (0,052) 6,54 0
Đền bù chi phí cải tạo ao 100% 0,620 (0,046) 13,59 0
Thay đổi lịch trình đền bù Đổi sang lịch trình B 0,221 (0,058) 3,81 0 Đổi sang lịch trình C -0,161 (0,055) -2,9 0,004 Đổi sang lịch trình D -0,163 (0,051) -3,17 0,002 Tiện ích của BH (1) SD(2) Phí bảo hiểm (N VND) -0.0002*** (0.0000) Lịch trình bồi thường B 0.4502*** (0.1221) Lịch trình bồi thường C -0.3246*** (0.1137) Lịch trình bồi thường D -0.3288*** (0.1055) Mức khấu trừ 20% 0.6812*** (0.0987) Mức khấu trừ 40% -0.4170*** (0.1302)
Đền bù chi phí cải tạo đầm 50% 0.7063*** (0.1172)
Đền bù chi phí cải tạo đầm 100% 1.4491*** (0.1480)
Constant 0.0821 (0.0840)
Tổng số 4,368
Ghi chú: Biến phụ thuộc: Tiện ích của BH. Các hệ số cho thấy những thay đổi trong tiện ích khi có những thay đổi trong hợp đồng BH chuẩn với phí bảo hiểm 10% = 2.920.000 đồng, tiến độ bồi thường A, khấu trừ 30% và tỷ lệ đền bù chi phí cải tạo ao là 0%.
Để bổ sung thêm cho việc phân tích sở thích của nông dân đối với các chương trình bảo hiểm khác nhau, chúng tôi chuyển phương thức tính toán, từ việc tìm sự thay đổi trong xác suất mua bảo hiểm sang tìm sự thay đổi trong mức độ hài lòng (utility) của nông dân, dựa trên các biến. Giả sử một mức độ hài lòng ban đầu với chương trình bảo hiểm cơ bản như mô tả ở trên, cột 1 trong Bảng 22 cho thấy những thay đổi trong sự hài lòng của người nông dân so với mức ban đầu. Chúng ta có thể thấy rằng nếu phí bảo hiểm tăng lên 1000 đồng, sự hài lòng (utility) của người nông dân giảm 0.002. Một lần nữa, từ đây chúng ta có thể rút ra kết luận rằng mức độ hài lòng của người nông dân có thể được tăng lên ngay cả khi phí bảo hiểm tăng, nếu như các lợi ích khác như đền bù chi phí cải tạo ao được thêm vào.
Bảng 22: Tác động của các thành tố bảo hiểm lên mức độ hài lòng của người nông dân22
22 Số lượng mẫu này xuất phát từ thực tế là chúng ta có một lựa chọn cho mỗi khả năng, tức là 6 lựa chọn giữa 2 khả năng khác nhau = 12 người tham gia = 12 x 364 = 4368