Nội dung tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 49 - 58)

mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo

Tổ chức thực hiện sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo được thực hiện qua ba giai đoạn: chuẩn bị triển khai chính sách; chỉ đạo việc thực hiện chính sách và kiểm soát việc thực hiện chính sách.

1.2.3.1. Chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo

Việc chuẩn bị triển khai chính sách được thực hiện qua các nội dung.

a) Xây dựng bộ máy thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Bộ máy ở đây bao gồm bộ máy thực hiện chính sách tại phòng giáo dục và đào tạo và bộ máy bên ngoài phòng giáo dục và đào tạo.

- Bộ máy thực hiện chính sách tại phòng giáo dục và đào tạo gồm cơ cấu của bộ máy cùng với chức năng và nhiệm vụ của các vị trí trong cơ cấu bộ máy này trong việc tổ chức thực hiện chính sách tại phòng giáo dục và đào tạo là cấp cơ sở thực hiện chính sách. Nhân lực tham gia bộ máy thực hiện tại phòng giáo dục và đào tạo chính là các công chức trong phòng có năng lực phù hợp, có kiến thức về chính sách và kỹ năng thực hiện chính sách.

- Bộ máy bên ngoài phòng giáo dục và đào tạo có cơ cấu tổ chức rộng hơn gồm hệ thống các cơ quan đơn vị tham gia vào chính sách từ cấp trung ương đến địa phương như là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, các sở giáo dục và đào tạo, sở tài chính và UBND cấp tỉnh, huyện. Đây là các cơ quan quản lý ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện tại các đơn vị cấp cơ sở. Nhân lực của bộ máy này là các cán bộ, công chức các cấp, Sở, Bộ tham gia và thực hiện chính sách và cũng phải có các năng lực phù hợp với vị trí và nhiệm vụ được giao.

cho trẻ em mẫu giáo cũng được triển khai thực hiện từ trung ương đến cơ sở bao gồm nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị. Do vậy, bộ máy thực hiện hay cơ cấu tổ chức của một đơn vị là phòng giáo dục và đào tạo huyện rất khó có thể bao quát hết các công việc liên quan đến chính sách trên địa bàn. Và vì thế việc các cơ quan chính quyền các cấp cần phải đứng ra chỉ đạo thực hiện, tổ chức bộ máy thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống. Khi đó bộ máy thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo sẽ là một mắt xích triển khai chính sách với các quyền và nhiệm vụ cụ thể được giao.

b) Lập kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Có nhiều loại kế hoạch liên quan tới chính sách là kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng. Trong đó quan trọng nhất là kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của UBND huyện. Nội dung của kế hoạch này là ngân sách nhà nước được phân bổ cho các công việc được thực hiện theo kế hoạch hằng năm của UBND huyện, trong đó bao gồm cả dự toán ngân sách của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo được thực hiện trong năm.

Hằng năm, căn cứ vào tình thình thực hiện các năm trước và dự báo, phòng giáo dục và đào tạo sẽ báo lên UBND cấp huyện và đề nghị dự trù ngân sách để đưa vào kế hoạch ngân sách năm sau của UBND cấp huyện. Sau khi nhận được báo cáo của phòng giáo dục và đào tạo, phòng tài chính hỗ trợ UBND cấp huyện lập dự toán sẽ đưa dự trù ngân sách của chính sách vào kế hoạch ngân sách hằng năm và báo cáo cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi rà soát kiểm tra Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách hằng năm về các cấp để phân bổ.

Phòng giáo dục và đào tạo với tư cách là một đơn vị thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo sẽ phải căn cứ vào nhiệm vụ được giao để lập kế hoạch triển khai chính sách vào thực tế. Điều này có nghĩa là xây dựng các phương hướng và biện pháp thực hiện cụ thể của đơn vị mình và trình cấp có thẩm quyền thông qua. Đối với đơn vị là phòng giáo dục huyện thì cấp phê duyệt kế hoạch sẽ là UBND huyện.

c) Ra văn bản hướng dẫn triển khai chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

bao gồm cả văn bản hướng dẫn triển khai chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo sẽ phải được Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND được ủy quyền ký và đóng dấu trước khi ban hành. Vì vậy trong nội dung ra văn bản hướng dẫn về chính sách, bộ máy tổ chức thực hiện chính sách của phòng giáo dục và đạo tạo có nhiệm vụ chính là chuẩn bị và dự thảo trình Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND để phê duyệt ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hóa chính sách cho các cấp, các đơn vị và các đối tượng của chính sách biết và thực hiện.

