Lịch trình bồi thường

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 73 - 74)

7. Khuyến nghị

7.3. Lịch trình bồi thường

Như đã được đề cập đến trong Mục 2.3, cả hai lịch trình bồi thường được đưa ra trong các QĐ 3035 và 1042 đều chưa đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Xác suất mất mùa được tính toán trong hai quyết định đã được chứng minh hoặc là qua thấp hoặc là quá cao nếu so với nguy cơ mất mùa thực tế được tính toán qua kết quả khoả sát. Do vậy, công ty bảo hiểm cần nghiên cứu nhiều hơn số liệu mất mùa thực tế dài hạn để có thể thay đổi các tỷ lệ này.

Kết quả từ các buổi thực nghiệm cũng cho thấy rằng người nông dân có mức độ sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm khá cao, đến từ việc phần lớn trong số họ rất sợ rủi ro trong khi đó việc nuôi tôm lại có nhiều nguy cơ không lường trước được. Dựa trên các kết quả này, chúng tôi khuyến nghị việc tăng phí bảo hiểm thay vì hạ tỷ lệ bồi thường. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc giám sát các trường hợp mất mùa cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn, và việc bồi thường cho người nông dân cũng phải được thực hiện theo đúng tiến độ. Các ý tưởng để thực hiện điều này đã được nêu ra trong các mục trước. Nhìn chung, người nông dân mong muốn được đền bù cao hơn vào giai đoạn đầu của mùa vụ, hơn là giai đoạn sau, khi mà nguy cơ mất mùa đã giảm xuống và tôm đã đủ lớn để họ có thể bán. Hơn thế nữa, chúng tôi tin rằng phạm vi bảo hiểm nên bao gồm cả việc chi trả cho chi phí cải tạo đầm sau khi mất mùa. Điều này sẽ giúp đảm bảo việc người dân xử lý ao đầm của mình theo đúng quy trình hướng dẫn, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho tôm và mang đến lợi ích cho toàn vùng. Tuy nhiên, tăng phạm vi bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ rủi ro đạo đức, vì thế việc phối hợp giám sát thực hiện bảo hiểm giữa các tổ chức cá nhân liên quan là vô cùng cần thiết. Như cũng đã đề cập đến ở trên, chúng tôi cho rằng việc hợp tác với các HTX nông dân hiện tại là một giải pháp tốt, có chi phí thấp, cho vấn đề nêu trên.

Kết quả của thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm (DCE) cho thấy rằng mức độ hài lòng đối với bảo hiểm của người nông dân có sự phản ứng mạnh mẽ với thay đổi về tỷ lệ giảm trừ và mức đền bù chi phí cải tạo ao đầm, hơn là khi so với thay đổi trong phí bảo hiểm. Điều đó cũng có nghĩa là, sự sụt giảm trong mức độ hài lòng của người nông dân khi phí bảo hiểm tăng lên hoàn toàn có thể bù đắp được bằng việc đưa thêm vào hợp đồng bảo hiểm những lợi ích khác (như đền bù thêm chi phí cải tạo ao) hoặc giảm mức khấu trừ. Điều này xảy ra có thể là do người nông dân luôn muốn có được nhiều lợi ích hơn, và họ cũng cho rằng việc có phạm vi bảo hiểm lớn hơn đồng nghĩa với việc được hưởng lợi nhiều hơn. Nông dân không phản ứng mạnh mẽ với việc tăng phí bảo hiểm có thể là do họ coi đó là chi phí cố định cần được đầu tư, và vì thế họ sẽ vẫn tiếp tục mua.

Chúng ta cũng nên xem xét việc đưa ra các hợp đồng bảo hiểm linh hoạt dựa trên một hệ thống mô- đun để từ đó người nông dân có thể chọn một hợp đồng đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng chi trả tăng cao hơn từ việc đền bù chi phí cải tạo và giảm tỷ lệ khấu trừ, so với từ phí bảo hiểm, tức là nông dân có thể mua bảo hiểm bổ sung cho chi phí cải tạo ao hoặc thương lượng một khoản khấu trừ thấp hơn bằng việc trả phí bảo hiểm cao hơn. Dù trong trường hợp nào, chúng tôi cũng muốn đưa thêm nhiều lợi ích hơn nữa vào hợp đồng bảo hiểm, ví dụ như tập huấn bổ sung.

Mặc dù trong các thực nghiệm, phần lớn nông dân muốn được bảo hiểm chi trả trong trường hợp tôm chết vào giai đoạn đầu của chu kì canh tác (khoảng 10 ngày sau khi thả giống), chúng tôi không khuyến khích việc chi trả đền bù trong giai đoạn này do có nhiều nguy cơ về rủi ro đạo đức.

Với những thông tin thu nhận được về lợi ích của Hợp tác xã, chúng tôi tin rằng sẽ là hợp lý nếu chúng ta có thể tiến hành thử nghiệm và kiểm tra tính khả thi của việc bảo hiểm theo nhóm, thông qua sự quản

lý của uỷ ban Hợp tác xã. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí giám sát, đồng thời nâng cao khả năng thu thập thông tin góp phần tăng hiệu quả bảo hiểm.

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)