IV. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5. Hệ thống thủy lợi
Công tác thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực góp phần đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và an toàn cho nhân dân. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.270 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; 02 hồ chứa thủy lợi dung tích trữ trên 01 triệu m3; 09 hồ chứa có đập cao >15m; 20 trạm bơm được xây dựng; trên 710 km kênh mương được kiên cố hóa. Tổng năng lực tưới hệ thống thủy lợi đến năm 2015 đạt trên 18.000 ha diện tích gieo trồng lúa 02 vụ, (tăng gần 3.000 ha so với năm 2010), đáp ứng 85% diện tích canh tác lúa lúa. Ngoài ra, các công trình thủy lợi còn phục vụ tưới hơn 1.000 ha rau màu và thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
- Các công trình hồ chứa: Chủ yếu là các hồ có dung tích nhỏ từ 0,2 - 0,6.106m3, duy nhất có hồ Bản Chang (H. Ngân Sơn), hồ Khuổi Khe (H Na Rì) có dung tích trên 1 triệu m3.
Các công trình đập dâng có diện tích tưới lớn trên địa bàn tỉnh:
Trung thuỷ nông Nam Cường: Được xây dựng từ năm 1987 trên suối Tà Điểng thuộc xã Đồng Lạc huyện Chợ Đồn. Đập được thiết kế với chiều dài L = m, chiều cao H= 2,5 m (bằng đá xây phủ bê tông). Với nhiệm vụ tưới cho 107 ha lúa 2 vụ của xã Nam Cường. Hiện tại do hệ thống kênh mương hư hỏng nên hiện tại chỉ đảm bảo tưới được 60 ha.; Đập kênh Cạm Báng: Hiện tại công trình còn phát huy tác dụng tốt, kênh mương còn vài tuyến bị rò rỉ.
Cụm công trình Đông Nam - Ba Bể gồm:Đập Pù Mắt - Xã Chu Hương - Huyện Ba Bể được xây dựng xong năm 2006 có nhiệm vụ tưới cho 120 ha. Hiện tại công trình đã bắt đầu khai thác sử dụng tốt. Tuy nhiên kênh tả còn 3.000 m, kênh hữu còn 300m chưa được kiên cố hoá; Đập Nà Bưa - Xã Mỹ Phương - Huyện Ba Bể có nhiệm vụ tưới cho 90 ha; Đập Kéo Tân - Xã Hà Hiệu - Huyện Ba Bể tưới 20 ha.
Đập Phai Chừa - Xã Phương Viên huyện Chợ Đồn: đưa vào bàn giao sử dụng năm 2006 với nhiệm vụ tưới 80 ha.
Đập Vằng Giang - Xã Đồng Lạc huyện Chợ Đồn: xây dựng năm 1997 với nhiệm vụ tưới 78 ha.
Trung thuỷ nông Thanh Mai - Xã Thanh Mai huyện Chợ Mới tưới 40 ha. Đập Pù Đồn - Nà Ngò - Xã Mỹ Phương huyện Ba Bể, diện tích tưới thiết kế 14,9 ha.
Các công trình trạm bơm: Toàn tỉnh có 24 trạm bơm, bao gồm các loại trạm bơm điện, bơm dầu, bơm thuỷ luân. Nhìn chung đây là các trạm bơm nhỏ, diện tích tưới từ 3 -20 ha.
được xây kiên cố còn lại phần lớn là các công trình phai tạm do dân tự làm bằng vật liệu tại chỗ như tre, gỗ, đá xếp, rọ thép... hàng năm sau mỗi mùa lũ đều bị phá huỷ phải làm lại, các mương đất chạy ven sườn núi thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp.
Kênh mương: Trên địa bàn tỉnh có tổng số 667,03 km kênh mương các loại của các hệ thống công trình thuỷ lợi, trong đó hiện đã kiên cố hoá được 622,71 km đạt trên 90%, còn lại là kênh đất chưa được kiên cố.
Kè bảo vệ: Kè bảo vệ bờ, đất canh tác và bảo vệ dân sinh tại các vị trí xung yếu dọc các tuyến sông có: 26.503m.
Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của tỉnh có khoảng 36.000 ha cần nhu cầu tưới trong khi hệ thống thủy lợi của tỉnh theo thiết kế đảm bảo tưới cho khoảng 27.000 ha song thực tế tưới mới đạt khoảng21.000 ha đạt 60% diện tích cần tưới.
công trình hồ chứa tưới thực tế cho lúa vụ Đông Xuân: 298 ha, lúa vụMùa:629 ha và tưới màu, cây lâu năm là: 273 ha.
Các công trình phai, đập dâng, kênh mương, xi phông tưới thực tế lúa vụ Đông Xuân 5.880 ha, lúa vụ Mùa 9.936 ha và tưới màu, cây lâu năm 4.115 ha.
24 công trình trạm bơm thực tế tưới vụ Đông Xuân 98 ha và vụ Mùa tưới 149 ha và tưới màu, cây lâu năm 53 ha.
Năng lực tưới thực tế của các công trình thuỷ lợi hiện tại chủ yếu là tưới cho lúa là chính, tưới màu và cây lâu lăm chỉ tưới được một phần.
Lúa vụ Đông Xuân: Đảm bảo tưới chủ động được 6.011 ha, còn lại diện tích tưới lúa bấp bênh là 1.388 ha.
Lúa vụ Mùa: Đảm bảo tưới chủ động được 10.715 ha, còn lại diện tích tưới lúa bấp bênh là 3.638 ha.
Ngoài ra, các công trình còn kết hợp tưới ẩm cho 4.440 ha màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình thuỷ lợi hiện tại không đảm bảo nhiệm vụ tưới thiết kế, do khó khăn về nguồn nước và phụ thuộc vào nước trời, phần lớn các công trình đều nằm trên các con suối nhỏ, vì vậy nguồn nước không ổn định, nước được trữ lại trong các lớp phủ thực vật trên các sườn đồi, núi, lớp phủ thực vật một số vùng giảm do chặt phá rừng, vì vậy đa số các dòng suối nhỏ trong vùng đều bị cạn kiệt vào mùa khô. Các công trình đều đã có thời gian dài vận hành, nhiều công trình đã bị xuống cấp; hệ thống kênh mương phần lớn là kênh đất, dễ bị sạt lở, thất thoát nước lớn dẫn đến năng lực tưới kém.