1.1.2.1 Khái niệm về chính sách
Tác giả Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1998) có đưa ra khái niệm chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước hay còn gọi là chính sách công là “tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước”.
Nếu xét theo lĩnh vực hoạt động, các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước có thể được chia thành các nhóm chính sau: chính sách kinh tế; chính sách xã hội; chính sách văn hóa; chính sách đối ngoại; chính sách an ninh quốc phòng;…
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo là một chính sách công của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội. Do vậy, chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo trong luận văn này được hiểu là tổng thể các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tình trạng trẻ em mẫu giáo có hoàn cảnh khó khăn không được ăn trưa đầy đủ, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và góp phần vào sự phát triển của trẻ em tại các địa phương còn nhiều khó khăn nói riêng và cả nước nói chung. Ở cấp địa phương thì các phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan quản lý quan trọng để triển khai thực hiện chính sách này.
1.1.2.2 Mục tiêu của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo của Nhà nước ta hiện nay nhằm hỗ trợ đối tượng là các trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 5 tuổi và ở trong các gia đình ở xã, thôn thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; trẻ em không có
nguồn nuôi dưỡng; hoặc trẻ em trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo… có thêm điều kiện cải thiện bữa ăn trưa và qua đó giúp các trẻ em này phát triển tốt hơn về thể chất tốt hơn để làm nền tảng phát triển các lĩnh vực khác trong các mục tiêu phát triển của trẻ em và con người góp phần phát triển đất nước.
Các đối tượng trẻ em mẫu giáo trong chính sách của Nhà nước thường ở những vùng kinh tế còn rất khó khăn, hay các vùng biên giới, hải đảo của đất nước. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện chính sách của cơ quan quản lý tại địa phương càng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định tới việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi của chính sách.
1.1.2.3 Chủ thể của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Chủ thể ban hành của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo trước hết là chính quyền trung ương với các văn bản quy pháp pháp luật về việc hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo do chính phủ trực tiếp ban hành hoặc các nghị định thông tư hướng dẫn của các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ.
Đảng và Nhà nước ta ngay từ những giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới phát triển đã luôn chú trọng tới các chính sách hỗ trợ phát triển trẻ mẫu giáo. Tiêu biểu trong các chính sách đó là những chính sách về hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo đã và đang được triển khai có trọng tâm, trọng điểm và cũng đã mang lại được những kết quả rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển con người góp phần và sự phát triển toàn diện của đất nước trong thời gian qua.
Trên cơ sở các chính sách được ban hành của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương sẽ ban hành các chính sách cụ thể, đặc thù gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn. Chủ thể ban hành của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo trên địa bàn từng tỉnh do đó là chủ tịch hoặc người được chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh trao quyền phụ trách giải quyết chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo trên địa bàn. Cũng như chính quyền trung ương, việc tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, các phòng ban chức năng trực thuộc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội khác cũng tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách, giúp người ban hành chính sách có được chính sách tối ưu.
Tham gia vào quá tình thực thi chính sách, là các cá nhân tổ chức được xác định từ chính sách được ban hành bao gồm các phòng ban chức năng trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, phòng giáo dục và đào tạo, phòng tài chính kế hoạch, các ngân hàng chính sách, các cơ sở giáo dục mẫu giáo trên địa bàn.
1.1.2.4 Đối tượng, phạm vi của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Đối tượng được hỗ trợ trong chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo là trẻ em độ tuổi mẫu giáo theo quy định của Chính phủ, đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:
- Có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
- Không có nguồn nuôi dưỡng như quy định của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Phạm vi điều chỉnh của chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo là quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo.
Người nhận hỗ trợ của chính sách là trẻ em và gia đình có trẻ em trong diện đối tượng của chính sách.
Nhà nước ta trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới đã và đang luôn chú trọng tới sự phát triển con người, và đặc biệt là sự phát triển giáo dục mầm non, coi đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển con người là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
1.1.2.5 Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội: chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo bản thân cũng là một chính sách xã hội góp phần cải thiện thể chất của trẻ và phát triển con người lâu dài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cũng cần phải có sự phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội.
+ Bảo đảm công bằng, bình đẳng: các chính sách hỗ trợ như chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo là các chính sách nhằm hỗ trợ nhóm người yếu thế trong xã hội và hướng tới mục đích bình đẳng, công bằng. Để đạt được mục đích như vậy thì quá trình tổ chức thực hiện chính sách cần phải có được sự công bằng và bình đẳng đó.
+ Hiệu lực, đúng đối tượng: cũng như bất kỳ một chính sách nào chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo để có thể phát huy tốt nhất vai trò của mình và đạt được các mục tiêu đề ra thì cần phải đảm bảo nguyên tắc hiệu lực và phải hướng tới đúng đối tượng.
+ Hiệu quả: đây cũng là nguyên tắc cần thiết khi tổ chức thực hiện chính sách. Việc tổ chức thực hiện chính sách hiệu quả sẽ tiết kiệm tránh lãng phí nguồn lực của chính sách để từ đó có khả năng hỗ trợ được thêm nhiều đối tượng hơn nữa và đem lại thành công của chính sách.
1.1.2.6 Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
- Bước 1: Hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa. Sau đó vào đầu năm học của trẻ em mẫu giáo, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định.
Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của cấp có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục mầm non gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Sau đó các cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa gửi về phòng giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đặt trụ sở để tổng hợp, xem xét;
- Bước 2: Sau khi nhận được danh sách trẻ em và hồ sơ từ các cơ sở giáo dục