Đặc điểm việc nuôi tôm

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 45 - 50)

5. Kết quả

5.1.2. Đặc điểm việc nuôi tôm

Một phần ba nông dân được hỏi chỉ duy nhất nuôi tôm thâm canh.17 Tin rằng nuôi tôm quảng canh có nguy cơ mất mùa thấp hơn và thông thường nguy cơ tôm bệnh cũng ít hơn, gần hai phần ba nông dân giảm thiểu rủi ro bằng cách canh tác thâm canh và quảng canh cùng lúc. Một số ít người nông dân được khảo sát trong nghiên cứu này cũng tham gia nuôi bán thâm canh (1,8% số nông dân có canh tác bán thâm canh hoặc bán thâm canh kết hợp với thâm canh).

Tỷ lệ nguồn thu nhập

của nông dân (%) Thu nhập trung bìnhcủa nông dân (VND)

Mean SD Mean SD

Nông nghiệp (triệu VND/

năm) 0.016 (0.12) 27.8 (35.6) Thuỷ sản (triệu VND/1,000m2) 0.96 (0.19) 60.4 (183.8) Chăn nuôi (ngàn VND/ tháng) 0.064 (0.25) 3542.2 (8416) Lương (ngàn VND/tháng) 0.072 (0.26) 4741.65 (5665.1) Kinh doanh (ngàn VND/ tháng) 0.059 (0.236) 3564.2 (4164.1) Kiều hối (ngàn VND/ tháng) 0.005 (0.071) 5030 (7028.6) Các thu nhập tiền tệ khác (ngàn VND/tháng) 0.005 (0.071) 4000 (707.1) Thu nhập khác (ngàn VND/tháng) 0.003 7500 (-)

Ngoại trừ hai người nông dân (0,5% toàn mẫu), nghề nghiệp chính của người nông dân là nuôi trồng thủy sản. Nghề này giúp người nông dân thu được trung bình 60,37 triệu đồng trên 1.000 m2 mỗi năm. Tuy nhiên, 50% người được hỏi kiếm được ít hơn 28 triệu đồng. Từ vụ cuối cùng trước khảo sát này, người nông dân kiếm được khoảng 38 triệu đồng (trung bình 21,9 triệu).

Bảng 10: Nguồn thu nhập

17 Mẫu không bao gồm những người nông dân chỉ nuôi quảng canh vì những người này không có quyền tham gia vào chương trình bảo hiểm thí điểm.

Hình 7: Các hình thức nuôi tôm

Trung bình một người nông dân có 3,6 ao trong đó 0,6 chỉ được sử dụng để xử lý nước (ao lắng). Trong vụ nuôi cuối cùng trước cuộc điều tra (năm 2013), người nông dân nuôi trung bình 2 ao tôm thẻ và chỉ 0,3 ao tôm sú. Nói chung, 58% sô người được hỏi cho rằng nuôi tôm thẻ rủi ro hơn nuôi tôm sú. Trung bình nông dân thả mật độ 70 PL/m2 (thâm canh) và 23 PL/m2 (quảng canh) cho tôm thẻ, cũng như 24 PL/m2 (thâm canh) và 5 PL/m2 (quảng canh) cho tôm sú. Tuy nhiên, những con số này lại khác nhau rất nhiều giữa mỗi người được hỏi, dao động từ 4-200 PL/m2 đối với tôm thẻ và từ 1-60PL/m2 cho tôm sú. Điều thú vị là, 97% nông dân xác nhận rằng thả con giống với mật độ cao hơn sẽ mang lại rủi ro cao hơn cho người nuôi. Vì vậy, chúng ta có thể giả định rằng những người nông dân thả với mật độ thấp nói chung có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn.

Những người nông dân đầu tiên đã bắt đầu nuôi tôm quảng canh từ đầu những năm 1990 (10% bắt đầu trước năm 1995). Phần lớn các nông dân khác (44%) bắt đầu từ năm 2000. Người gần đây nhất bắt đầu nuôi tôm trong phạm vi của cuộc điều tra là vào năm 2014.

Những người nuôi thâm canh sớm nhất bắt đầu từ khoảng năm 1994 đến năm 2004 (10%) và phần lớn bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2012 (58%).