Cụ thể như khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách và kinh phí thực hiện chính sách, bộ máy tổ chức thực hiện chính sách tại phòng giáo dục chuẩn bị đầy đủ hồ sơ báo cáo UBND và dự thảo văn bản để người có thẩm quyền phê duyệt và ra văn bản thông báo cho các cơ sở giáo dục mẫu giáo.

d) Tổ chức tập huấn về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Mục tiêu của tập huấn: phổ biến và nâng cao năng lực thực hiện chính sách của cán bộ giáo viên tại các trường mẫu giáo; các đối tượng được tập huấn. Việc tổ chức tập huấn về chính sách là rất cần thiết đối với các cán bộ công chức chịu trách nhiệm thực hiện chính sách và cũng là một biện pháp hữu hiệu cung cấp thông tin chính sách cho các đối tượng chủ yếu của chính sách.

Nội dung tập huấn: Đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, thì việc tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong phòng giáo dục và đào tạo và các cán bộ, giáo viên tại các cơ sở mẫu giáo là rất cần thiết để có thể trang bị cho họ các kiến thức nhất định và kỹ năng cần thiết khi thực hiện các giải pháp của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, đặc biệt là tăng cường khả năng phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách.

Hình thức của tập huấn: Hình thức tập huấn có thể là lớp tập huấn hoặc các buổi họp về chính sách.

1.2.3.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo

a) Truyền thông về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

liên quan biết tới chính sách, hiểu về chính sách, để từ đó vận động được sự quan tâm đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia của dân chúng, đặc biệt là những người sẽ chịu tác động của chính sách.

Đối tượng của truyền thông: Đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, thì đối tượng của chính sách thường trong các gia đình có hoàn cảnh hoặc ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng xâu vùng xa, họ là những người ít có điều kiện tiếp cận thông tin về chính sách này.

Nội dung truyền thông: là tất cả các nội dung về chính sách, mục đích, mục tiêu, đối tượng, mức hỗ trợ… phải có các nội dung và chương trình truyền thông phù hợp và hiệu quả riêng đối với từng địa phương, đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyên truyền qua đó góp phần đảm bảo việc thực hiện và đạt được các mục tiêu của chính sách.

Hình thức truyền thông: có thể là hình thức trực tiếp như truyền thông được thực hiện như qua các buổi họp phổ biến, tuyên truyền tại địa phương hoặc gián tiếp qua các giáo viên tại các cơ sở mầm non sau khi đã được tập huấn để tham gia công tác truyền thông tại trường mẫu giáo. Ngoài ra tại các vùng sâu vùng xa thì các cán bộ, công chức có thể tới trực tiếp tuyên truyền cho người dân và các hộ gia đình tại nhà của họ cũng là một biện pháp cần thiết và hiệu quả.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác, chủ động thực hiện theo yêu cầu, đúng người đúng đối tượng.

b) Tư vấn hướng dẫn về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

Mục tiêu tư vấn: đưa ra lời khuyên giúp các giáo viên và các gia đình có trẻ em thuộc đối tượng chính sách, người dân liên quan về thực hiện chính sách.

Đối tượng của tư vấn là giáo viên tại các cơ sở giáo dục mẫu giáo và người dân có liên quan.

dung, quy trình, quyền và lợi ích liên quan tới chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cho các chủ thể thực hiện chính sách khác như cán bộ, giáo viên của các trường mẫu giáo, hay gia đình, phụ huynh của trẻ em mẫu giáo và người dân trên địa bàn quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức: qua gặp mặt trực tiếp, trao đổi liên lạc qua điện thoại, cổng thông tin trực tuyến hoặc qua email.

c) Triển khai hỗ trợ theo quy trình hỗ trợ của chính sách

Đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục và đào tạo thì bộ máy thực hiện chính sách tại phòng giáo dục và đào tạo cần triển khai theo đúng quy trình thực hiện tại mục 1.1.2.6.

d) Điều hành ngân sách:

Dự toán ngân sách hàng năm đã phân bổ dự toán để thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo. Tại bước này việc điều hành ngân sách để thực hiện chính sách được hiểu là chấp hành thực hiện và quyết toán ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

e) Tạo động lực

Đối tượng được tạo động lực là các công chức trong bộ máy thực hiện chính sách tại phòng giáo dục và đào tạo. Do vậy đối tượng để tạo động lực là các công chức trong phòng được giao nhiệm vụ trong bộ máy thực hiện chính sách.

