Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 118 - 120)

Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo ở cơ sở bao gồm từ cấp huyện trở xuống, trong đó bộ máy thực hiện chính sách của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện là trung tâm tổng hợp cũng như tổ chức triển khai chính sách tới các cơ sở giáo dục mẫu giáo và các gia đình có trẻ em thuộc đối tượng chính sách. Trong giai đoạn 2016-2019, có thể thấy năng lực tổ chức của bộ máy tổ chức thực hiện chính sách này tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc còn rất hạn chế về năng lực hoạt động, bộ máy thiếu tính chủ động, linh động trong tổ chức thực hiện chính sách, công tác hoạch định lập kế hoạch tổ chức thực hiện còn chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ,… do vậy giải pháp trước tiên cần phải đề cập tới nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc chính là giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách. Cụ thể cần phải xem xét thực hiện một số giải pháp về nhân lực của bộ máy trong thời gian tới như sau.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cần thực hiện đào tạo lại cán bộ kết hợp với tinh giảm hiệu quả (nếu cần) đội ngũ cán bộ trên cơ sở lựa chọn người có năng lực trong công việc, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là việc làm cần thiết nhất là khi thực trạng các cán bộ thực hiện triển khai chính sách trên địa bàn huyện còn khá yếu về năng lực và kiến thức chuyên môn kinh tế tài chính và quản lý. Đẩy mạnh công tác đào tạo với những cán bộ nguồn là những thế hệ kế cận trong đội ngũ cán bộ, công chức viên chức tại UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Ngoài ra cần phải có sự tập trung tổ chức tập huấn đào tạo có trọng điểm nguồn nhân lực cho cấp huyện nói chung và nhân lực cho đội ngũ thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo nói riêng.

Về nhân lực bộ máy

huyện thực hiện rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp theo địa bàn dân cư, thực hiện sáp nhập trường, gộp các điểm trường nhỏ lẻ; đồng thời rà soát, điều chỉnh, quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động trẻ ra lớp. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường, lớp mẫu giáo để đảm bảo cho việc tách trường và nuôi dạy trẻ đạt được mục tiêu đề ra và vẫn đảm bảo triển khai thực hiện được các chính sách hỗ trợ theo quy định.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng cần tích cực tham mưu với UBND thực hiện tốt công tác duy trì, phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn khi đủ điều kiện thành lập. tiếp tục quan tâm tìm mặt bằng, quỹ đất riêng cho trường mầm non.

- Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra theo các chương trình, kế hoạch của huyện về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng. Đẩy mạnh công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường, phát huy và đề cao vai trò trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu.

- Tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức trong ngành. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức viên chức, cập nhật các phương thức quản lý mới hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước cho đến năm 2025.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng cần thực hiện tham mưu với UBND huyện thực hiện việc điều động, biệt phái sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên phù hợp khả năng chuyên môn, phù hợp với cơ cấu bộ môn trên cơ sở biên chế được phân bổ, trong đó ưu tiên đội ngũ cho các trường trọng điểm.

- Phối hợp cơ quan liên quan tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng bổ sung giáo viên, nhân viên còn thiếu sau khi đã được tỉnh phê duyệt giao biên chế năm 2018; ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và một số giáo viên bộ môn, nhân viên còn thiếu.

- Thực hiện hoạch định chi tiết quy trình đánh giá, kiểm soát bộ máy thực hiện chính sách hỗ trưa cho trẻ em mẫu giáo, qua đó nâng cao năng lực của bộ máy

thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w