Phát triển văn hoá, thể dục thểthao và gia đình

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 119)

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA XÃ

3. Phát triển văn hoá, thể dục thểthao và gia đình

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, gắn với thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân; Xây dựng con người văn hóa trong thời kỳ mới đề cao tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, có trách nhiệm cao hơn với xã hội và biết phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại phù hợp với su thế hội nhập ngày càng cao;Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và giữa các giai tầngxã hội; Thực hiện tốt xã hội hóa để phát triển đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Phát triển văn hóa góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tôc;,̣ bảo vê ,̣vàphát huy giátri ,̣di tích licḥ sử, danh lam thắng cảnh thưc,̣ hiên các chỉ tiêu phát triển văn hóa nông thôn; phát triển các môn thểthao cóthếmanh,,̣ giǹ giữvàphát triển các môn thểthao dân tôc,̣ truyền thống; đầu tư xây dưng,̣ các thiết chếvăn hóa - thểthao.

Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 12/11/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy tính gắn kết cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết thực hiện tốt các tiêu chí “Gia đình văn hóa”, “làng, bản, tổ dân phố văn hóa”, “ Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, các hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới.

Tu bổ, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh nhằm phục vụ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và phát triển du lịch địa phương như di tích lịch sử Nà Tu, cụm di tích ATK Chợ Đồn, di tích quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể. Xây dựng các chế tài, chính sách đãi ngộ phù hợp để động viên, khuyến khích các nghệ nhân và cộng đồng tham gia vào hoạt động gìn giữ, truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của di sản văn hóa trong đời sống xã hội và phục vụ phát triển du lịch Bắc Kạn. Xây dựng đề án công nhận, xếp hạng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã kiểm kê; xây dựng đề án bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường đầu tư kinh phí, từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao các cấp theo quy hoạch và chuẩn của Bộ VHTT&DL; Tập trung nguồn lực xây dựng các công trình thể thao trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện, các khu văn hóa thể thao cấp xã, cấp thôn theo chuẩn tiêu chí của Bộ VHTT&DL.

Phấn đấu đến năm 2020:

Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá đạt 85%.

Số thôn, làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hoá đạt 72%.

Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá đạt 92%. Khoảng 70% xã, phường, thị trấn có trụ sở xã đạt chuẩn.

Phấn đấu 90% đơn vị hành chính cấphuyện, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao; 60% xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa – thể thao; 90% thôn, bản, tổphố có nhà văn hóa.

100% xã, phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt.

Mở rộng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ra các lứa tuổi. Nâng tỷ lệ dân số tham gia rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 31%.

Xây dựng các chương trình, đề án cụ thể phát triển từng môn thể thao thành tích cao của tỉnh; nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; xây dựng kịp thời các cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao, nhất là cơ chế đãi ngộ đặc biệt đối với các tài năng thể thao, các vận động viên được đầu tư trọng điểm của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có 6/8 huyện, thành phố có sân vận động, 4/8 huyện, thành phố có nhà thi đấu thể dục thể thao với quy mô phù hợp, 100% xã, phường có sân bãi hoặc khu tập luyện thể dục thể thao.

Đến năm 2030:

Số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá đạt trên 95%.

Số thôn, làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hoá đạt trên 80%.

Trên 85% xã, phường, thị trấn có trụ sở xã đạt chuẩn.

Phấn đấu trên 95% đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao; 70% xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa – thể thao; trên 95% thôn, bản, tổ phố có nhà văn hóa.

100% xã, phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt.

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% huyện, thành phố có sân vận động, trên 70% huyện, thành phố có nhà thi đấu thể dục thể thao với quy mô phù hợp, 100% xã, phường có sân bãi hoặc khu tập luyện thể dục thể thao.

Lĩnh vực Báo chí – Xuất bản:

Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa loại hình hoạt động của lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin và truyền thông. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã, phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt.

Báo in, báo điện tử: Giữ nguyên 01 cơ quan báo chí in hiện có là Báo Bắc Kạn. Đến năm 2020 duy nhất báo Bắc Kạn là ấn phẩm báo chính trị, duy trì số lượng 01 cơ quan báo điện tử là Báo Bắc Kạn điện tử và Tạp chí Văn nghệ Ba Bể của Hội Văn hoạc nghệ thuật tỉnh.

