Những bài học từ nuôi tôm rừng hữu cơ

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 74 - 82)

7. Khuyến nghị

7.5. Những bài học từ nuôi tôm rừng hữu cơ

Tổng hợp lại những hiểu biết đã đạt được thông qua cuộc khảo sát với người nông dân nuôi tôm công nghiệp và những tín hiệu tích cực từ việc chứng nhận nuôi tôm rừng quảng canh hữu cơ, chúng ta có thể rút ra được một số kết luận về việc làm thế nào để tăng lợi ích của bảo hiểm tôm công nghiệp cho người nông dân, giải quyết một số vấn đề bất cập đã được đề cập như (i) tình trạng thiếu nhân lực của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, (ii) sai lầm quản lý trong việc xử lý ao dẫn đến mất mùa, và (iii) khó khăn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào (ví dụ như hoá chất và con giống) có chất lượng.

Từ những dấu hiệu cho thấy tác động tích cực của các buổi tập huấn bổ sung tổ chức bởi cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ (SNV), chúng tôi tin rằng công ty bảo hiểm nên bao gồm các khoá đào tạo bắt buộc vào trong hợp đồng bảo hiểm. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện các quy định mới đồng thời giảm thiểu thời gian thông tin liên lạc giữa các bên. Hơn nữa, người nông dân cũng có thể học được phương thức tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh và xử lý ao đầm sau khi mất mùa. Cuối cùng, người nông dân sẽ có cơ hội để thiết lập mối quan hệ với những nông dân khác, tạo điều kiện giúp họ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Do Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản không có đủ nguồn nhân lực để có thể giám sát một cách hiệu quả nỗ lực và phương pháp quản lý ao của người nông dân, công ty bảo hiểm cần xây dựng một mạng lưới các trại giống, công ty chế biến và đại lý phân phối thức ăn/hoá chất, từ đó giảm tải khối lượng công việc giám sát và vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Công ty bảo hiểm cần phải xác định và chứng nhận chính thức một danh sách các đối tác mà họ có thể tin tưởng để cung cấp con giống và hoá chất có chất lượng. Người nông dân có thể được đảm bảo việc chi trả bồi thường nhanh chóng nếu họ có thể chứng minh được họ đã mua nguyên liệu từ những nguồn này. Đây sẽ là một tình huống có lợi cho cả hai bên, trong đó người nông dân có thể tiếp cận nguồn cung nguyên liệu đầu vào chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro mất mùa, đồng thời công ty bảo hiểm có thể giảm thiểu thiệt hại và chi phí để duy trì hoạt động.

Bằng việc hợp tác với các công ty chế biến được chỉ định (hoặc người trung gian), nhà cung cấp bảo hiểm, thêm vào đó, còn có thể đảm bảo rằng những công ty này sẽ kiểm tra chất lượng của tôm. Từ đó, công ty bảo hiểm có thể theo dõi sản phẩm thu hoạch được của người nông dân theo một cách hiệu quả nhất. Cùng lúc đó, công ty chế biến cũng sẽ tin tưởng hơn về chất lượng tôm thu hoạch của những người nông dân có bảo hiểm vì họ biết chất lượng và nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào của các vụ tôm này. Dù cho người nông dân có thể bị hạn chế trong việc tìm người cung cấp đủ tiêu chuẩn, họ vẫn sẽ được hưởng lợi nhiều từ điều này thông qua việc được đảm bảo bồi thường khi mất mùa, cũng như đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch.

Tài liệu tham khảo

Arnott, R. & Stiglitz, J. E. (1991), ‘Moral Hazard and Nonmarket Institutions: Dysfunctional Crowding Out of Peer Monitoring?’, The American Economic Review 81(1), pp. 179-190.

Barr, A.; Dekker, M. & Fafchamps, M. (2012), ‘Who Shares Risk with Whom under Different Enforcement Mechanisms?’, Economic Development and Cultural Change 60(4), 677 - 706.

Becker, G. M.; DeGroot, M. H. & Marschak, J. (1964), ‘Measuring utility by a single-response sequential method’, Behavioural Science 9(3), 226--232.

Cardenas, J. C., & Carpenter, J. (2008): Behavioral development economics: Lessons from field labs in the developing world, Journal of Development Studies, 44(3), pp. 311‐338

Carpenter, J.P., Harrison, G.W., List, J.A. (2005): Field experiments in economics: an introduction. – In: Carpenter, J.P., Harrison, G.W., List, J.A. (eds.): Field experiments in economics. Research in experimental economics 10: 1-15. New York: Elsevier Science.

