Lựa chọn bước đi trong thời kỳ quy hoạch
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo quy hoạch, lựa chọn các bước đi thực hiện quy hoạch như sau:
Giai đoạn 2016-2020:
Tập trung hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, hệ thống điện, cấp nước, hệ thống thủy lợi tưới, tiêu phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; hoàn thành các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở bệnh viện, y tế; hệ thống hạ tầng giáo dục trường lớp; ...
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa dựa trên các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.
Quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật KCN Thanh Bình và các cụm công nghiệp theo quy hoạch; tăng cường thu hút đầu tư sớm lấp đầy các khu, cụm công nghiệp ổn định sản xuất.
Tập trung đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng các khu du lịch, đặc biệt khu du lịch Hồ Ba Bể thu hút du khách phát triển dịch vụ du lịch.
Phát triển hệ thống hạ tầng khu du lịch sinh thái Hồ Nặm Cắt.
Thực hiện chương trình củng cố hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (các chợ đầu mối thu mua các sản phẩm; các trung tâm thương mại...) để thúc đẩy giao thương và sản xuất.
Tập trung đầu tư một số công trình, dự án trọng tâmvề tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.Tập chung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thực hiện các chương trình dự án nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Tiếp tục thực hiện 2 chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Giai đoạn 2021-2030:
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo định hướng. Quy hoạch và xây dựng thị xã Chợ Rã sớm thành thị xã trước năm 2030. Quy hoạch và xây dựng các đô thị định hướng thành thị xã và thị trấn đến năm 2030; Tập trung đầu tư xây dựng thị trấn Bằng Lũng và thị trấn Chợ Mới sớm thành thị xã.
-Tiếp tục hoàn chỉnh các khu, cum công nghiệp và thu hút đầu tư mở rộng sản xuất.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ du lịch và thương mại; trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử.
(Phụ lục 1 kèm theo)
XIII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Kết quả đạt được của tỉnh đến năm 2020
Nếu thực hiện thắng lợi định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đã nêu trên, đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn có bước phát triển đáng kể như sau:
Bảng 35 : Một số chỉ tiêu đạt được của tỉnh đến năm 2020
Tăng bình quân
Chỉ tiêu TH 2015 Dự báo 2020 (%/năm)
”11-”15 ”16-”20 1. Tổng dân số TB (nghìn người) 313,08 329 1,03 1,00 Thành thị 59,2 69,1 4,3 4,4 Nông thôn 253,8 260 0,4 0,4 2.Tổng GRDP (giá ss 2010, tỷ 5.476 7.599 5,9 6,8 đồng)
- Nông, lâm nghiệp và t.sản 1.852 2,387 9,4 5,2
- CN-XD 781 1,071 -2,5 6,5
- Dịch vụ 2.658 3,851 6,6 7,7
- Thuế sản phẩm - trợ cấp 184 290 9,2 9,5
3. Tổng GRDP giá HH (tỷ đồng) 7.823 15.378
4. Cơ cấu GRDP (giá HH %) 100 100
- Nông, lâm nghiệp và t.sản 35.95 34.6
- CN-XD 15.33 16.4
- Dịch vụ 46.37 46.8
- Thuế sản phẩm - trợ cấp 2.35 2.2
5. GRDP BQ/người
Theo giá hh (tr.đ) 25.0 45
Theo USD (hh, USD) 1.135 1.826
6. GDP BQ/người so với vùng 82.5 82.7
TDMNPB (%)
7. GDP BQ/người so cả nước (%) 49.38 55.0
Tầm nhìn đến năm 2030
Dự báo hình ảnh của tỉnh đến năm 2030 về kinh tế, văn hóa xã hội, kết cấu hạ tầng và vị trí của tỉnh trong vùng TDMNPB như sau:
Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển đạt mức trung bình của vùng TDMNPB; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, giải quyết cơ bản các vấn đề xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Là tỉnh có du lịch khá phát triển thu hút được du khách trong và ngoài nước, kết nối được với mạng lưới du lịch của nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới, là điểm đến thường xuyên của nhiều tour du lịch quốc tế. Các khu vực du lịch của tỉnh có cơ sở hạ tầng khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí khá hiện đại cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển đều khắp trên địa bàn.
Có trình độ phát triển khá cao cả về kinh tế, xã hội, đô thị, mạng lưới kết cấu hạ tầng, là trung tâm dịch vụ du lịch – thương mại của cả vùng TDMNPB với động lực kinh tế là du lịch, dịch vụ.
Nông nghiệp phát triển khá với nhiều sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín trên nhiều thị trường.
Dân số trung bình của tỉnh đến năm 2030 vào khoảng 356 nghìn người, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 170 triệu đồng/ người tương đương 5.436 USD /người (theo giá hiện hành) bằng 100% so GRDP bình quân đầu người của vùng TDMNPB và bằng 67% so GRDP bình quân đầu người của cả nước.
Các tuyến giao thông đảm bảo năng lực kết nối với các tuyến trục, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách một cách nhanh chóng giữa các đô thị trong tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại trong ngày của nhân dân và khách du lịch.
Môi trường sinh thái được bảo vệ, môi trường đô thị, môi trường tại các khu công nghiệp, khu du lịch... được quản lý tốt.
