4. Phương pháp luận
4.1.2. Nuôi tôm quảng canh rừng ngập mặn
Phỏng vấn định tính với người nuôi tôm quảng canh nhằm sản xuất tôm hữu cơ giúp bổ sung thêm một chiều nghiên cứu mới. Mục tiêu của giai đoạn cuối cùng này gồm hai phần: đầu tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu về khả năng để mở rộng chương trình bảo hiểm ra một phạm vi rộng hơn, có nhiều đối tượng hưởng lợi hơn. Thứ hai, bằng cách học hỏi kinh nghiệm về quá trình cấp giấy chứng nhận canh tác hữu cơ, chúng tôi hy vọng rút ra kết luận về khả năng mở rộng nuôi tôm hữu cơ trong khu vực, từ đó góp phần vào sự
1. Đa dạng hóa các ngành công nghiệp tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và 2. Phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau.
Để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn định tính với các đơn vị quản lý lâm nghiệp rừng Kiến Vàng và rừng Nhưng Miên cũng như Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Viên An Đông. Tiếp đó, chúng tôi phỏng vấn tám nông dân tại hộ gia đình, trong đó có bốn hộ đã nhận được chứng chỉ nuôi tôm hữu cơ và bốn hộ đang trong quá trình xin chứng chỉ. Do vị trí địa lý của các hộ gia đình và hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi không thể lựa chọn người được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là, các kết quả rút ra chịu rủi ro về sự thiên lệch trong lựa chọn do chúng tôi chỉ có thể hiểu được một phần nhỏ của vấn đề từ một bộ phận người nuôi tôm và những người này có thể khác biệt đáng kể so với một người nuôi tôm rừng bình thường.
Với việc lựa chọn không ngẫu nhiên, cùng số lượng mẫu quá nhỏ trong giai đoạn này, chúng tôi không thể đưa ra các kết luận chung mà chỉ có thể làm nổi bật những tiềm năng và thách thức xuất phát từ những gì chúng tôi đã tìm hiểu được từ các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một định hướng cho các cuộc khảo sát trong tương lai.