Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 80)

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển theo quy hoạch cũ cơ bản vẫn phù hợp, song xuất phát từ tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội thời gian vừa qua, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 được chỉnh sửa, điều chỉnh lại cho sát, phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay:

1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch vùng Trung du miền núi phía Bắc và các Nghị quyết phát triển của Tỉnh ủy Bắc Kạn; bảo đảm thống nhất với các quy hoạch, ngành, lĩnh vực; khai thác và phát huy cao độ mọi nguồn lực nhằm thu hút đầu tư phát triển; tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; mở rộng thị trường, đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững.

1.2. Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng nhằm huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển bền vững; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển của tỉnh so với Vùng.

1.3. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh; phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô tập trung, gắn với công nghiệp chế biến sau thu hoạch, gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; phát triển Khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao giá trị hàng hóa; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động thành phần kinh tế tập thể.

1.4. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

1.5. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn và phát huy văn hóa lịch sử, truyền thống.

1.6. Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế bền vững gắn với nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; tập trung phát triển, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp, gắn với sản xuất hàng hóa và từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp công

nghệ cao; tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến sau thu hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng nông thôn và hạ tầng giao thông; phát triển đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, chú trọng giảm nghèo bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đưa tỉnh Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Về phát triển kinh tế: Giai đoạn 2016-2020:

- Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016-2020 bình quân tăng 6,5- 6,8%/năm, trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,0-5,2%/năm; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6-7,0%/năm; Khu vực Dịch vụ tăng trưởng 7,2 – 8,0%/năm; thuế sản phẩm tăng 9-10%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Với mức tăng trưởng kinh tế như trên, khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2020 sẽ chiếm khoảng 34-35% tổng GRDP của tỉnh; CN-XD chiếm khoảng 16,4%; Dịch vụ 46,8%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp khoảng 2%.

GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 46-48 triệu đồng, tương đương khoảng 1.800 USD (theo giá hiện hành) bằng 83% so mức GRDP bình quân đầu người của vùng TDMNPB và bằng 55% so GRDP bình quân đầu người của cả nước.

Thu cân đối NSNN trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng14% so GRDP (khoảng 2.160 tỷ đồng), trong đó thu nội địa đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 thu nội địa tăng trên 18%/năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2020 đạt 10 triệu USD.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 32 nghìn tỷ đồng, trong đó NSNN khoảng 10 đến 12 nghìn tỷ đồng.

Tầm nhìn đến năm 2030:

Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 -2030 bình quân tăng khoảng 6,9 - 7,3%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,6 - 5,0 %/năm; Công nghiệp - xây dựng tăng 6,5-7,3 %/năm; Khu vực Dịch vụ tăng 8,0- 8,3 %/năm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng khoảng 10%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu tổng GRDP của tỉnh đến năm 2030 theo thứ tự NLTS, CN-XD, Dịch vụ và thuế sản phẩm - trợ cấp là 31; 19; 49 và 2% tương ứng.

GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 170 triệu đồng/ người tương đương 5.436 USD /người (theo giá hiện hành) bằng 100% so GRDP bình quân đầu người của vùng TDMNPB và bằng 67% so GRDP bình quân đầu

người của cả nước.

Thu cân đối NSNN trên địa bàn đến năm 2030 đạt khoảng 14,7% so tổng GRDP (khoảng 8.460 tỷ đồng), trong đó thu nội địa đạt khoảng 4.800 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021-2030 thu nội địa tăng khoảng 16%/năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đến năm 2030 đạt 30 triệu USD.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 180 nghìn tỷ đồng.

b) Mục tiêu về xã hội:

Giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030:

Dân số của tỉnh đến năm 2020 vào khoảng 329 nghìn người và đến năm 2030 vào khoảng 356 nghìn người. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2020 bình quân tăng 1%/năm; giai đoạn 2021-2030 bình quân tăng khoảng 0,8%/năm. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa (dân số khu vực đô thị) của tỉnh đến năm 2020 đạt 19% và đến năm 2030 đạt 26%.

Từng bước thực hiện xây dựng các xã theo hướng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 23,6% số xã (26 xã) đạt chuẩn nông thôn mới và bình quân các xã đạt trên 10 tiêu chí; đến năm 2030 có trên 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020 bình quân giảm 2-2,5%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%; giải quyết việc làm được khoảng 22.500 lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 4.500 lao động/năm). Giai đoạn 2021-2030 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động.

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, đến năm 2020 có 40 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 40 xã và 02 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; 70 xã và 06 huyện, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; có thêm 40 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 30%). Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt từ 90% trở lên. Đến năm 2030 tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 50%.

Về y tế, đến năm 2020 đạt 37,6 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng đến năm 2020 giảm xuống dưới 18%; đạt 18,1 bác sĩ/10.000 dân; 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (theo chuẩn mới của Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020). Đến năm 2030 đạt 50 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng đạt 12,5%; đạt 20,6 bác sĩ/10.000 dân.

Phấn đấu đến năm 2020 có 85% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 72% số thôn, làng, bản, tổ dân phố được công nhận thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hóa; 92% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 100% xã,

phường có trạm truyền thanh cơ sở hoạt động tốt; 70% xã, phường, thị trấn có trụ sở đạt chuẩn; 90% đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố có trung tâm văn hóa

thể thao; 60% xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa – thể thao; 90% thôn, bản, tổ phố có nhà văn hóa.

Đến năm 2030 số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá đạt trên 95%; số thôn, làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hoá đạt trên 80%; Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá đạt 95%; Trên 85% xã, phường, thị trấn có trụ sở xã đạt chuẩn; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao; 70% xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa – thể thao; trên 95% thôn, bản, tổ phố có nhà văn hóa; 100% huyện, thành phố có sân vận động; trên 70% huyện, thành phố có nhà thi đấu thể dục thể thao với quy mô phù hợp; 100% xã, phường có sân bãi hoặc khu tập luyện thể dục thể thao.

