IV. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
2. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Kạn chủ yếu lấy từ lưới điện cao thế quốc gia 110 KV tuyến Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Ngoài nguồn điện chủ yếu trên, tỉnh Bắc Kạn hiện có 3 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất là 11,1 MW (Tà Làng 4,5MW, Nậm Cắt 3,2MW và Thượng Ân 2,4 MW).
Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh chưa có trạm 220KV, chỉ có 01 trạm cắt 220KV tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông; có 2 trạm biến áp hạ thế 110 KV; 139,9 km đường dây cao thế 220KV; 159 km đường dây 110KV; 1.463,9 km đường dây trung thế 10(22)-35 KV; 1.689,1 km đường dây hạ thế 0,4KV và có 839 trạm biến áp hạ thế để cung cấp điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung hệ thống đường dây còn tốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
KWh/người/năm. Trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, tăng 18,93% so với năm 2010.
Bảng 14 : Tổng hợp hiện trạng hệ thống điện của tỉnh
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Tiêu thụ điện năng chia 1000
theo ngành và lĩnh vực KWh
- CN-XD “ 31.336 37.508 44.566 47.850 50.250 60.335
- Nông - lâm - thuỷ sản “ 110 141 176 203 225 284
- Dịch vụ - thương mại “ 2.740 3.516 4.322 4.930 5.250 6.817
- Quản lý và tiêu dùng “ 57.010 68.219 78.598 84.448 87.450 105.038
dân cư
- Các hoạt động khác “ 6.804 7.830 7.387 7.569 6.825 7.887
2 Tổng điện thương phẩm: “ 98.000 117.214 135.048 145.000 150.000 180.363
Cơ cấu sử dụng điện: % 100 100 100 100 100 100
- CN-XD “ 31,98 32,00 33,00 33,00 33,50 33,5
- Nông - lâm - thuỷ sản “ 0,11 0,12 0,13 0,14 0,15 0,2
- Dịch vụ - thương mại “ 2.80 3,00 3,20 3,40 3,50 3,8
- Quản lý và TDDDC “ 58,17 58,20 58,20 58,24 58,30 58,2
- Các hoạt động khác “ 6,94 6,68 5,47 5,22 4,55 4,4
3 Điện thương phẩm BQ/ KWh/ 329,4 390,1 445,7 475,1 486,5 579,9
người/ năm ng/năm
4 Số trạm biến áp 220 KV Cái 0 0 0 0 0 0
5 Số trạm biến áp 110 KV Cái 1 2 2 2 2 3
- Số máy Máy 2 3 3 3 3 4
- Tổng công suất KVA 41.000 66.000 66.000 66.000 66.000 91.000
6 Số trạm biến áp hạ thế Cái 691 758 779 784 804 839
7 Tổng dung lượng hạ thế KVA 5.489 8.839 103.826 104.476 113.138 118.676
8 Tổng chiều dài đường km 73.0 73.0 73.0 73.0 73.0 139.9
dây 220KV
9 Tổng chiều dài đường km 100.35 137.8 137.8 137.8 137.8 159
dây 110KV
Tổng chiều dài đường
10 dây trung thế 10(22)- km 1.463,9
35KV
11 Tổng chiều dài đường Km 1.567,3 1.570,9 1.594,1 1.625,9 1.689,1
dây hạ thế 0,4 KV - Tổn thất điện năng 1000 81.185 11.071 12.723 13.643 13.327 15.684 KWh 12 Tỷ lệ tổn thất điện năng % 8,64 8,63 8,61 8,6 8,16 8,0 13 Tỷ lệ hộ sử dung điện % 85 90,57 92,24 93,08 94,1 95 lưới QG
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh
Tóm lại, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh được đầu tư phát triển theo đúng lộ trình cấp điện, phát triển theo hướng hiện đại ở khu vực trung tâm, tiến tới
ngầm hoá toàn bộ khu vực thành phố Bắc Kạn và các khu trung tâm huyện; Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho các Khu, Cụm công nghiệp và các nhà máy; Mở rộng cấp điện cho các thôn bản chưa có điện, đáp ứng nhu cầu nhân dân và tiêu chuẩn nông thôn mới.