Mean SD

Số lượng ao 3.65 (2.49)

Số ao lắng 0.64 (0.59)

Năm bắt đầu nuôi tôm 2009 (3.24)

Vụ cuối (2013)

Số ao nuôi tôm thẻ 2.18 (2.23)

Số ao nuôi tôm sú 0.31 (0.67)

Mật độ thả trung bình cho thẻ 68.89 (23.26)

Mật độ thả trung bình cho sú 16.16 (12.08)

Bảng 11: Các đặc điểm của hình thức nuôi thâm canh

Quảng canh + thâm canh 64% Chỉ thâm canh 34% Khác 2%

Các dụng cụ được sử dụng bởi người nuôi tôm cho chúng ta hiểu được phần nào về khả năng để nâng cao hiệu quả quản lý ao của họ. Hầu như tất cả nông dân trong mẫu đều sở hữu máy tạo oxy (98%), khay (89%), và bộ dụng cụ kiểm tra nước (87%), chỉ có 80% nông dân sở hữu máy phát điện. Với những người có sở hữu các dụng cụ tương ứng, trung bình họ có hơn 2 máy tạo oxy mỗi ao, khoảng một bộ kiểm tra nước mỗi ao và 4 lưới.

Bảng 12: Các dụng cụ nuôi tôm

Tỷ lệ nông dân

sở hữu Số dụng cụmỗi ao

Mean SD Mean SD

Máy tạo oxy 0.99 (0.11) 2.34 (2.45)

Máy phát điện 0.81 (0.4) 1.19 (1.17)

Khay thức ăn 0.9 (0.3) 1.41 (1.11)

Cân 0.99 (0.101) 0.38 (0.67)

Bộ kiểm tra chất lượng nước 0.87 (0.33) 0.76 (0.82)

Trung bình, kích thước một ao nuôi thâm canh của người nông dân là vào khoảng 2427m2 (ao thẻ) và 3.113m2 (ao sú). Kích thước ao quảng canh trung bình là vào khoảng 10.900m2 cho tôm thẻ và 12.374m2 cho tôm sú. Phụ lục 2 tóm tắt lại các đặc điểm của ba ao chính trong vụ gần đây nhất của người nông dân. Chỉ có 6% các ao thâm canh được bảo hiểm. Trong tổng số tất cả các ao thâm canh, nông dân cho biết 56% ao bị mất mùa (trong vụ trước của vụ gần đây nhất). Ngược lại, chỉ có 34% số ao quảng canh bị thất bại. Điều này, một lần nữa, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hoá rủi ro bằng cách canh tác thâm canh và quảng canh cùng một lúc.

Bảng 13 dưới đây cho thấy trung bình người nông dân canh tác gần 2 vụ mỗi năm. Trung bình, số lượng vụ canh tác của tôm thẻ và tôm sú là gần như tương đương nhau, tương ứng với 1.4 và 1.2 vụ. Ngoài ra, xác suất thất bại của tôm thẻ và tôm sú là gần như giống nhau trong năm 2012 với mức trung bình khoảng 50% mỗi vụ. Tuy nhiên, trong năm 2013, số vụ tôm sú không thành công lại giảm đi đáng kể (khoảng 25%) so với tôm thẻ (hơn 70%).

Bảng 13: Tổng quan 2012 và 2013

2012

Mean SD

Số vụ thả 1.81 (0.93)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3

Mean SD Mean SD Mean SD

Số ao thả tôm thẻ 1.39 (2.1) 1.56 (2.27) 1.96 (2.18) Số ao thả tôm sú 1.19 (1.6) 1.06 (1.66) 0.76 (1.14) Số ao thả tôm thẻ bị mất 0.55 (1.09) 0.65 (1.26) 0.67 (1.17) Số ao thả tôm sú bị mất 0.47 (0.98) 0.46 (1.05) 0.41 (0.95) 2013 Mean SD Số vụ thả 2.06 (0.8) Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3

Lý do chính của việc mất mùa là tôm bệnh, cụ thể là do hội chứng gan tụy (Hepatopancreatic syndrome) (63%) hoặc bệnh đốm trắng (15%). Gần 10% nông dân thừa nhận rằng sai lầm trong quản lý đã dẫn đến mất mùa. Điều thú vị là, chỉ có một số lượng nhỏ (dưới 4%) nông dân cho rằng ô nhiễm nguồn nước là lý do chính của việc thất mùa, trái ngược hẳn với những bằng chứng chúng tôi ghi nhận được từ khảo sát sơ bộ. Trong các cuộc phỏng vấn định tính, có vẻ như chất lượng nước tồi là một vấn đề chính đối với nông dân.