Bảng 18 :Tổng hợp kết quả điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Mục tiêu đến 2015 Mục tiêu đến 2020 Tầm

Số Đơn vị Quy Quy Điều

Chỉ tiêu hoạch cũ Đã thực hoạch cũ nhìn

TT tính chỉnh, bổ

đã phê hiện đã phê sung 2030

duyệt duyệt

I Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình

1 quân hàng năm thời kỳ 2011- %/năm > 15 5,9 > 14 6,5-6,8 6,9 – 7,3 2015 và 2016-2020

2 GRDP BQ đầu người Tr.VNĐ 26.4 25 65 46-48 170 GRDP BQ đầu người theo USD USD 1.228 1.135,7 2.600 1.800 5.436 Cơ cấu kinh tế: NLNTS:CN- 35:31 35,9: 41:30 35:16 31:19 3 XD: DV: Thuế sản phẩm-trợ cấp % :34:0 15,3 : :29:0 : 47:2 :49:2

46,4: 2,4

4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Triệu 10 0,23 > 30 10 30 USD

Tỷ lệ huy động GRDP vào ngân

5 sách (tỷ lệ thu nội địa/ tổng % 11-12 5,66 12-12,5 7,4 8,0 GRDP)

Huy động vốn đầu tư phát triển 1.000 tỷ

6 theo thời kỳ 2011-2015, 2016- đồng 22 18,8 50 > 30 180 2020 và 2021-2030

Chưa Chưa

7 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới Xã xác 0 xác 26/110 60 định định

Về xã hội

Tỷ lệ tăng dân số trung bình

8 bình quân hàng năm theo thời kỳ % 1,0 1,03 1,0 1,0 0,73 2011-2015;2016-2020 và 2021-

2030

Giải quyết việc làm hàng năm

Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Số giường bệnh/10.000 dân

Số bác sỹ/ 10.000 dân

Tỷ lệ hộ được dùng điện

Tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình Tỷ lệ đường QL, ĐT, ĐĐT, ĐX, ĐCD

được rải nhựa/bê tông.

Tỷ lệ thôn được phủ sóng DĐ

Về môi trường

Tỷ lệ che phủ của rừng

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị Tỷ lệ thu gom rác thải ở nông thôn Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu

chuẩn

Tỷ lệ hộ dân cư đô thị sử dụng nước sạch Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước

hợp vệ sinh 1000 LĐ/năm % % Giường bệnh BS % % % % % % % % % % 7 3–3.5 < 20 Chưa xác định Chưa xác định 100 Hầu hết Chưa xác định 100 62 100 Chưa xác định 100 100 95 4,9 4,3 18 31,5 13,5 95 100 49,59 93 70,8 100 60 100 100 95 7 3–3.5 < 12 Chưa xác định Chưa xác định 100 100 Chưa xác định 100 > 65 100 Chưa xác định 100 100 Hầu hết 4,5 2-2,5 16 37,6 18,1 98 100 8010 100 72 100 70 100 100 > 98 5,0 1,5-2 12,5 50 20,6 100 100 95 100 72 100 > 85 100 100 100

c) Mục tiêu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững:

Bảo vệ và cải thiện môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái đặc thù trong tỉnh.

Trồng mới bình quân khoảng 6.500 ha rừng/năm; phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 72% và duy trì đến năm 2030.

Quản lý tốt tài nguyên, môi trường; ngăn ngừa ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và ô nhiễm nước ở các địa bàn công nghiệp tập trung, các khu đô thị, các điểm du lịch. Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

Đến năm 2020 phấn đấu 100% rác thải tại đô thị và 70% rác thải nông

9

Trong đó: Quốc lộ đạt 100%; ĐT đạt 100%; ĐĐT đạt 100%; ĐH đạt 50%; ĐXã đạt 14,7%. 10

thôn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn. Đến năm 2030 trên 85% rác thải nông thôn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.

Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 98% (trong đó có 85% số hộ được sử dụng nước sạch), sớm đạt 100% trước năm 2030; tỷ lệ hộ đô thị được sử dụng nước sạch đến năm 2020 đạt 100%; 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% dân số được phủ sóng truyền hình trước năm 2020.

d) Cải cách hành chính

Đến năm 2020, hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ chế một cửa một, cơ chế một cửa liên thông được triển khai đồng bộ thống nhất, nhằm giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức đúng quy định; độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt trên 80%. Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại 8 huyện, thành phố; Văn phòng UBND tỉnh với các cơ quan, đơn vị có thủ tục hành chính mà kết quả cuối cùng là Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Phấn đấu trên 95% các cơ quan hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trên 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến tổ chức, cá nhân đưa vào giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

100% cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu công chức phù hợp với vị trí việc làm; 70% cán bộ và 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

Phấn đấu 100% các cơ quan hành chính từ tỉnh tới cơ sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho phù hợp với Luật ngân sách nhà nước năm 2015 (Sửa đổi), đổi mới về quản lý Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như:

Hoàn thành việc xây dựng, triển khai mô hình Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn; trên 90% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản; 90% các văn bản, tài liệu chính thức được trao đổi trên môi trường mạng và có ứng dụng chữ ký số, 100% các cơ quan hành chính từ cấp xã trở lên sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 70% các cuộc họp được tổ chức trực tuyến giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cấp tỉnh tối thiểu 70% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 30% mức độ 4; cấp huyện (gồm các xã) tối thiểu 70% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 20% mức độ 4.

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w