Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 125 - 135)

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc triển khai chính sách còn nhiều hạn chế ở tất cả các bước trong giai đoạn 2016-2019 vừa qua trước tiên là việc hạn chế về năng lực chuyên môn tổ chức thực hiện chính sách tại cấp huyện nói chung và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nói riêng. Phương án lâu dài để có thể giải quyết các vấn đề này là chú trọng tới công tác đào tạo phát triển trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức huyện. Tuy nhiên, để có thể nhanh chóng khắc phục hạn chế này có thể thực hiện một số biện pháp song song khác như.

- Xây dựng nhóm hỗ trợ chính sách, có thể gồm các cán bộ giỏi chuyên môn, chuyên gia đa ngành về tổ chức thực hiện chính sách nói chung và đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo nói riêng. Trong điều kiện có thể của UBNS có thể thu hút những nhà quản lý, chuyên gia kinh tế tham gia đóng góp ý kiến nhất là đối với hoạch định công tác tổ chức thực hiện chính sách.

- Ngoài ra, có thể huy động người dân trên địa bàn huyện cùng tham gia một số công việc trong tổ chức thực hiện chính sách như vận động người dân tham tuyên truyền chính sách tại chính nơi họ đang sống, giúp công tác phổ biến chính sách có thể lan rộng hơn trên khắp địa bàn. Đồng thời những người dân cũng có thể chính là những người thực hiện kiểm soát sự thực hiện chính sách ở cấp cơ sở giúp tránh việc bỏ sót các đối tượng thuộc chính sách không nhận được sự hỗ trợ.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước

Đối với các cơ quản quản lý nhà nước thì tác giả có một số kiến nghị như sau để góp phần nâng cao việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em

mẫu giáo, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách.

- Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét hiệu quả của chính sách và định hướng mở rộng chính sách thêm các đối tượng cần nhận được hỗ trợ của chính sách. Trước mắt là trẻ em mẫu giáo của các công nhân các nhà máy, xưởng sản xuất… nhất là ở các khu công nghiệp trên khắp cả nước. Nhóm người lao động này thường là những người đến từ nhiều nơi và phải sống trong các khu nhà trọ đông đúc và phải làm việc nhiều giờ, rất ít có điều kiện thời gian và chi phí để chăm sóc bữa ăn cho con trẻ. Vì vậy đây cũng là đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ của chính sách.

- Cần có biện pháp rõ ràng hơn để đẩy mạnh việc hỗ trợ của chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo qua phương thức để các cơ sở giáo dục mẫu giáo giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em. Các cơ sở giáo dục tổ chức tự nấu ăn cho trẻ em cũng cần phải có được những quyền lợi như hỗ trợ kinh phí nhất định để tổ chức bếp ăn, đồng thời phải có trách nhiệm để đảm bảo bếp ăn hoạt động cung cấp bữa ăn trưa cho trẻ em đảm bảo chất lượng.

- Nếu trong trường hợp mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng của chính sách thì có thể điều chỉnh định mức hỗ trợ theo những thang bậc phù hợp, đảm bảo tính công bằng, minh bạch của chính sách. Qua đó đảm bảo việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo được thực hiện hiệu lực hiệu quả mang lại sự tin tưởng của người dân.

3.3.2. Khuyến nghị đối với các cơ sở giáo dục mẫu giáo

Đối với các cơ sở giáo dục mẫu giáo, tác giả cũng có một số kiến nghị như sau. - Các cơ sở giáo dục mẫu giáo cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng quản lý tổ chức thực hiện chính sách, tuyển bổ sung giáo viên, nhân viên có năng lực. Trong điều kiện có thể thì hoàn thành biên chế, ký hợp đồng với những nhân viên có năng lực giúp họ yên tâm công tác.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học. Khai thác thông tin trên mạng vào việc dạy học và quản lý tổ chức thực hiện chính sách như chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

gia đình phụ huynh có con em đang học trong trường mẫu giáo. Tích cực phổ biến chính sách hỗ trợ ăn trưa trên địa bàn và thu hút con em các gia đình còn nhiều khó khăn, thuộc đối tượng chính sách tiếp tục cho con em đi học mẫu giáo.

- Quán triệt đầy đủ các văn bản thông báo của chính sách và chủ động tiếp cận các thông tin về chính sách để thực hiện chính sách có hiệu quả tại cơ sở giáo dục mẫu giáo của mình.

KẾT LUẬN

Đối với các huyện biên giới vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì các chính sách hỗ trợ như chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên để chính sách có thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả tốt nhất tránh thiếu sót đối tượng, hay thất thoát ngân sách thì việc tổ chức thực hiện chính sách phải được thực hiện tốt. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải trải qua một số bước: như xây dựng bộ máy thực hiện; chuẩn bị thực hiện chính sách; chỉ đạo thực hiện chính sách; kiểm soát sự thực hiện chính sách.

Trong quá trình nghiên cứu tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc trong giai đoạn 2016-2019, tác giả nhận thấy việc tổ chức thực hiện chính sách còn khá hạn chế trong những bước chuẩn bị thực hiện chính sách và kiểm soát sự thực hiện chính sách. Hệ quả là việc thực hiện chính sách diễn ra khá thụ động ít có sự phối hợp hay kiểm soát sự thực hiện để đảm bảo chính sách được thực hiện đúng, đầy đủ đối tượng được thụ hưởng. Tuy vậy việc tổ chức chính sách này cũng thể hiện quan điểm đúng đắn của Nhà nước khi nhận được sự đánh giá khá cao từ phía người dân. Do vậy trong thời gian tới để có thể nâng cao hiệu lực của chính sách, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể để góp phần nâng cao công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu là về chính sách có ảnh hưởng khá rộng trên địa bàn huyện Cao Lộc, đề tài có thể còn những hạn chế nhất định, do đó kết quả nghiên cứu có thể không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà nghiên cứu, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để đề tài thêm thiện hơn.