Phần thứ tư
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH I. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ
Nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư
Để thực hiện được các mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính cần khoảng 219 nghìn tỷ đồng trong đó riêng trong thời kỳ quy hoạch giai đoạn 2016 – 2020 ước tính cần khoảng 31 nghìn tỷ đồng; còn lại giai đoạn 2021-2030 dự kiến cần khoảng 188 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến huy động được 11 nghìn tỷ sẽ đáp ứng được khoảng 35,5% nhu cầu tổng vốn đầu tư; trong giai đoạn 2021-2030 dự kiến huy động được 64 nghìn tỷ đáp ứng được khoảng 34% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Bảng 36:Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030
Chỉ tiêu Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030
Nghìn tỷ đồng % Nghìn tỷ đồng %
Tổng vốn đầu tư 31 100 188 100
1. Từ Ngân sách nhà nước 11 35.5 64.0 34.0
Trong đó: vốn ODA 1.4 6.0 11.3 6
Vốn cân đối NS địa phương 2.5 4.5 11.3 6
Vốn bổ sung NS có mục tiêu từ 5.0 15.0 22.6 12 NSTW Vốn chương trình MTQG 0.8 5.5 9.4 5 Vốn trái phiếu chính phủ 0.9 3.0 5.6 3 Vốn khác 0.5 1.5 3.8 2.0 2. Các nguồn vốn khác 20 64.5 124 66 Tr đó: - Vốn DN và dân cư 9.3 30.0 62 33 - Vốn từ bên ngoài 10.7 34.5 62 33
Các nguồn vốn khác đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ khu vực dâncư ước tính trong giai đoạn 2016-2020 huy động được khoảng 20 nghìn tỷ đồng chiếm 55,5% trong cơ cấu vốn đầu tư; trong giai đoạn 2021-2030 dự kiến huy động được khoảng 124 nghìn tỷ đồng đáp ứng 66% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Các giải pháp huy động vốn
Để huy động được nguồn vốn đầu tư nói trên cần đẩy mạnh việc huy động tối đa nội lực từ nền kinh tế, đa dạng hoá các hình thức huy động, các hình thức tạo vốn, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tăng cường xã hội hoá y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, hạ tầng xã hội...; Tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, các thành phố lớn, vốn Ngân sách Trung ương và của
tỉnh; Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ....
Trước hết cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Đẩy mạnh công tác qui hoạch và quản lý qui hoạch để định hướng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng các dự án.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng qui hoạch. Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng các đô thị, qui hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng theo hướng mở rộng qui mô và phát triển vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, vừa phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, bền vững.
Chú trọng đẩy mạnh công tác lập qui hoạch 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/1000 và qui hoạch 1/500 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư các dự án. Đẩy mạnh lập qui hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo hướng đảm bảo kiến trúc đô thị đồng bộ, văn minh, hiện đại; qui hoạch các khu dân cư, hành chính, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, các trung tâm thương mại, dịch vụ, công viên, các vùng có dự án đầu tư....
Tăng cường quản lý qui hoạch và xây dựng đô thị đúng qui hoạch, đảm bảo kiến trúc đô thị. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý qui hoạch, quản lý xây dựng đô thị. Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, quản lý xây dựng cho mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Tổ chức tốt việc công khai qui hoạch để nhân dân tự giác thực hiện và giám sát thực hiện qui hoạch.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Phổ biến rộng rãi các quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của tỉnh; tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với một số ngành nghề thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư.... Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hoá các thủ tục trong đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh liên doanh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài, để kêu gọi các dự án đầu tư. Tạo bước chuyển biến mang tính đột phá trong việc thu hút vốn FDI; tranh thủ và sử dụng có hiệu quả vốn ODA và NGO. Chú trọng cung cấp thông tin, quảng bá những tiềm năng thế mạnh, những cơ hội làm ăn và định hướng phát triển của tỉnh cho các nhà đầu tư.
Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình, dự án phục vụ thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, như: các cụm điểm CN –TTCN, hạ tầng du lịch, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, điện nước, công trình công cộng, vệ sinh môi trường.... Thực hiện tốt chính sách xây dựng cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi khi thuê đất, giải phóng mặt bằng các công trình, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà
đầu tư.
Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với các nguồn lực của xã hội, đặc biệt là mặt bằng, vốn và thông tin.
Phát triển thị trường tài chính, tín dụng
Phát triển thị trường tài chính, tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới các tổ chức tính dụng đến địa bàn vùng sâu, vùng xa phù hợp với quy mô, điều kiện thực tế tại địa phương.
Phát triển các hình thức huy động vốn góp bằng cổ phần, cổ phiếu, thu hút vốn thông qua liên doanh, liên kết trong và ngoài nước … Chú trọng phổ biến thông tin về đầu tư các dự án có hiệu quả cao để thu hút mọi nguồn vốn của mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia.
Đẩy mạnh công tác thu ngân sách và quản lý sử dụng ngân sách
Tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu, nhất là thu từ sản xuất kinh doanh, tăng cường khai thác nguồn thu từ quỹ đất để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ngân sách phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển đảm bảo nguyên tắc bố trí vốn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trãi, tập trung vốn để thực hiện các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá theo Nghị quyết 05 /NQ-CP của Chính phủ đối với các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao, y tế và các hoạt động dịch vụ khác, đảm bảo nguyên tắc tăng tỷ lệ xã hội hoá trong cơ cấu nguồn kinh phí và mô hình quản lý.
Huy động các nguồn vốn trong dân và các doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình xã hội hoá đường giao thông qui mô nhỏ, kiên cố hoá kênh mương, lát vĩa hè, cây xanh... và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tăng cường lập các dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh) và BT (Xây dựng – Chuyển giao) để huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp.
Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư, kích cầu sản xuất tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn... để huy động các nguồn lực trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế.
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp có tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, lao động có trình độ cao, đội ngũ quản lý nhà nước, cán bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp, đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được xem là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Tạo bước chuyển biến trong công tác dạy nghề, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Tập trung đầu tư xây dựng phát triển các trường, các trung tâm, cơ sở dạy nghề đảm bảo khả năng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng ở 3 cấp trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề). Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề, mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.
Đẩy mạnh đào tạo và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng