Bài học cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 65 - 107)

Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Qua kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện để hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

- Về Bộ máy tổ chức triển khai

- Về chuẩn bị triển khai

Cần quan tâm tới văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn. Điều này sẽ công chức cơ quan đơn vị nắm rõ được chính sách và các điều chỉnh của chính sách và ít dẫn đến những sai sót có thể tránh.

- Về Chỉ đạo việc thực hiện

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em đối với gia đình có trẻ em là đối tượng thụ hưởng chính sách, nhất là các trẻ em sống ở vùng vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Nên khuyến khích phương thức chi trả chính sách qua hình thức tổ chức bưa ăn trưa tại trường. Vì việc chi trả cho bố mẹ trẻ em mẫu giáo trực tiếp bằng tiền mặt dễ dẫn đến nguồn tiền của chính sách không được sử dụng đúng mục đích. Cụ thể trong trường hợp tại trường Mầm non Hoa Anh Đào, thành phố Pleiku, một số phụ huynh sử dụng tiền hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo để sử dụng cho chi tiêu khác như mua quần áo, bánh kẹo… cho các bé.

- Kiểm soát việc thực hiện

Cần tăng cường việc kiểm soát sự thực hiện chính sách tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn. Qua kinh nghiệm của 2 địa phương trên, có thể thấy công tác kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo là không đạt hiệu lực. Phòng Giáo dục và Đào tạo gần như mới chỉ thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ và thống kê chứ chưa có nhiều vai trò trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách. Nhiều cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo còn cho rằng “Việc cấp phát sai tiền hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non là trách nhiệm của các trường mẫu giáo” và ít có sự liên kết giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở giáo dục mầm non trong địa bàn trong việc phối hợp kiểm soát và tổ chức thực hiện đúng chính sách.

CHƯƠNG 1

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA CHO TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016-2019

2.1. Huyện Cao Lộc và trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Tổng quan về huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và hành chính huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, Phía Bắc của huyện là ranh giới quốc gia với CHND Trung Hoa, phía Tây Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phía Tây và Tây Nam giáp với các huyện Văn Quan và Chi Lăng, phía Nam và Đông Nam giáp với các huyện Chi Lăng, Lộc Bình.

Hình HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016-2019.1. Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Nguồn galaxylands.com.vn

tâm kinh tế, chính trị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Tính đến năm 2020, Huyện Cao Lộc có 22 đơn vị hành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 20 xã (xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã Hòa Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Phú Xá, xã Bình Trung (bao gồm cả xã Song Giáp sáp nhập năm 2019), xã Hồng Phong). Trong đó có 05 xã và 1 thị trấn giáp biên giới, 13 xã, 8 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn

Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc.

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tích tự nhiên (3109,02 ha), trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 50,7%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có 6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử dụng. Núi đá không có rừng cây có 1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, ranh giới quốc gia với Trung Quốc, có các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế quan trọng. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển kinh tế và khẳng định tầm quan trọng về Quốc phòng - An ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.Đây là những tiền đề tạo cho Cao Lộc sức bật và năng động đổi mới.

Giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện Cao Lộc là lĩnh vực thương mại - dịch vụ, những năm gần đây thị trường hàng hóa, dịch vụ cơ bản ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Trong thời

gian tới, huyện tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành dịch vụ có thế mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hệ thống doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Mở rộng các hình thức trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3. Điều kiện văn hóa-xã hội tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Trong những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, từng bước cải thiện; Cơ sở hạ tầng đường giao thông được quan tâm đầu tư, giúp cho nhân dân đi lại, trao đổi mua bán nông sản thuận tiện; an ninh, quốc phòng được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phát huy những lợi thế, nhiều năm qua kinh tế của huyện có bước tăng trưởng đáng kể.

Cao Lộc có 05 dân tộc chính: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa trong, đó có trên 93% là người dân tộc thiểu số, trên 80% cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp.

