Thực nghiệm đầu tư

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 35 - 37)

4. Phương pháp luận

4.2.1. Thực nghiệm đầu tư

Các buổi thực nghiệm đều được bắt đầu với thực nghiệm đầu tư để tìm hiểu 1. Quyết định đầu tư và chấp nhận rủi ro với các mức độ bảo hiểm khác nhau. 2. Tương tác giữa bảo hiểm chính thức và không chính thức.

3. Định giá bảo hiểm theo mức sẵn sàng chi trả cho hợp đồng bảo hiểm.

Thực nghiệm này dựa trên một quyết định đầu tư trong đó nông dân có thể lựa chọn để đầu tư vốn ban đầu (10 đơn vị) vào tôm xanh hoặc tôm tím12 với chi phí 1 đơn vị mỗi con tôm. Xác suất tôm bị bệnh là 50%. Một con tôm bệnh sẽ ảnh hưởng tới tất cả các con tôm, cả xanh và tím như nhau, do đó chỉ có hai khả năng hoặc là tất cả tôm đều khỏe mạnh hoặc tất cả đều bệnh. Sự khác biệt duy nhất giữa tôm xanh và tôm tím nằm ở sự tương tác với bệnh dịch của tôm, trong đó mỗi đơn vị đầu tư vào tôm xanh thu được 9 đơn vị trong trường hợp tôm không bệnh và 8 đơn vị nếu tôm bị bệnh. Thu hoạch thành công của tôm tím mang lại lợi nhuận 20 đơn vị, trong khi đó nếu bệnh tôm tím sẽ thiệt hại toàn bộ (thu về 0 đơn vị). Xét về khía cạnh này, tôm xanh đại diện cho một cơ hội đầu tư tương đối an toàn không bị ảnh hưởng bởi rủi ro (bệnh dịch) và tôm tím đại diện cho một cơ hội đầu tư mạo hiểm dễ bị ảnh hưởng bởi sốc ngoại lai.

Trong thực nghiệm này, đầu tư vào các tài sản rủi ro (tôm tím) được thiết kế để tối ưu hoá lợi ích xã hội (so sánh Fischer 2013), có nghĩa là lợi nhuận đầu tư tương đối cao và do đó sẽ có lợi cho người nông dân. Điều này dựa vào thực tế là đầu tư nông nghiệp ở các nước đang phát triển có một đặc trưng là thích đầu tư một chút vào các ngành sản xuất có nguy cơ cao và năng suất cao, hơn là chấp nhận rủi ro trên diện rộng. Quyết định đầu tư cơ bản như mô tả trên đây được dùng như là quyết định chuẩn cho sở thích rủi ro của nông dân.

Tiếp theo chúng tôi mở rộng thực nghiệm cơ bản này với các tình huống bảo hiểm khác nhau (xem tổng quan tại Bảng 17). Mỗi người nông dân đầu tiên đưa ra quyết định đầu tư mà không có bảo hiểm (tôm

12 Mặc dù một số nông dân gọi tôm xanh và tôm tím là tôm sú và thẻ, nhóm nghiên cứu và các phỏng vấn viên luôn nhấn mạnh rằng các thông tin tại đây chỉ là giả tưởng và không có liên hệ nào với cuộc sống thực. Mục đích của việc này là để tìm ra những thông tin chung về thái độ đối với rủi ro và đầu tư của người nông dân, thay vì tìm ra sở thích cụ thể của họ đối với tôm sú và tôm thẻ, gây khó khăn trong việc xác định mức độ rủi ro họ đặt vào cả hai loại.

tím mang lại thu nhập 0 hoặc 20 đơn vị). Sau đó, chúng tôi giới thiệu các mức độ bảo hiểm khác nhau.13 Như sẽ được giải thích chi tiết dưới đây, chúng tôi lặp lại các quyết định đầu tư này trong trường hợp chia sẻ rủi ro không chính thức, khi đó hai người nông dân phải gộp chung quyết định đầu tư của họ lại và chia sẻ đều nhau kết quả nhận được.

Với các tình huống khác nhau này, chúng tôi có thể phân tích những tác động của bảo hiểm chính thức và không chính thức đối với hành vi đầu tư. Hơn nữa, chúng tôi có thể xác định xem liệu việc kết hợp bảo hiểm chính thức và không chính thức có thể làm tăng phúc lợi xã hội hay không.

Chúng tôi luôn tránh sử dụng cụm từ “bảo hiểm” trong tất cả các thực nghiệm do muốn tránh ác cảm của người nông dân, vốn xuất hiện khá rõ ràng trong các khảo sát sơ bộ. Đối với việc nuôi tôm, việc mua bảo hiểm có nghĩa là thu nhập từ nuôi tôm sẽ thấp hơn nếu tôm không bị bệnh (do phải trả phí bảo hiểm) và thu nhập sẽ cao hơn trong trường hợp tôm bị bệnh (do được bồi thường). Chúng tôi tạo nên một mô hình bảo hiểm rất đơn giản trong đó bảo hiểm dẫn đến thu hoạch thấp hơn trong trường hợp không bệnh và thu hoạch cao hơn trong trường hợp bệnh (so với các trò chơi cơ sở).