Carpenter, Jeffrey, Eric Verhoogen, and Stephen Burks (2005): ‘The Effect of Stakes in Distribution Experiments.’ Economics Letters, 86(3), pp. 393-98

Censkowsky, U. (2014), ‘Demand for certified and non-certified shrimp products from Vietnam with special reference to Ca Mau Province’. ICMP/CCCEP, GIZ Vietnam.

Chandrasekhar, A.; Kinnan, C. & Larreguy, H. (2013), ‘Can networks substitute for contracts? Evidence from a lab experiment in the field’, Working paper.

Coate, S. & Ravallion, M. (1993), ‘Reciprocity without commitment: Characterization and performance of informal insurance arrangements’, Journal of Development Economics 40(1), 1 - 24.

Cole, S. A.; Sampson, T. & Zia, B. (2010), ‘Prices or knowledge? What drives demand for financial services in emerging markets?’, Journal of Finance, Forthcoming.

Cole, S.; Gin?, X.; Tobacman, J.; Topalova, P.; Townsend, R. & Vickery, J. (2013), ‘Barriers to Household Risk Management: Evidence from India’, American Economic Journal: Applied Economics 5(1), 104-35. Croson R., Gächter S. (2010): ‘The science of experimental economics’, Journal of Economic Behavior and Organization, 73, 122–13.

De Janvry, A.; Dequiedt, V. & Sadoulet, E. (2014), ‘The demand for insurance against common shocks ‘, Journal of Development Economics 106(0), 227 - 238.

Eswaran, M. & Kotwal, A. (1989), ‘Credit as insurance in agrarian economies’, Journal of Development Economics 31, 37-53.

Fehr, E. and K. M. Schmidt, (1999) “A Theory of Fairness, Competition and Cooperation”, Quarterly Journal of Economics, 114, pp. 817-868.

Fischer, G. (2013), ‘Contract Structure, Risk-Sharing, and Investment Choice’, Econometrica 81(3), 883-- 939.

Gächter, S. (2009): Improvements and future challenges for the research infrastructure in the field “experimental economics” – Working paper series of the council for social and economic data No. 56. Berlin: RatSWD.

Gächter, S. (2009): ‘Improvements and future challenges for the research infrastructure in the field “Experimental Economics”. RatSWD Working Paper No. 56. Berlin.

Giné, X.; Townsend, R. & Vickery, J. (2008), ‘Patterns of rainfall insurance participation in rural India’, World Bank Economic Review 22(3), 539?566.

Harrison, G.W., List, J.A. (2004): ‘Field experiments’, Journal of Economic Literature 42(4): 1013-1059. Harrison, Glenn W. & John A. List (2004): ‘Field Experiments’, Journal of Economic Literature, 42(4), pp. 1009-55.

Hill, R. V. & Viceisza, A. (2012), ‘A field experiment on the impact of weather shocks and insurance on risky investment’, Experimental Economics 15, 341-371.

Janssens, W. & Kramer, B. (2014), ‘The social dilemma of microinsurance - A framed field experiment on free-riding and coordination in microcredit groups’, Working paper.

Kagel, J.H., Roth, A.E. (1997) (eds.): The handbook of experimental economics. - Princeton: Princeton University Press.

Karlan, D.; Osei, R.; Osei-Akoto, I. & Udry, C. (2014), ‘Agricultural Decisions after Relaxing Credit and Risk Constraints*’, The Quarterly Journal of Economics.

Kocherlakota, N. R. (1996), ‘Implications of Efficient Risk Sharing without Commitment’, The Review of Economic Studies 63(4), 595-609.

Landmann, A.; Vollan, B. & Frölich, M. (2012), ‘Insurance versus savings for the poor: Why one should offer either both or none’, working paper.

Ligon, E. & Schechter, L. (2012), ‘Motives for sharing in social networks ‘, Journal of Development Economics 99(1), 13 - 26.

Ligon, E.; Thomas, J. P. & Worrall, T. (2002), ‘Informal Insurance Arrangements with Limited Commitment: Theory and Evidence from Village Economies’, Review of Economic Studies 69(1), 209-244.

Mobarak, A. M. & Rosenzweig, M. (2012), ‘Selling formal insurance to the informally insured’, Working paper.

Rosenzweig, M. R. & Wolpin, K. I. (1993), ‘Credit market constraints, consumption smoothing, and the accumulation of durable production assets in low-income countries: Investment in bullocks in India.’, Journal of Political Economy 101(2), 223 - 244.

Smith, V. L. (1962): ‘An Experimental Study of Competitive Market Behavior’, The Journal of Political Economy, 70(2), pp. 111-137.