2.1.1.4. Dân cư và lao động

Dân cư huyện Cao Lộc phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư cao nhất huyện là Thị trấn Cao Lộc, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, đời sống còn khó khăn. Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Cao Lộc dân số năm 2019 là 73.520 người, mật độ dân cư trung bình là 114 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số của huyện trong giai đoạn phát triển vừa qua đã giảm dần, dân số trung bình thời kỳ 2010-2019 của huyện Cao Lộc có xu hướng giảm khoảng 0,2%/năm, tỷ lệ nữ là 50,3%, nam là 49,7%. So với mức độ đô thị hóa của tỉnh Lạng Sơn và của toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ đô thị hóa của Cao Lộc đạt mức trung bình. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của Cao Lộc tăng nhanh do chủ trương phát triển Khu Kinh tế Cửa Khẩu Đồng Đăng.

2.1.2. Trẻ em mẫu giáo và giáo dục, chăm sóc trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2019

2.1.2.1. Trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2019

được tiếp xúc nhiều với môi trường sống và học tập những kiến thức cơ bản nhất để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển sau này.

Số lượng trẻ em mẫu giáo được phân theo địa dư trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn được tổng hợp qua bảng 2.1.

Bảng HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016-2019.1 Trẻ em mẫu giáo tại huyện Cao Lộc theo cơ cấu địa dư trong giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: trẻ em

TT Xã/Thị trấnNăm học

2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020

ở độ

tuổi* họcĐi tuổi*ở độ họcĐi tuổi*ở độ họcĐi tuổi*ở độ họcĐi 1 TT Cao Lộc 242 242 229 229 245 245 297 297 2 TT Đồng Đăng 243 243 266 266 254 254 258 258 3 Xã Thụy Hùng 183 181 184 183 181 179 178 176 4 Xã Gia Cát 180 180 187 187 176 176 179 179 5 Xã Yên Trạch 174 173 181 180 182 179 184 182 6 Xã Cao Lâu 176 174 185 182 180 180 182 182 7 Xã Tân Liên 175 175 186 186 182 180 177 177 8 Xã Xuất Lễ 175 174 189 187 178 175 183 183 9 Xã Hải Yến 180 178 184 180 184 182 182 181 10 Xã Bình Trung 178 178 183 183 175 175 256 254 11 Xã Song Giáp 143 136 143 141 136 133 12 Xã Tân Thành 184 180 182 181 182 179 178 178 13 Xã Thạch Đạn 176 175 182 181 177 177 181 181 14 Xã Xuân Long 175 175 187 187 175 175 175 175 15 Xã Lộc Yên 173 173 187 187 182 180 181 181 16 Xã Bảo Lâm 175 175 185 185 184 183 177 176 17 Xã Hồng Phong 178 178 180 180 179 177 180 176 18 Xã Phú Xá 177 175 188 186 178 177 178 178 19 Xã Hòa Cư 181 180 181 180 180 180 177 177 20 Xã Hợp Thành 181 181 183 182 184 181 180 178 21 Xã Thanh Lòa 180 180 181 181 181 181 180 180 22 Xã Côn Sơn 180 180 179 179 175 175 175 175 23 Xã Mẫu Sơn 180 178 184 181 185 182 179 176 Tổng 4189 4164 4316 4294 4235 4205 4217 4200

(*) số liệu ước tính của Phòng GD&ĐT

Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc

Bảng 2.1 cho thấy tổng số trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc năm 2016 là 4164 em; năm 2017 là 4294 em; năm 2018 là 4205 em và năm 2019 là 4200

em. Xu hướng trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tại huyện Cao Lộc trong giai đoạn 2016-2019 có xu hướng giảm nhẹ. Điều này là do thực trạng dân số trên địa bàn huyện có sự thay đổi giảm cơ học, một số người lao động trẻ di chuyển ra khỏi địa bàn huyện trong thời gian này làm việc ở các nơi khác và kéo theo là số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo cũng có xu hướng giảm xuống. Ngoài ra có thể thấy số trẻ em mẫu giáo ở các thị trấn Cao Lộc và Đồng Đăng cũng chiểm tỷ lệ cao hơn so với các xã khác.