Đối với các quyết định đầu tư, nông dân có thể dành của cải ban đầu của họ (10 đơn vị) để đầu tư vào tôm an toàn (tôm xanh) và tôm rủi ro (tôm tím). Có hai khả năng có thể xảy ra:

1. Tôm bị bệnh với xác suất 50%. 2. Tôm không bị bệnh.

Trong khi kết quả trong cả hai trường hợp của tôm xanh khá giống (tức là loại tôm này không dễ bị bệnh), tôm tím lại rất dễ bị bệnh. Tôm tím mang lại năng suất cao nếu khỏe mạnh và mất mùa hoàn toàn nếu bị bệnh. Điều này có nghĩa là, bảo hiểm chỉ bảo toàn các khoản đầu tư cho tôm tím mà thôi. Thông qua việc giới thiệu các mức độ bảo hiểm khác nhau chúng tôi có thể phân tích sự thay đổi trong hành vi đầu tư giữa hai loại tôm, tạo nên bởi sự thay đổi trong phạm vi bảo hiểm.

Bảng dưới đây mô tả cách bảo hiểm thay đổi việc thu hoạch tôm tím:

Bảng 5: Cơ cấu lợi nhuận thu được dựa trên các chương trình bảo hiểm thực nghiệm

13 Do ác cảm lớn đối với các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, tất cả các người phỏng vấn đều tránh sử dụng thuật ngữ “bảo hiểm”.

Quyết định đầu tư Số tôm tím thu hoạch được – không bệnh Số tôm tím thu hoạch được – có bệnh

Không bảo hiểm (trường hợp cơ

bản) 20 0

Mức độ bảo hiểm thấp 17 3

Mức độ bảo hiểm trung bình 15 5

Trong khi giá trị dự kiến của tôm tím không đổi, bảo hiểm giúp làm giảm phương sai của tôm màu tím, một tài sản đầu tư mạo hiểm. Bằng cách này, chúng tôi mô hình hóa đặc điểm cơ bản của bảo hiểm mà không đề cập đến từ “bảo hiểm” và không làm phức tạp thực nghiệm của mình với các tính toán về phí bảo hiểm và bảng tỷ lệ bồi thường. Thay vào đó, chúng tôi chỉ tập trung vào các quyết định đầu tư của người nông dân và sở thích của họ.

Lý do chúng tôi nghiên cứu về những thay đổi trong thái độ rủi ro với các phạm vi bảo hiểm khác nhau là vì “rủi ro đạo đức”. Khi được bảo hiểm đầy đủ, hoặc không tự bảo hiểm, người nông dân không chịu rủi ro từ các khoản đầu tư của mình và do đó họ có thể cảm thấy được khuyến khích để chấp nhận nhiều rủi ro hơn (rủi ro đạo đức). Trái lại, khi không được bảo hiểm hoặc tự bảo hiểm, mức độ chấp nhận rủi ro của người nông dân sẽ thấp hơn và họ phải chịu nhiêu rủi ro hơn. Để phân tích rủi ro đạo đức trong hành vi chấp nhận rủi ro, chúng tôi thiết kế các tình huống nhỏ hơn trong đó chúng tôi thay đổi mức độ tự bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm từ mức hoàn toàn tự bảo hiểm đến gần như hoàn toàn được bảo hiểm. Như đã đề cập trong tổng quan lý thuyết phía trên, bảo hiểm không chính thức có thể tương tác với các hợp đồng bảo hiểm chính thức. Một mặt, điều này làm giảm mức độ tự bảo hiểm (tự chịu trách nhiệm của nông dân) và do đó có thể làm gia tăng rủi ro đạo đức. Mặt khác, điều này cũng có thể làm giảm mức độ sẵn sàng để mua bảo hiểm chính thức. Trong trường hợp không phải ai trong nhóm chia sẻ rủi ro cũng mua bảo hiểm, những người tham gia bảo hiểm có thể sẽ phải hỗ trợ các thành viên không sở hữu bảo hiểm trong nhóm của họ, những người đang ngồi không hưởng lợi từ việc mua bảo hiểm của ngươi khác.

Để nghiên cứu tính tương tác giữa bảo hiểm chính thức và không chính thức, chúng tôi đưa chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia vào các tình huống thực nghiệm và lặp lại các quyết định đầu tư đã nêu ở trên. Liên quan đến việc gia tăng phạm vi thiệt hại cá nhân và khả năng rủi ro đạo đức, có thể có hai ảnh hưởng. Trước hết, rủi ro đạo đức hoặc việc chấp nhận rủi ro có thể tăng lên do với việc chia sẻ rủi ro, mức độ bảo hiểm tổng thể sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến việc nông dân sẽ có thể liều lĩnh hơn do họ phải chịu chi phí ít hơn từ các hành động mạo hiểm của họ. Thứ hai, rủi ro đạo đức có thể được giảm thiểu nếu người nông dân không lợi dụng các hình thức bảo hiểm không chính thức và hành động liều lĩnh hơn. Để thực hiện việc chia sẻ rủi ro, người tham gia được kết hợp một cách ngẫu nhiên theo cặp và thu nhập của họ được gộp lại hoàn toàn. Danh tính và các lựa chọn của người chơi không được tiết lộ và tổng thu nhập từ kết quả của cả hai người sẽ được cộng lại và chia đều.

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)