Tác động của Chứng nhận

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 58 - 59)

5. Kết quả

5.2.3. Tác động của Chứng nhận

Tất cả những hộ đã được chứng nhận đều công nhận tác động tích cực mang lại từ việc làm này. Mặc dù nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể mang đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn, người nông dân hiểu được lợi ích của chứng nhận nuôi tôm hữu cơ được chủ yếu đến từ các khoá đào tạo kiến thức bổ sung cũng như hỗ trợ từ các đối tác trong việc đảm bảo đầu vào và đầu ra. Tất cả các nông dân chúng tôi đã phỏng vấn đều báo cáo một mức thu nhập cao hơn kể từ khi họ tham gia chương trình. Có thể có những lý do khác nhau cho điều này, và sẽ cần phải được điều tra thêm:

1. Ngày khi người nông dân nhận được chứng chỉ nuôi tôm hữu cơ, họ phải tiến hành mua con giống tại trại giống nhất định chuyên cung cấp giống hữu cơ. Những trại giống này được giám sát bởi chương trình SNV, chương trình chủ quản của việc cấp chứng chỉ. Do đó, có khả năng là nguồn giống tốt hơn đã giúp giảm nguy cơ mất mùa, từ đó tăng thu nhập.

2. Những hộ được chứng nhận có cơ hội tham gia các buổi tập huấn thường xuyên, từ đó học hỏi thêm nhiều kỹ thuật giúp nâng cao phương thức canh tác. Các buổi tập huấn này diễn ra hàng tháng. Để đảm bảo tham gia đầy đủ, người dân thường được khuyến khích bằng tiền mặt khi có mặt.20 Một lợi ích nữa của các buổi tập huấn này là sẽ giúp nông dân cố gắng duy trì ao đầm hơn, do họ có hiểu biết tốt hơn về lợi ích của việc quản lý ao hiệu quả. Cuối cùng, những buổi tập huấn này có thể giúp tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa những người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.

3. Để được chứng nhận là một thành viên nuôi tôm hữu cơ, người nông dân cần phải duy trì một cuốn nhật ký canh tác, trong đó họ ghi lại tất cả các phương pháp xử lý ao và thả giống. Tổ chức cấp chứng nhận thường xuyên kiểm tra cuốn nhật ký này để đảm bảo người dân tuân theo các quy định. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ mất mùa do những sai lầm trong quản lý. 4. Công ty chế biến trả giá cao hơn 10% đối với tôm hữu cơ được chứng nhận, cũng có nghĩa là lợi

nhuận cho người nông dân tăng cao hơn do chi phí sản xuất thấp hơn nhiều (giống hữu cơ có thể là đắt hơn giống thường nhưng các chi phí khác lại thấp hơn nhiều). Để tránh rủi ro đạo đức, người nông dân chỉ nhận được số tiền thưởng 10% này sau khi sản phẩm đã được kiểm tra và phê duyệt về chất lượng.

Những người nông dân chưa được chính thức công nhận là người nuôi tôm hữu cơ theo tiêu chuẩn đề ra có vẻ như cũng đánh giá cao chương trình như những người nông dân đã công nhận. Tuy nhiên, họ tỏ ra lo lắng về yêu cầu mua giống hữu cơ chỉ để đạt được chứng nhận. Họ lo sợ rằng giá con giống cao hơn sẽ tác động tiêu cực tới lợi nhuận họ nhận được, qua đó cản trở công việc kinh doanh. Tuy nhiên, họ cũng rất hứng thú với khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra họ đề cao việc có cơ hội để tham gia các khóa đào tạo bổ sung và được giúp xây một nhà vệ sinh miễn phí.

Tóm lại, có vẻ như chứng nhận hữu cơ trong trường hợp này đã trở thành (hoặc thay thế) một hình thức bảo hiểm chính thức, theo đó nó đã giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro mất mùa bằng cách giúp họ tiếp cận được với nguồn con giống tốt hơn cũng như tập huấn nâng cao kỹ năng. Thêm vào đó, tổ chức chứng nhận cũng giúp thành viên tiếp cận được một hệ thống đối tác đảm bảo cho đầu vào và đầu ra của sản phẩm, luôn giúp người dân giám sát và đánh giá từng quy trình sản xuất. Do đó, tổ chức này cũng có thể được xem như một Hợp tác xã, mang đến những dịch vụ tương tự cho nông dân.

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)