Năm 2019 Xã Song Giáp phần lớn bị sáp nhập vào xã Bình Trung nên từ năm 2019 đã không còn đơn vị hành chính xã Song Giáp trong các thống kê kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc.

Theo số liệu thì trẻ em trong độ tuổi đi học tại các địa phương được đi học là rất cao theo số l, trên 99,9%. Tuy nhiên trên thực tế việc thống kê số liệu trẻ em trong độ tuổi đi học đặc biệt là các vùng sâu xa là rất khó khăn nên số liệu này chỉ là ước tính của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù vậy qua đó cũng có thể thấy nhìn chung thì trẻ em mẫu giáo được đi học mẫu giáo ở huyện Cao Lộc là cao và đây cũng là một kết quả đáng ghi nhận trong việc thu hút trẻ em mẫu giáo đến trường trong thời gian qua.

Với việc dân cư trên địa bàn huyện đa phần là người dân tộc thiểu số, do vậy các trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện cũng đa phần là trẻ em trong các gia đình dân tộc thiểu số. Số trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện được phân loại theo cơ cấu dân tộc được thể hiện qua bảng tổng hợp 2.2 sau.

Bảng HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016-2019.2 Trẻ em mẫu giáo tại huyện Cao Lộc theo cơ cấu dân tộc trong giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: trẻ em STT Dân tộc 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 1 Dao 666 773 631 672 - Tỷ lệ (%) 15,99 18,00 15,01 16 2 Hoa 583 644 639 685 - Tỷ lệ (%) 14,00 15,00 15,20 16,31 3 Kinh 312 296 341 319 - Tỷ lệ (%) 7,49 6,89 8,11 7,6 4 Nùng 1874 1803 1917 1848 - Tỷ lệ (%) 45 41,99 45,59 44 5 Tày 625 709 597 588 - Tỷ lệ (%) 15,01 16,51 14,20 14 6 Khác hoặc không rõ 104 69 80 88 - Tỷ lệ (%) 2,5 1,61 1,90 2,1 Tổng 4164 4294 4205 4200

Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc

Bảng 2.2 cho thấy số trẻ em mẫu giáo dân tộc Kinh chỉ chiếm khoảng 6-8% tổng số trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc trong gia đoạn 2016-2019. Như vậy số trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cao Lộc chiếm đa số (chiếm đến trên 90%) trong giai đoạn này. Không ít các trẻ em mẫu giáo ở đây sống ở các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện và cũng là đối tượng của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

Các trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2016-2019 đa phần đến từ các dân tộc thiểu số là Nùng, Tày, Dao, Hoa. Trong đó số trẻ em mẫu giáo dân tộc Nùng chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 42-46% trong giai đoạn này; tiếp đến là số trẻ em mẫu giáo dân tộc Tày chiếm khoảng 14-16,5% trong giai đoạn này; số trẻ em mẫu giáo dân tộc Dao chiếm khoảng 15-18% trong giai đoạn này; số trẻ em mẫu giáo dân tộc Hoa chiếm khoảng 14-16% trong giai đoạn này; còn lại các trẻ em mẫu giáo từ các dân tộc thiểu số khác chỉ chiếm dưới 3% trong giai đoạn này.

2.1.2.2 Giáo dục, chăm sóc trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

a) Mạng lưới trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua bảng 2.3 sau.

Bảng HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016-2019.3 Số trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: trường T T Chỉ số Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020

1 Số lượng trường mẫu giáo công lập 25 25 25 25 2 Số lượng cơ sở mẫu giáo ngoài công lập 5 4 4 4

Tổng số 30 29 29 29

Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc

Bảng 2.3 cho thấy số trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn không có nhiều biến động trong giai đoạn 2016-2019. Số lượng trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện cũng không có sự gia tăng lớn như tại một số thành phố lớn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 65 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w