Nội dung của tạo động lực là việc tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của công chức trong thực thi công vụ để đạt được các mục tiêu nền công vụ đề ra.

Công cụ của tạo động lực là các công cụ tài chính cũng như phi tài chính. Đối với các công chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng giáo dục, họ phải quản lý việc thực hiện chính sách tại cấp cơ sở trên nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Do vậy nếu các cán bộ công chức trong bộ máy thiếu động lực làm việc thì khó có thể đảm bảo công tác triển khai chính sách có thể đạt được hiệu quả tốt. Như vậy việc tạo động lực cũng có một vai trò quan trọng trong bước chỉ đạo thực hiện chính sách.

giáo của lãnh đạo đơn vị cũng là biện pháp tạo động lực phi tài chính rất hiệu quả cần phải được áp dụng đối với chính sách này. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý có thẩm quyền là UBND huyện, các cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện như là các cán bộ tại phòng giáo dục và đào tạo huyện.

f) Phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Đối tượng của việc phối hợp thực hiện chính sách là các bộ phận trong bộ máy cùng với các ban ngành, tổ chức xã hội tại địa phương có liên quan. Phối hợp là việc tiến hành kết nối hoạt động của các ban ngành, địa phương, các tổ chức quần chúng để có thể huy động tối đa sức mạnh của các lực lượng thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nói chung và chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo nói riêng.

Công cụ để phối hợp là các kế hoạch, văn bản, các buổi họp làm việc chung. Đối với các chính sách công nói chung thì trong thực tế người ta thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Trong chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo thì cơ quan quản lý chủ trì sẽ là UBND cấp huyện, tuy nhiên UBND cấp huyện thường phân công phòng giáo dục và đào tạo chủ động thực hiện và phối hợp với phòng Tài chính để thực hiện chính sách này. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.

g) Giải quyết xung đột.

Loại xung đột chính trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo là người dân có thể khiếu nại về danh sách trẻ em mẫu giáo được phê duyệt.

Cách giải quyết: ngay trong công tác chỉ đạo thực thi của bộ máy thực hiện chính sách cần xác định công chức trong bộ máy luôn sẵn sàng thực hiện việc tiếp nhận khiếu nại theo đúng quy định để nhanh chóng xử lý hoặc chuyển cho các cấp có thẩm quyền giải quyết xử lý khiếu nại một cách nhanh chóng, hiệu quả đảm bảo quyền

và lợi ích hợp pháp của người dân và mục tiêu hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

h) Thực hiện dịch vụ hỗ trợ.

Dịch vụ hỗ trợ là dịch vụ để được nhận hỗ trợ và dịch vụ để sử dụng hỗ trợ. Dịch vụ để được nhận hỗ trợ là việc hỗ trợ gia đình có trẻ em thuộc đối tượng nhận hỗ trợ của chính sách thực hiện theo yêu cầu của chính sách để có thể được nhận hỗ trợ. Thông thường việc hỗ trợ được thực hiện từ cấp cơ sở do các giáo viên tại các trường mẫu giáo thực hiện, ngoài ra khi cần thiết thì các công chức phòng giáo dục cũng có thể là người trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ tới người dân. Dịch vụ để sử dụng hỗ trợ là việc cung cấp các phương thức để sử dụng các kinh phí được hỗ trợ từ chính sách đúng mục đích. Cụ thể đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em thì dịch vụ sử dụng hỗ trợ là việc tổ chức nấu ăn trưa cho trẻ em tại các trường mẫu giáo. Để thực hiện việc này thì cần có sự tham gia bếp ăn của các trường mẫu giáo hoặc các đơn vị chuyên cung cấp ăn trưa cho các trẻ em mẫu giáo. Tại các vùng khó khăn thì phần nhiều chính các giáo viên của trường mẫu giáo cũng là người tổ chức bếp ăn cho các trẻ em.

Đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, các cơ sở giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 49 - 58)