Phát thanh- truyền hình: Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh: Đến năm 2020 nâng thời lượng phát sóng chương trình lên 24h/ngày. Thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng. Toàn bộ phần truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp thực hiện, kênh truyền hình Bắc Kạn được phát ở nhiều phương thức khác nhau: Phát vệ tinh, số mặt đất, trên hệ thống truyền hình cáp và các hệ thống truyền hình IPTV. Đài Truyền thanh- Truyền hình cấp huyện: Phối hợp với Đài PT&TH tỉnh sản xuất ít nhất 01 bản tin phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần. Khuyến khích phát sóng bản tin thời sự bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc đối với các huyện có người dân tộc sinh sống, với thời lượng tối thiểu 1 chương trình là 15 phút/ngày. Đài truyền thanh xã, thị trấn: Đến năm 2020, 100% xã có trạm truyền thanh hoạt động hiệu quả. Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 03 giờ/ngày, phát sóng chương trình của Đài xã 2 buổi/ngày, thời lượng phát sóng đạt 30 phút/buổi. Truyền hình trả tiền: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng Đề án tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động cho hệ thống truyền thanh cơ sở giai đoạn 2016-2020.

Đến năm 2020, hoàn thành các chỉ tiêu 100% các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh có Đài truyền thanh được đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; 100% các xã, thị trấn có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản lý và vận hành hiệu quả Đài truyền thanh cơ sở và được hưởng mức phụ cấp tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác ổn định, lâu dài; 100% các xã, thị trấn được đảm bảo kinh phí thường xuyên cho hoạt động của Đài truyền thanh xã. Hằng năm có bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên để các trạm truyền thanh xã hoạt động tốt.

thiện Cổng thông tin điện tử theo hướng ổn định khung thông tin, tạo nền nếp trong nhiệm vụ tích hợp dữ liệu của ngành, đơn vị, địa phương và nâng cao chất lượng biên tập thông tin. Đến năm 2020 tất cả các cơ quan, Sở, ban, ngành có trang thông tin điện tử có nội dung cập nhật thường xuyên, hoạt động ổn định hiệu quả.

Dân số, lao động và việc làm

Về dân số

Dự báo dân số trung bình tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 có khoảng 329 nghìn người và đến năm 2030 có khoảng 354 nghìn người; tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2020 bình quân tăng 1%/năm, giai đoạn 2021-2030 bình quân tăng 0,73%/năm.

Dân số thành thị đến năm 2020 chiếm 21% và đến năm 2030 chiếm 30%. Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo không áp dụng kỹ thuật khoa học để sinh đẻ theo ý muốn về giới tính là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng về giới tính; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

4.2. Lao động và việc làm

a) Quan điểm, mục tiêu

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư mở thêm ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác; thực hiện các giải pháp để giúp người thất nghiệp, người thiếu việc có việc làm. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển nguồn lực con người và giải quyết việc làm cho người lao động.

Giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm cho khoảng 4.500 người mỗi năm; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 5.000 người mỗi năm.

Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 30%; đến năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó đào tạo nghề đạt khoảng 45%.

Dự báo nhu cầu lao động và phương hướng giải quyết việc làm

Trên cơ sở thực trạng biến động dân số, lao động thời kỳ 2011 - 2015, dự báo đến năm 2020 số lao động từ 15 tuổi trở lên cần có việc làm trên địa bàn tỉnh có khoảng 225,4 nghìn người và đến năm 2030 có khoảng 242,5 nghìn người.

Bảng 31 : Dự báo dân số, lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

T Chỉ tiêu ĐV TH DCQH T.nhìn Tốc độ tăng (%/năm)