Hạ tầng thông tin –truyền thông - Lĩnh vực Bưu chính:
Toàn tỉnh có 04 doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát đó là: Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel, trạm Trung Chuyển KERRY TTC, Cty Hai Bốn Bảy; 123 điểm phục vụ bưu điện gồm 21 bưu cục và 102 điểm Bưu điện - Văn hóa xã; 99 thùng thư công cộng; 50 tuyến đường thư, trong đó có 02 đường thư cấp I, 06 đường thư cấp II, và 42 đường thư cấp III.
Các dịch vụ bưu chính cung cấp khá đầy đủ gồm: dịch vụ cơ bản (bưu phẩm, bưu kiện…), dịch vụ cộng thêm (chuyển phát nhanh, ghi số….), dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ, dịch vụ phát trong ngày... Các điểm bưu điện - văn hoá xã hiện đang triển khai cung cấp các dịch vụ công ích, cung cấp sách, báo cùng với dịch vụ truy nhập Internet cho người dân.
- Về viễn thông:
Mạng lưới viễn thông luôn đảm bảo thông tin, liên lạc kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; số lượng, chất lượng các dịch vụ viễn thông, internet đáp ứng được nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của nhân dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 05 doanh nghiệp viễn thông, 460 trạm thu, phát sóng thông tin di động, trong đó có 232 trạm phát sóng 3G, phủ sóng 3G; mật độ thuê bao điện thoại cố định, điện thoại di động là 99,7 máy/100 dân; 100% các xã, phường, thị trấn được kết nối Internet và được phủ sóng điện thoại di động, mật độ thuê bao Internet là 8,2 thuê bao/100 dân; tổng thuê bao myTV, NexTV là 13.702 thuê bao; tổng chiều dài cáp quang là 2.211km, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được quang hóa, 117 tuyến cáp ngầm với tổng chiều dài khoảng 260km đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet của khách hàng. Doanh thu về viễn thông đạt 300 tỷ/năm, nộp ngân sách nhà nước gần 20 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mạng viễn thông của tỉnh vẫn còn có hạn chế. Mặc dù tất cả các tổng đài đã được số hóa, sử dụng công nghệ mới, nhưng do tỉnh có địa hình phức tạp, các tuyến truyền dẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chủ yếu dùng Viba có độ an toàn không cao. Các chỉ tiêu về điện thoại và Internet của tỉnh đều thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy mạng lưới đạt độ phủ tốt nhưng mức độ sử dụng dịch vụ rất thấp, khách hàng đa phần sử dụng dịch vụ cơ bản (thoại), các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng có doanh thu thấp.
Mạng thông tin di động được phủ sóng 100% các huyện thị nhưng vẫn còn vùng sóng yếu, lõm sóng, các nhà cung cấp dịch vụ hầu hết chỉ phủ sóng đến trung tâm các huyện, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư, nguyên nhân chính
do số lượng trạm phát sóng thưa, nếu tập trung đầu tư toàn bộ thì hiệu quả đầu tư thấp.
Dịch vụ Internet băng rộng do hạn chế về thiết bị truy nhập DSLAM và băng thông đường trục nên mới cung cấp cho một số khách hàng là các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ở các đô thị, chưa được cung cấp rộng rãi cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Dịch vụ Internet còn kém phát triển, hiệu quả sử dụng chưa cao. Các dịch vụ liên quan đến ứng dụng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trợ giúp sản xuất nông nghiệp, đào tạo hầu như chưa có hoặc người dân chưa được tiếp cận. Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ứng dụng ở mức sơ khai, Internet chủ yếu dùng cho giải trí (chat, nghe nhạc, đọc tin,v.v…).
Hệ thống cấp, thoát nước
Cấp nước đô thị
Hệ thống cấp nước sạch hiện mới chỉ tập trung ở một số khu vực thị xã, thị trấn của các trung tâm huyện lỵ:
TP. Bắc Kạn: Công suất thiết kế 8.000m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 4.500 m3/ngày.đêm.
Thị trấn Nà Phặc (H. Ngân Sơn): Công suất thiết kế 500 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 294 m3/ngày.đêm.
Trung tâm xã Vân Tùng (H. Ngân Sơn): Công suất thiết kế 1.100 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 574 m3/ngày.đêm.
Thị trấn Chợ Rã (H. Ba Bể): Công suất thiết kế 800 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 764 m3/ngày.đêm.