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục;

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí làm việc và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ (2013), Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/03/2013 về hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015;

4. Chính phủ (2018), Nghị định 60/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 về quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non ;

5. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

6. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1998), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

7. idj.com.vn, Năm lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non theo thông tư 17, địa chỉ

https://idj.com.vn/5-linh-vuc-phat-trien-cua-tre-mam-non-theo-thong-tu-17-bo- giao-duc/ [truy cập ngày 9/5/2020];

8. nganhangphapluat.thukyluat.vn, Quy định về trường mẫu giáo, địa chỉ

https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/bo-may-hanh-

chinh/quy-dinh-chung-ve-truong-mau-giao-258340 [truy cập ngày 9/5/2020];

9. Ngô Quang Trung (2018), “Tổ chức thực thi Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân;

11. Nguyễn Sỹ Cảnh (2013), “Tổ chức thực thi chính sáchưu đãi về đất đai nhằm khuyến khích đầu tư vào địa bàn tỉnh Lai Châu”, Luận văn Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân;

12.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân;

13.Nguyễn Thu Hà (2016), “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo chuẩn phát triển của trẻ”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;

14.Nguyễn Văn Hồi (2017), “Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân;

15.Nông Thùy Dương (2016), “Tổ chức thực thi Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân;

16.Ông Thị Hồng Phượng (2016), “Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các trường mầm non huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Đà Nẵng;

17.Phạm Hương Thảo (2019), “Tác động của chính sách hỗ trợ việc làm lên thu nhập nội sinh của nông hộ khu vực Tây Bắc” Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

18.Phạm Thị Ánh (2017), “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

19.Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 về quy định rõ một số chính sách phát triển giáo dục mầm non đối với trẻ em;

20.Triệu Thị Hằng (2016), “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học giáo dục-Đại học quốc gia Hà Nội;

địa chỉ https://www.nguoiduatin.vn/de-xuat-bo-sung-them-doi-tuong-tre-mam- non-duoc-ho-tro-tien-an-trua-a464606.html [truy cập ngày 10/5/2020].

đối với trẻ em mẫu giáo trên địa bàn huyện Cao Lộc)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên :………..…….……….. 2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi người trả lời:……... 4. Trình độ:

Tốt nghiệp PTTH  Trung cấp, Cao đẳng  Đại học

 Sau Đại học  Khác

5. Chức vụ của Ông/Bà:  Quản lý  Chuyên viên Nhân viên

II. PHẦN NỘI DUNG

6. Ông/bà vui lòng cho biết đánh giá của Ông/bà về thực trạng bộ máy thực hiện chính sách và các nội dung tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

(Trong đó tương ứng các mức độ như sau 1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý)

Nội dung 1 Điểm đánh giá2 3 4 5 Bộ máy thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc

1 Số lượng nhân lực của bộ máy thực hiện chính sách đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ của chính sách

2 Nhân lực của bộ máy có trình độ đào tạo phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách

3 Nhân lực của bộ máy được đào tạo và tập huấn nghiệp vụ về chính sách đầy đủ

4

Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách hiện nay là phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc

được tất cả yêu cầu thực hiện chính sách

2 Lập kế hoạch triển khai chính sách được thực hiện rất tốt

3 Việc ra văn bản triển khai chính sách là rất phù hợp và kịp thời

4 Công tác tổ chức tập huấn chính sách được thực hiện rất tốt

Chỉ đạo thực hiện chính sách

1 Truyền thông về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo được thực hiện rất tốt và hiệu quả 2 Tư vấn hướng dẫn về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho

trẻ em mẫu giáo được chỉ đạo thực hiện rất tốt 3 Việc triển khai hỗ trợ theo quy trình hỗ trợ của

chính sách được tổ chức và thực hiện rất đúng đắn 4 Công tác điều hành ngân sách: phân bổ, chấp hành,

quyết toán ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo được thực hiện rất tốt 5 Tạo động lực trong bộ máy thực hiện chính sách

được thực hiện rất tốt, hiệu quả

6 Công tác phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo rất đúng đắn và hiệu quả 7 Giải quyết xung đột đã được chú trọng và triển khai

hiệu quả

8 Công tác thực hiện dịch vụ hỗ trợ cho chính sách được thực hiện rất tốt

Kiểm soát sự thực hiện chính sách

1 Thu thập thông tin thực hiện chính sách (thông tin phản hồi), giám sát hoạt động của chính sách tại Phòng được thực hiện rất tốt

2 Đánh giá việc thực hiện chính sách của Phòng cũng được thực hiện rất tốt

3 Bộ máy thực hiện chính sách tại Phòng rất tích cực hỗ trợ trong việc điều chỉnh hoàn thiện chính sách

7. Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đóng góp của Ông/bà nhằm cải thiện bộ máy thực hiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

đình trẻ em mẫu giáo về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo tại huyện Cao Lộc)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên :………..…….……….. 2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi người trả lời:……...

II. PHẦN NỘI DUNG

7. Ông/bà vui lòng cho biết đánh giá của Ông/bà về việc thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

(Trong đó tương ứng các mức độ như sau 1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý)

Nội dung 1 Điểm đánh giá2 3 4 5

1 Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo đã giúp các trẻ em mẫu giáo được ăn trưa no, đủ

2

Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo của Nhà nước giúp đỡ gia đình rất nhiều trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em

3

Gia đình các em rất yên tâm cho con đi học mẫu giáo hàng ngày nhờ sự hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo của Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 125 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w