Hình 8: Lý do mất mùa

Đa số nông dân nói rằng trung bình họ cải tạo 78% ao nuôi sau khi mất mùa. Đối với những cuộc cải tạo ao “nhỏ”, được khuyến khích làm sau mỗi vụ cho dù có mất mùa hay không, nông dân phải trả trung bình 2,7 triệu đồng trên 1.000 m2. Đối với cùng kích thước ao đó, nếu cải tạo “lớn”, mà người nông dân thường làm mỗi năm một lần, họ phải chi trả trung bình gần 10 triệu đồng.

Bảng 14: Chi phí cải tạo ao

Mean SD

Chi phí cải tạo nhỏ (triệu VND/1000m2) 2.68 (3.15)

Chi phí cải tạo lớn (triệu VND/1000m2) 9.63 (12.01)

Tôm bị bệnh (gan tụy) 63% Tôm bị bệnh (đốm trắng) 15% Chất lượng giống tồi 5% Quá lạnh 4% Sai lầm trong quản lý 9% Khác 4%

Phần lớn nông dân (75%) nói rằng họ sử dụng chlorine sau khi mất mùa để xử lý ao. Tuy nhiên, cũng có những hóa chất khác mà người dân nghĩ là thích hợp để có thể dùng khử trùng các ao bị nhiễm, từ đó ngăn chặn sự lây lan của bệnh (xem Bảng 15). 42% số nông dân không sử dụng chlorine để xử lý ao bị nhiễm bệnh đã sử dụng các hóa chất khác. Còn lại 14% số người được hỏi dường như không hề điều trị một ao bị nhiễm bệnh một chút nào. Theo một thành viên từ Chi cục Thú y, chlorine là hóa chất phù hợp và hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn và giúp phục hồi ao. Chi cục cũng khuyến cáo sử dụng các

Mean SD Mean SD Mean SD

Số ao thả tôm thẻ 1.67 (2.2) 1.9 (2.36) 2.18 (2.23)

Số ao thả tôm sú 0.73 (1.1) 0.65 (0.99) 0.31 (0.67)

Số ao thả tôm thẻ bị mất 0.67 (1.28) 0.76 (1.34) 0.795 (1.19)

Mean SD

Chlorine 0.75 (0.44)

Các loại hoá chất khác 0.42 (0.5)

hóa chất khử trùng mạnh khác, chẳng hạn như Formol, BKC (Benzalkonium Chlorinde), I-ốt và KMnO4, cũng được sử dụng khá nhiều bởi nông dân (xem phía bên tay phải của Hình 9).

Bảng 15: Hoá chất

Lý do không sử dụng chlorine rất đa dạng, bao gồm việc thiếu tiền, thiếu thời gian, và thiếu hiểu biết về lợi ích (xem Hình 9). Lập luận cho việc thiếu nguồn lực tài chính được hỗ trợ bởi bằng chứng cho thấy 43% của tất cả các nông dân nói rằng họ thường không được tiếp cận với nguồn vốn.

Từ các cuộc phỏng vấn định tính, chúng ta có bằng chứng rằng người nông dân lo ngại tác động tiêu cực của việc sử dụng chlorine lên chất lượng ao. Sự e ngại này có thể giải thích cho tuyên bố rằng chlorine có thể làm tổn hại đến ao thay vì làm sạch chúng. Theo một thành viên thuộc Chi cục Thú y, một số nông dân do lo lắng sau mất mùa đã sử dụng chlorine quá liều, dẫn đến việc ngăn cản sự phát triển của tảo trong các vụ sau.