Thị trấn Chợ Mới (H. Chợ Mới): Công suất thiết kế 700 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 500 m3/ngày.đêm.
Thị trấn Phủ Thông (H. Bạch Thông): Công suất thiết kế 1.000 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 203 m3/ngày.đêm.
Thị trấn Bằng Lũng (H. Chợ Đồn): Công suất thiết kế 800 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 800 m3/ngày.đêm.
Thị trấn Yến Lạc (H. Na Rì): Công suất thiết kế 750 m3/ngày.đêm; Công suất khai thác thực tế 675 m3/ngày.đêm.
Khoảng 65% dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch. Còn lại ở các vùng khác, do khó khăn về địa hình, về vốn đầu tư cho nên số hộ dân được dùng nước sạch còn rất hạn chế.
4.2. Cấp nước nông thôn
Thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134... đến 2015 có 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tăng 15% so với năm 2010; Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước theo QCVN 02: 2009/BYT đạt 21,25% (tăng 7,41% so với cuối năm 2011).
Các công trình nước sạch nông thôn chủ yếu ở các vùng miền núi, việc quản lý, vận hành còn yếu nên hiệu quả sử dụng còn thấp.
5. Hệ thống thủy lợi
Công tác thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực góp phần đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và an toàn cho nhân dân. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.270 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; 02 hồ chứa thủy lợi dung tích trữ trên 01 triệu m3; 09 hồ chứa có đập cao >15m; 20 trạm bơm được xây dựng; trên 710 km kênh mương được kiên cố hóa. Tổng năng lực tưới hệ thống thủy lợi đến năm 2015 đạt trên 18.000 ha diện tích gieo trồng lúa 02 vụ, (tăng gần 3.000 ha so với năm 2010), đáp ứng 85% diện tích canh tác lúa lúa. Ngoài ra, các công trình thủy lợi còn phục vụ tưới hơn 1.000 ha rau màu và thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
- Các công trình hồ chứa: Chủ yếu là các hồ có dung tích nhỏ từ 0,2 - 0,6.106m3, duy nhất có hồ Bản Chang (H. Ngân Sơn), hồ Khuổi Khe (H Na Rì) có dung tích trên 1 triệu m3.
Các công trình đập dâng có diện tích tưới lớn trên địa bàn tỉnh:
Trung thuỷ nông Nam Cường: Được xây dựng từ năm 1987 trên suối Tà Điểng thuộc xã Đồng Lạc huyện Chợ Đồn. Đập được thiết kế với chiều dài L = m, chiều cao H= 2,5 m (bằng đá xây phủ bê tông). Với nhiệm vụ tưới cho 107 ha lúa 2 vụ của xã Nam Cường. Hiện tại do hệ thống kênh mương hư hỏng nên hiện tại chỉ đảm bảo tưới được 60 ha.; Đập kênh Cạm Báng: Hiện tại công trình còn phát huy tác dụng tốt, kênh mương còn vài tuyến bị rò rỉ.
Cụm công trình Đông Nam - Ba Bể gồm:Đập Pù Mắt - Xã Chu Hương - Huyện Ba Bể được xây dựng xong năm 2006 có nhiệm vụ tưới cho 120 ha. Hiện tại công trình đã bắt đầu khai thác sử dụng tốt. Tuy nhiên kênh tả còn 3.000 m, kênh hữu còn 300m chưa được kiên cố hoá; Đập Nà Bưa - Xã Mỹ Phương - Huyện Ba Bể có nhiệm vụ tưới cho 90 ha; Đập Kéo Tân - Xã Hà Hiệu - Huyện Ba Bể tưới 20 ha.
Đập Phai Chừa - Xã Phương Viên huyện Chợ Đồn: đưa vào bàn giao sử dụng năm 2006 với nhiệm vụ tưới 80 ha.
Đập Vằng Giang - Xã Đồng Lạc huyện Chợ Đồn: xây dựng năm 1997 với nhiệm vụ tưới 78 ha.
Trung thuỷ nông Thanh Mai - Xã Thanh Mai huyện Chợ Mới tưới 40 ha. Đập Pù Đồn - Nà Ngò - Xã Mỹ Phương huyện Ba Bể, diện tích tưới thiết kế 14,9 ha.
