GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 162 - 164)

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi do Trung ương ban hành về phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực theo hướng thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư để thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách

Rà soát, điều chỉnh bổ sung các cơ chế chính của tỉnh đã ban hành, đồng thời nghiên cứu ban hành mới một số cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực:

Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn; cơ chế, chính sách hỗ trợ nuôi, trồng cây, con đặc sản…

Trong lĩnh vực công nghiệp: Cơ chế, chính sách thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ cho các ngành khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiêp…

Hỗ trợ hình thành và phát triển những ngành công nghiệp mới – những ngành có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nhất là công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, truyền thông và công nghiệp công nghệ cao khác.

Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn để khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cơ chế, chính sách xã hội hóa (kết hợp công – tư) trong cung cấp dịch vụ công và khai thác hạ tầng như chợ, khu du lịch, vận tải hành khách; y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ mới như: bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải, rác thải...

Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; trong đó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Triển khai xây dựng Đề án phát triển dịch vụ logictics tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cũng cố và phát triển kinh tế tập thể, với nòng cốt là hợp tác xã (HTX), nhất là HTX sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, khuyến khích các hộ nông dân, các chủ trang trại và các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình phi nông nghiệp bằng các chính sách hỗ trợ đào tạo, cung cấp dịch vụ tư vấn, giúp đỡ để tiếp cận các chương trình vay vốn...

Đẩy mạnh cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu các DNNN (thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn).

nghiệp công ích đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ xã hội.

2. Chính sách nhằm củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sảnphẩm phẩm

Đồng bộ hoá các giải pháp và cơ chế chính sách: tiêu thụ hàng hoá, chống buôn lậu, gian lận thương mại kết hợp với các biện pháp về giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Phát triển và củng cố các cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu, có thể khép kín từ khâu nguyên liệu – chế biến – xuất khẩu để ổn định đầu vào và đầu ra. Phát triển và củng cố mạng lưới chợ nông thôn và cơ sở dịch vụ thu mua nông sản. Hình thành nhanh các khu, cụm, điểm kinh tế tổng hợp trên các địa bàn để tạo ra các mô hình phát triển kinh tế và các điểm thu mua và cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho nhân dân.

Tiếp tục chuyển đổi và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã dịch vụ đảm bảo cung ứng đầu vào có chất lượng và tiêu thụ tốt sản phẩm cho nông dân.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp; tìm kiếm phát triển thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, hội thảo, du lịch,... Kêu gọi đối tác có năng lực đầu tư phát triển sản xuất nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ.

Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và công bố công khai các thủ tục hành chính. Thực hiện có hiệu quả 3 không trong giải quyết công việc cho doanh nghiệp và công dân (không gây phiền hà, sách nhiễu; không trả hồ sơ quá 1 lần trong qua trình tiếp nhận, thẩm định và trình duyệt dự án; không trễ hẹn). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng ISO vào công tác quản lý, điều hành.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông. Tiếp tục rà soát, mẫu hóa tối đa các hồ sơ, giấy tờ, tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian giải quyết cho tổ chức, công dân. Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, cương quyết và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những khâu then chốt để tạo sự chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực, đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu quy hoạch đề ra.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá và xây dựng chương trình, kế hoạch và giải pháp hành động tổng thể về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo điều hành, thực hiện nhiệm vụ; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết công việc cho tổ chức, công dân. Tăng cường kiểm tra các cấp, các ngành trong việc ban hành và thực hiện quy

định về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và xếp loại cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các đơn vị không ban hành tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức của đơn vị mình. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; thường xuyên giữ mối liên hệ để tranh thủ tốt nhất sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ, định mức quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 162 - 164)