Hình 9: Lý do không dùng chlorine và việc dùng các hoá chất khác

Như đã nói ở trên, 14% nông dân cho biết họ không xử lý ao bị nhiễm bệnh. Mặc dù người nông dân không đề cập đến chất lượng nước như một lý do chính dẫn đến việc mất mùa, bằng chứng từ khảo sát sơ bộ cho thấy đây là một vấn đề. Người dân cũng báo cáo rằng họ biết những người nông dân khác đã xả nước bị ô nhiễm xuống sông mà không qua công đoạn xử lý ao với chlorine như được hướng dẫn. Chúng tôi có được tỷ lệ nói trên bằng cách hỏi trực tiếp những người tham gia khảo sát về hành vi của họ. Đương nhiên, người được hỏi có thể không trả lời một cách trung thực những câu hỏi này, vì chúng có thể tiết lộ những hành vi xã hội không được chấp nhận vì dễ gây tổn hại đến những người nông dân khác. Để khắc phục vấn đề này, và để xác định gần nhất tỷ lệ thực tế số người thường xuyên gây ô nhiễm bằng cách xả nước bẩn ra ao, chúng tôi đưa vào trong bảng câu hỏi một danh sách ngẫu nhiên. Người nông dân nhận được một danh sách gồm các tuyên bố khác nhau và được hỏi họ sẽ đồng ý với bao nhiêu tuyên bố trong danh sách này (họ không được phép nói cụ thể đồng ý với những tuyên bố nào). 50% người được hỏi nhận được một danh sách có chứa 4 tuyên bố, 50% còn lại nhận được danh sách có 5 tuyên bố, trong đố bao gồm một tuyên bố chính (key item), nói rằng “đôi khi tôi xả nước ao bị nhiễm bệnh xuống sông mà không qua xử lý”. Do trong điều kiện bình thường tất cả nông dân sẽ đồng ý với những tuyên bố giống nhau, sự khác biệt về tổng số đồng ý với các tuyên bố cho ta thấy tỷ lệ những người nông dân đồng ý với key item, tức là xả nước ra sông mà không qua xử lý.

Không có tiền

32% Không có thời gian32%

Không hữu dụng 21% Khác 15% Kháng sinh/diệt khuẩn… 12% Các hóa chất khác 25% PKC/Iodin/TCA 38% Formon 15% The sit 10%

Bảng 16: Danh sách tuyên bố ngẫu nhiên

Danh sách 1 (thử) Danh sách 2 (gồm tuyên bố chính)

ü Tôi đã từng thả giống tôm sú với mật độ hơn 25 con/m2

ü Tôi đã từng mua phải con giống chất lượng xấu ü Tôi từng phải vay tiền để chuẩn bị cho một vụ mới ü Sau một vụ thành công (tôm không bệnh), tôi

từng bỏ qua việc cải tạo đầm trước khi bắt đầu một vụ mới

ü Tôi từng mua phải thuốc bệnh/kháng sinh giả cho tôm

ü Tôi từng thả giống tôm thẻ với mật độ hơn 100 con/m2

ü Khi ao bị bệnh, tôi xả thẳng nước ra sông mà không qua xử lý (tuyên bố chính)

ü Tôi chưa bao giờ kiểm tra chất lượng con giống vì không tin kết quả kiểm tra

ü Tôi từng thử tự nuôi con giống

Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, chúng tôi thấy rằng hơn 18% nông dân không xử lý ao bệnh đúng cách. Sự khác biệt 4% so với hành vi tự báo cáo trong các câu hỏi trực tiếp là do trên thực tế việc không xử lý ao là một hành vi xã hội không thể chấp nhận được.

Hơn một phần tư (26%) người nông dân cho biết có người đến kiểm tra xem họ có xử lý ao đúng cách với chlorine hay không. Trong hầu hết các trường hợp, việc xử lý ao được theo dõi bởi xã (37%), khuyến nông khuyến ngư (27%), hoặc Chi cục Thú y (16%). Gia tăng giám sát việc xử lý đúng cách ao bị nhiễm bệnh của nông dân giúp ngăn ngừa bệnh dịch xâm nhập vào nguồn nước chung và do đó có thể ngăn ngừa việc lây lan của bệnh.

Một phần của tài liệu A8Ta0IquOE2WO2-o2014 - ICMP - Evaluation of Aquaculture insurance in Ca Mau - VN (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)