Phụ lục

1. Tiến trình dự án

Bảng 1: Tiến trình dự án

2. Đặc điểm ao đầm

Bảng 2: Đặc điểm ao

Thời gian Giai đoạn Mô tả

8-14/01/2014 Giai đoạn 1 Điều tra thực địa sơ bộ

25/02- 09/03 Giai đoạn 2 Khảo sát tại hộ

31/03 – 13/04 Giai đoạn 3 Thực nghiệm kinh tế

18-20/04/2014 Giai đoạn 4 Phỏng vấn định tính với nông dân

nuôi tôm quảng canh

Quảng canh

Ao 1 Ao 2 Ao 3

Mean SD Mean SD Mean SD

Diện tích ao 5.97 (4.23) 11.6 (8.27) 12.1 (8.54) Loại tôm 1.83 (0.41) 1.91 (0.28) -12.9 (99.6) Bảo hiểm 0 (0) 0 (0) 0 (0) Cải tạo ao 1 (0) 0.79 (0.41) 0.82 (0.39) Mất mùa vụ trước 0.33 (0.58) 0.3 (0.47) 0.49 (0.51) Mật độ 7.5 (11.04) 9.22 (16.9) 7.09 (11.2) Tôm bệnh 0 (0) 0.18 (0.39) 0.16 (0.37) Ngày tôm chết (-) (-) 43.3 (15.1) 46.4 (21.5) Thu hồi vốn (-) (-) 0.5 (0.55) 0.86 (0.38) Thâm canh Ao 1 Ao 2 Ao 3

Mean SD Mean SD Mean SD

Diện tích ao 2.65 (1.67) 2.47 (1.24) 2.61 (1.71) Loại tôm 1.29 (0.45) 1.31 (0.46) 1.26 (0.44) Bảo hiểm 0.065 (0.25) 0.05 (0.23) 0.05 (0.22) Cải tạo ao 0.98 (0.12) 0.99 (0.08) 0.98 (0.12) Mất mùa vụ trước 0.56 (0.496) 0.53 (0.5) 0.49 (0.5) Mật độ 56.4 (29.1) 56.7 (29.3) 59.4 (29.7) Tôm bệnh 0.43 (0.5) 0.36 (0.48) 0.35 (0.48) Ngày tôm chết 43.7 (20.5) 44.5 (20.8) 41.5 (17.7) Thu hồi vốn 0.72 (0.45) 0.72 (0.45) 0.73 (0.45)

3. Mức độ hài lòng với chương trình bảo hiểm

Bảng 3: Lợi ích và vấn đề với chương trình bảo hiểm

Bảng 4: Lý do không mua tiếp bảo hiểm

Lợi ích và vấn đề của bảo hiểm

Frequency Percent

Lợi ích

Tái đầu tư vụ tới 141 84.43

Giảm rủi ro 15 8.98

Bồi thường thiệt hại 8 4.79

Khác 3 1.8 Tổng 167 100.00 Vấn đề Chi trả chậm 57 40.1 Đền bù thấp/giảm trừ cao 49 34.5 Không tôn trọng hợp đồng 16 11.27

Không chi trả bồi thường 7 4.93

Không tin công ty bảo hiểm 4 2.82

Phí bảo hiểm cao 2 1.41

Khác 7 4.93

Tổng 142 100.00

Frequency Percent Lý do không mua tiếp bảo hiểm

Bảo hiểm không bán nữa 67 62.62

Thiếu thông tin để mua 1 0.93

Không được chi trả bồi thường 11 10.28

Bồi thường thấp/giảm trừ cao 9 8.41

Chậm chi trả bồi thường 9 8.41

Không tin tưởng công ty bảo hiểm 7 6.54

Phí bảo hiểm cao 1 0.93

Bảng 5: Lý do chưa bao giờ mua bảo hiểm

Lý do chưa bao giờ mua bảo hiểm Frequency Percent

Bảo hiểm không bán nữa 71 32.13

Không có thông tin về bảo hiểm 16 7.24

Không đủ tiêu chuẩn để mua 9 4.07

Bảo hiểm có tiếng xấu 37 16.74

Không cần bảo hiểm 21 9.5

Không thích nội dung hợp đồng 16 7.24

Phí bảo hiểm qúa cao 15 6.79

Bồi thường thấp 10 4.52

Luôn tin rằng sẽ thắng vụ 10 4.52

Tin rằng mua bảo hiểm là điềm xấu 5 2.26

Chi trả chậm trễ 4 1.81

Khác 7 3.17

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)