Các công trình trạm bơm: Toàn tỉnh có 24 trạm bơm, bao gồm các loại trạm bơm điện, bơm dầu, bơm thuỷ luân. Nhìn chung đây là các trạm bơm nhỏ, diện tích tưới từ 3 -20 ha.
được xây kiên cố còn lại phần lớn là các công trình phai tạm do dân tự làm bằng vật liệu tại chỗ như tre, gỗ, đá xếp, rọ thép... hàng năm sau mỗi mùa lũ đều bị phá huỷ phải làm lại, các mương đất chạy ven sườn núi thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp.
Kênh mương: Trên địa bàn tỉnh có tổng số 667,03 km kênh mương các loại của các hệ thống công trình thuỷ lợi, trong đó hiện đã kiên cố hoá được 622,71 km đạt trên 90%, còn lại là kênh đất chưa được kiên cố.
Kè bảo vệ: Kè bảo vệ bờ, đất canh tác và bảo vệ dân sinh tại các vị trí xung yếu dọc các tuyến sông có: 26.503m.
Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của tỉnh có khoảng 36.000 ha cần nhu cầu tưới trong khi hệ thống thủy lợi của tỉnh theo thiết kế đảm bảo tưới cho khoảng 27.000 ha song thực tế tưới mới đạt khoảng21.000 ha đạt 60% diện tích cần tưới.
công trình hồ chứa tưới thực tế cho lúa vụ Đông Xuân: 298 ha, lúa vụMùa:629 ha và tưới màu, cây lâu năm là: 273 ha.
Các công trình phai, đập dâng, kênh mương, xi phông tưới thực tế lúa vụ Đông Xuân 5.880 ha, lúa vụ Mùa 9.936 ha và tưới màu, cây lâu năm 4.115 ha.
24 công trình trạm bơm thực tế tưới vụ Đông Xuân 98 ha và vụ Mùa tưới 149 ha và tưới màu, cây lâu năm 53 ha.
Năng lực tưới thực tế của các công trình thuỷ lợi hiện tại chủ yếu là tưới cho lúa là chính, tưới màu và cây lâu lăm chỉ tưới được một phần.
Lúa vụ Đông Xuân: Đảm bảo tưới chủ động được 6.011 ha, còn lại diện tích tưới lúa bấp bênh là 1.388 ha.
Lúa vụ Mùa: Đảm bảo tưới chủ động được 10.715 ha, còn lại diện tích tưới lúa bấp bênh là 3.638 ha.
Ngoài ra, các công trình còn kết hợp tưới ẩm cho 4.440 ha màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình thuỷ lợi hiện tại không đảm bảo nhiệm vụ tưới thiết kế, do khó khăn về nguồn nước và phụ thuộc vào nước trời, phần lớn các công trình đều nằm trên các con suối nhỏ, vì vậy nguồn nước không ổn định, nước được trữ lại trong các lớp phủ thực vật trên các sườn đồi, núi, lớp phủ thực vật một số vùng giảm do chặt phá rừng, vì vậy đa số các dòng suối nhỏ trong vùng đều bị cạn kiệt vào mùa khô. Các công trình đều đã có thời gian dài vận hành, nhiều công trình đã bị xuống cấp; hệ thống kênh mương phần lớn là kênh đất, dễ bị sạt lở, thất thoát nước lớn dẫn đến năng lực tưới kém.
V. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
1. Quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép được
kiềm chế; nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên.
Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã hoàn thành 100% công tác đo đạc bản đồ địa chính cho 122/122 xã, phường, thị trấn, đến nay hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý khoáng sản ngày càng được tăng cường: mọi hoạt động khai thác khoáng sản đều phải gắn với chế biến sâu, tạo thêm nhiều việc làm, gia tăng giá trị tài nguyên, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
Hệ thống chính sách, các quy định về bảo vệ môi trường đã được xây dựng cơ bản; Tổ chức bộ máy và nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường được tăng cường. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg đã được xử lý dứt điểm; Các cảnh quan thiên nhiên, giá trị của đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh bước đầu được điều tra, quy hoạch, bảo vệ và bảo tồn.
Tuy nhiên, ý thức tự giác về bảo vệ môi trường của cộng đồng chưa cao; hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập; nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt