Đặc điểm hành vi của người nông dân: Tin cậy, Đoàn kết và Rủi ro

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 53 - 55)

5. Kết quả

5.1.5. Đặc điểm hành vi của người nông dân: Tin cậy, Đoàn kết và Rủi ro

Nhìn chung ta có thể nói rằng nếu sự tin tưởng và tính đoàn kết trong một cộng đồng càng cao thì khả năng quản lý của các tổ chức, thể chế càng có hiệu quả. Do bảo hiểm luôn luôn hàm chứa trong nó nguy cơ khuyến khích các hành vi cơ hội (rủi ro đạo đức), việc có được một hiểu biết rõ ràng về đặc điểm hành vi cá nhân của khách hàng tiềm năng sẽ là rất quan trọng. Trong cuộc khảo sát, chúng tôi có sử dụng các câu hỏi từ General Social Survey, một khảo sát xã hội chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để đánh gía mức độ chung của sự tin tưởng. Khi được hỏi liệu nông dân có tin rằng nhìn chung người xung quanh có đáng tin cậy không, 90% đồng ý. Chỉ có 10% nông dân tin rằng cẩn thận không bao giờ là thừa khi đối phó với người xung quanh. Một tỷ lệ thậm chí còn cao hơn (93%) nông dân tin rằng nhìn chung những người xung quanh sẽ hành xử một cách công bằng và không lợi dụng người khác khi có cơ hội và 96% nông dân tin rằng người xung quanh sẽ giúp đỡ mình nếu cần chứ không hành xử ích kỷ. Thông qua thực nghiệm Lợi ích công (PGG), như đã được giải thích trong phần phương pháp luận, chúng tôi có thể định lượng mức sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng của người nông dân. Người tham gia nhận được một số tiền là 100.000 đồng, sau đó họ có thể đóng góp theo bội số 20.000 đồng vào một “tài khoản” chung với một người cùng chơi không rõ danh tính. Đối với mỗi 20.000 đồng hai người nông dân đóng góp, chúng tôi thêm vào 10.000 đồng. Tổng số tiền đóng góp sau đó được chia đều cho hai người.

Do người cùng chơi không thể biết được số tiền đóng góp của nhau, người chơi có thể dễ dàng lợi dụng điều này bằng cách không đóng góp bất cứ đồng nào, đồng thời hy vọng người cùng chơi sẽ đóng góp vào quỹ chung. Hình 11 cho chúng ta thấy mức đóng góp dự kiến (nông dân đoán xem người cùng chơi sẽ đóng góp bao nhiêu) và mức đóng góp thực sự của người nông dân. Trung bình người nông dân đóng góp gần 50% số tiền họ có, cụ thể là 48.130 đồng. Họ dự đoán người cùng chơi sẽ đóng góp thấp hơn một chút, chính xác là 40.821 đồng. Điều này cho thấy, người được hỏi thường sẵn sàng đóng góp tài sản riêng vì lợi ích chung của cộng đồng và thậm chí còn sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn so với đóng góp (dự kiến) của người cùng chơi.

Hình 11: Đóng góp thực tế và kỳ vọng trong PGG Phần tr ăm Đóng góp ( ngàn VND) 0 20 40 60 80 100 40 30 20 10 0 Thực tế Kỳ vọng

Thông qua các câu hỏi giả định về việc người nông dân sẵn sàng đóng góp bao nhiêu nếu họ biết số tiền đóng góp của người cùng chơi, chúng ta có thể định lượng việc hợp tác có điều kiện của nông dân, tức là họ sẽ sẵn sàng như thế nào để trừng phạt thói hám lợi hoặc hưởng ứng sự hào phóng của người cùng chơi. Hình 12 dưới đây cho thấy người nông dân vẫn sẽ đóng góp trung bình 30.000 đồng ngay cả khi người cùng chơi không có đóng góp gì cả. Tuy nhiên, tinh thần sẵn sàng đóng góp nhiều hơn này sẽ giảm đi khi mức đóng góp cao hơn 40.000 đồng. Từ ngưỡng này, họ sẽ đóng góp trung bình từ 85% (khi người kia đóng 60.000 đồng) đến 75% (khi người kia đóng 100.000 đồng) đóng góp của người cùng chơi và do đó trục lợi từ hành vi có lợi cho cộng đồng của người đó.

Gần 10% số nông dân không đóng góp gì mặc dù người cùng chơi với họ đóng góp toàn bộ số tiền 100.000 đồng. Điều đó có nghĩa là những người nông dân này sẵn sàng lợi dụng sự tin tưởng của đối tác để đạt thêm được 25.000 đồng lợi ích ròng.18

Hình 12: Đóng góp có điều kiện trong PGG

Khi được hỏi về nhận thức về rủi ro chung của việc nuôi tôm, 97% nông dân nói công việc của họ có rủi ro cao. Hình 13 cho thấy, với các biện pháp trừu tượng để đo lường thái độ rủi ro, phần lớn người nuôi tôm có thể được xem là rất sợ rủi ro (45,35%) hoặc sợ vừa phải (8,11%). Hơn 10% người được khảo sát hành xử trung tính với rủi ro (11,71%) (không sợ và cũng không thích), và 12,61% được xem là thích rủi ro. Kết hợp điều này với thông tin về nhận thức của nông dân về nguy cơ chung của việc nuôi tôm như đã nói ở trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu tiềm năng đáng kể cho bảo hiểm nuôi trồng thủy sản. Một phần khá lớn số nông dân (22,22%) có thái độ rủi ro không nhất quán, đồng nghĩa với việc họ tỏ ra thích rủi ro trong một số trường hợp nhưng lại tỏ ra sợ rủi ro hoặc trung tính trong một số trường hợp khác. Do đó, hoặc là họ có thể không hiểu được thực nghiệm đưa ra, hoặc là họ đã đưa ra những quyết định của mình một cách ngẫu nhiên. Với các dữ liệu thu thập được, chúng tôi không thể nêu rõ liệu điều này có nghĩa là họ cũng sẽ hành xử tương tự như vậy trong cuộc sống thực hay không, ví dụ như khi đưa ra các quyết định liên quan đến việc nuôi tôm.19

80 60 40 20 0 nếu 0 VND N VND

nếu 20N VND nếu 40N VND nếu 60N VND nếu 80N VND nếu 100N VND

18 Nếu cả hai người nông dân đóng góp 100N đồng, cả hai đều nhận được 150N đồng, nếu chỉ có một đóng góp 100N và người kia không đóng góp, thì người đầu tiên sẽ nhận 75N đồng và người sau 175N đồng. Sự khác biệt trong hai trường hợp là 25T đồng. 19 Khi phân tích thái độ rủi ro, chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu từ các phiên thực nghiệm vì kết quả từ thực nghiệm RAG tiến hành ở

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)