Phát triển khu vực dịch vụ

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 110 - 114)

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

3. Phát triển khu vực dịch vụ

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Xác định thương mại, dịch vụ, du lịch là mũi nhọn, khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống nhân dân.

Phát triển nhanh, đa dạng và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ; ưu tiên phát triển các loại hình, sản phẩm dịch vụ cho sản xuất, đời sống như dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối...

đạt khoảng 10%/năm; trong giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên10%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng GRDP đạt khoảng 47% vào năm 2020 và 49% vào năm 2030.

3.2. Phương hướng phát triển và giải pháp thực hiện

Thương mại:

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ thương mại, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020 bình quân tăng khoảng 16%/năm, giai đoạn 2021-2030 bình quân tăng trên 20%/năm.

Thực hiện tốt việc quản lý chất lượng hàng hoá, đảm bảo việc cung ứng hàng hoá đúng chất lượng, nhất là trong các dịp lễ, tết. Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện cho mọi chủ thể kinh tế phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp lý.

Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng hình thành các nguồn hàng có quy mô lớn, ổn định, chất lượng cao; giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế và gia công nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 5 triệu USD và đạt trên 15 triệu USD vào năm 2030.

Củng cố mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh theo hướng: mở thêm chợ mới ở những địa bàn mà mật độ chợ thấp và quu mô dân số phục vụ quá cao, sắp xếp hợp lý những chợ tự phát chưa có địa điểm theo qui hoạch và những chợ cần phải di dời, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chợ hiện có.

Đối với TP.Bắc Kạn và các thị trấn huyện lỵ: phát triển hệ thống chợ đầu mối làm trung tâm phân phối các luồng hàng đến các huyện và các xã trong khu vực. Tiếp tục nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có; Sắp xếp, quản lý các dãy phố buôn bán theo hướng khang trang, sạch đẹp, đảm bảo văn minh đô thị và vệ sinh môi trường.

Đối với các trung tâm cụm xã: xây dựng các chợ, các điểm thương mại cung cấp hàng tiêu dùng, vật tư sản xuất và tổ chức thu mua nông sản hàng hóa, đáp ứng yêu cầu trao đổi sản phẩm của nhân dân trong khu vực.

Đối với các xã: nâng cấp, mở rộng và xây mới hệ thống chợ xã đảm bảo đến năm 2020 tất cả các xã đều có khu vực buôn bán, trao đổi hàng hoá.

b) Du lịch:

Tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, từng bước khẳng định Bắc Kạn là một trong những điểm đến du lịch của cả nước với 4 loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng vùng miền núi, du lịch lịch sử - văn hóa lễ hội - mua sắm, du lịch tâm linh và du lịch thương mại, công vụ (tổ chức hội nghị hội thảo kết hợp

du lịch).

Dự kiến đến năm 2020 đón được 570 – 670 nghìn lượt khách trong đó có 19-20 nghìn lượt khách quốc tế, đến năm 2025 đón được 880.000- 1.135.000 lượt khách trong đó có 28.000 – 35.000 lượt khách quốc tế và đến năm 2030 đón được 1.240.000 – 1.760.000 lượt khách du lịch trong đó có 40.000 – 60.000 lượt khách quốc tế.

Đầu tư khu du lịch Quốc gia Ba Bể trở thành trung tâm du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc gia với các loại hình du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội truyền thống.

Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu cho các sản phẩm du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa - lễ hội, tâm linh; tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh, liên kết hợp tác với các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội trong phát triển du lịch, gắn phát triển du lịch của Bắc Kạn với du lịch của Hà Nội và Vùng trung du và miền núi Bắc bộ.

Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực như: khách sạn, nhà hàng; phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, mở thêm các tour du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Tiếp tục đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc.

Chú trọng ưu tiên hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của tỉnh năng lực và khả tài chính để cùng địa phương chủ động trong công tác phát triển du lịch của tỉnh, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, góp phần đưa du lịch Bắc Kạn phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có.

Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ của các khách sạn, nhà nghỉ và các khu du lịch để đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi của khách du lịch (nhất là khu du lịch Ba Bể); khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác tiềm năng du lịch; nâng cao trình độ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp kinh doanh và công tác phối hợp trong quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khu vực huyện Ba Bể. Thực hiện chương trình phát triển du lịch của tỉnh, tập trung đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch.

c) Vận tải:

Phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải, tăng cường các tuyến vận tải nội huyện, nội tỉnh và liên tỉnh đáp ứng yêu cầu chuyên chở vật tư, hàng hoá và đi lại của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư và xã hội hóa các bến xe tuyến huyện, thực hiện tái cơ cấu các bến xe ô tô khách chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên.

Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải giai đoạn 2016-2020 dự kiến bình quân tăng 6,5%/năm, giai đoạn 2021-2030 bình quân tăng

7,5%/năm.

Số lượt hành khách vận chuyển dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 1.000 nghìn người, đến năm 2030 đạt khoảng 1.800 nghìn người, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 4,5%/năm, giai đoạn 2021-2030 bình quân tăng 5,5%/năm.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển đến năm 2020 đạt 1.800 nghìn tấn, đến năm 2030 đạt 3.000 nghìn tấn, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 4,5%/năm, giai đoạn 2021-2030 bình quân tăng 5%/năm.

d) Các lĩnh vực dịch vụ khác:

Thực hiện chuyển các hoạt động sự nghiệp sang cơ chế cung ứng dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường.

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ tại các trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ như dịch vụ văn hoá - thể thao, vui chơi giải trí, đại lý cung cấp, dịch vụ chăm sóc cá nhân...

Đổi mới căn bản cơ chế cung ứng các loại hình dịch vụ khoa học công nghệ, tin học, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, tư vấn pháp luật.. . đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tiện ích ngân hàng; khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ và định hướng của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, phát triển các dịch vụ tài chính như: kiểm toán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, tư vấn tài chính, thông tin tư vấn kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

Phát triển dịch vụ thông tin và truyền thông theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, độ bao phủ rộng, chất lượng cao. Khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin công ích phục vụ các thành phần kinh tế và đời sống nhân dân. Hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc, tiếp tục phát triển mạnh mẽ dịch vụ bưu chính viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập.

Nâng cao chất lượng hoạt động phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản đáp ứng yêu cầu phản ánh thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện các mặt của đời sống xã hội đến các tầng lớp nhân dân. Từng bước thực hiện lộ trình số hóa phát thanh, truyền hình theo hướng kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng (vệ tinh, mặt đất, cáp, internet). Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của đất nước và của tỉnh.

4. Thu, chi ngân sách

Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tiền tệ theo chức năng, nhiệm vụ từng ngành. Thực hiện đúng luật ngân sách, luật kế toán...;

Tăng cường đổi mới trong quản lý tài chính, thực hiện phân cấp, giao quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách; thực hiện công khai trong phân bổ dự toán và chi tiêu ngân sách.

Đảm bảo huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách, tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chống thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, phấn đấu thu cân đối NSNN trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 14% so GRDP (khoảng 2.160 tỷ đồng), trong đó thu nội địa đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 thu nội địa tăng trên 18%/năm; thu cân đối

NSNN trên địa bàn đến năm 2030 đạt khoảng 14,7% so tổng GRDP (khoảng 8.460 tỷ đồng), trong đó thu nội địa đạt khoảng 4.800 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021-2030 thu nội địa tăng khoảng 16%/năm.

Tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN, xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ NSNN; đẩy mạnh công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ngân hàng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, nhất là vốn hỗ trợ cho vay vốn đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn góp phần cải

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w