T 2015 2020 2030 11_15 16_20 21_30

1 Dân số TB (ngh người) 1000 n 313,08 329,05 353,97 1,03 1,00 0,73

2 LĐ từ 15 tuổi trở lên 1000 n 211,99 225,40 242,47 2,15 1,23 0,73

Tỉ lệ so với dân số TB % 67,71 68,50 68,50

Tỉ lệ so với dân số TB 18,92 21,0 30,0

4 Dân số nông thôn 1000 n 253,83 259,95 247,78 0,35 0,48 -0,48

Tỉ lệ so với dân số TB % 81,08 79,00 70,00

5 LĐ từ 15 tuổi trở lên đang 1000 n 209,75 221,78 240,70 2,25 1,12 0,82

LV

Tỉ lệ so với dân số TB % 66,99 67,40 68,00

6 LĐ từ 15 tuổi trở lên đang 1000 n 33,78 44,50 68,60 3,45 5,67 4,42

LV ở thành thị

Tỷ lệ so dân số th.thị % 57,01 64,40 64,60

Tỉ lệ so với dân số TB % 10,79 13,52 19,38

7 LĐ từ 15 tuổi trở lên đang 1000 n 175,97 177,28 172,10 2,03 0,15 -0,30

LV ở n.thôn

Tỷ lệ so dân số n.thôn % 69,33 68,20 69,46

8 LĐ từ 15 tuổi đang LV theo 1000 n 209,75 221,78 240,70 2,25 1,12 0,82

loại hình kinh tế Tỉ lệ so với dân số TB % 66,99 67,40 68,00 9 LĐ ở khu vực nhà nước 1000 n 20,48 21,51 23,11 10 LĐ ở khu vực ngoài nhà 1000 n 189,22 200,16 217,35 nước 11 LĐ ở khu vực có vốn nước 1000 n 0,05 0,11 0,24 ng

12 Cơ cấu lao động % 100 100 100

Khu vực nhà nước % 9,76 9,70 9,60

Khu vực ngoài nhà nước % 90,21 90,25 90,30

Khu vực có vôn nước ngoài % 0,02 0,05 0,10

13 Tổng số người thất nghiệp 1000 n 1,81 1,94 2,12

Tỷ lệ thất nghiệp % 0,86 0,86 0,88

14 Số LĐ thất nghiệp thành thị 1000 n 0,75 0,91 1,26

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 2,18 2,00 1,80

15 Số LĐ thất nghiệp n.thôn 1000 n 1,06 1,03 0,86

Tỷ lệ thất nghiệp nông thôn % 0,60 0,58 0,50

16 Tỷ lệ LĐ từ 15T đang LV đã % 15,22 19,06 34,11 3,85 4,60 7

qua đào tạo nghề

17 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 30,0 40,0 75,0 9,57 5,92 6,49

18 Tỷ lệ hộ nghèo % 10,63 7,0 < 1

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi đào tạo nghề cần phải có bước đột phá, không chỉ cho nhu cầu hiện tại mà chuẩn bị nguồn nhân lực để chủ động cho các bước phát triển tiếp theo.

Tập chung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành đội ngũ lao động lành nghề góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư vào tỉnh. Phát triển thị trường lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, người dân tộc thiểu số, lao động nghèo, đối

tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ và thanh niên nông thôn.

Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên xuốt đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện để đưa người của địa phương đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tìm việc làm ở bên ngoài địa bàn tỉnh và đây là một trong những giải pháp để mở rộng giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật ngành nghề sản xuất và mở rộng kinh doanh với các vùng miền khác góp phần phát triển bền vững của tỉnh.

5. Giảm nghèo và an sinh xã hội

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 04/6/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020.

Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ giảm nghèo đối với các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn đảm bảo giảm nghèo bền vững. Thực hiện chương trình "Xoá đói, giảm nghèo" trên địa bàn bằng các chương trình khuyến nông, cho vay vốn với lãi suất thấp để các hộ nghèo tự vươn lên. Kết hợp, lồng ghép các chương trình giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác tập trung đầu tư, tạo chuyển biến mạnh về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn gắn với thực hiện tiêu chínông thôn mới. Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn từng giai đoạn) giảm hàng năm khoảng 2 - 2,5%.

Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện các vùng nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, khuyến nông – lâm – ngư, tiêu thụ sản phẩm… để phát triển sản xuất, tăng thu nhập phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Nhân rộng các mô hình hỗ trợ sinh kế, sản xuất, giảm nghèo bền vững có hiệu quả.

Nâng mức sống hộ gia đình chính sách người có công; thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội đã ban hành. Từng bước nâng cao mức sống cho đối tượng xã hội; trợ giúp tạo điều kiện để các đối tượng tự khắc phục khó khăn vươn lên hòa nhập cộng đồng. Thực hiện tốt công tác cứu trợ đột xuất đảm bảo

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w