GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 159 - 160)

Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp có tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, lao động có trình độ cao, đội ngũ quản lý nhà nước, cán bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp, đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được xem là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Tạo bước chuyển biến trong công tác dạy nghề, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Tập trung đầu tư xây dựng phát triển các trường, các trung tâm, cơ sở dạy nghề đảm bảo khả năng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng ở 3 cấp trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề). Thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề, mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.

Đẩy mạnh đào tạo và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của tỉnh. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý Nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian trước mắt tập trung hỗ trợ đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng, khách sạn, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân trong các ngành công nghiệp đã qui hoạch phát triển. Về lâu dài cần có kế hoạch xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng phát triển các lĩnh vực dịch vụ, du lịch và công nghiệp.

Gắn mục tiêu đào tạo nghề với giải quyết việc làm và đào tạo có địa chỉ gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp. Tập trung đào tạo các ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu như: Sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, dịch vụ, cơ khí công nghiệp, điện, xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản, ....

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo như: Liên thông, liên kết đào tạo; đào tạo theo hệ vừa học vừa làm; đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại cơ sở dạy nghề, nơi sản xuất... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động.

Gắn chất lượng đào tạo với thị trường lao động trong và ngoài nước, có chính sách đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và thu hút những giáo viên được đào tạo trình độ cao và đúng chuyên ngành về giảng dạy.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở thêm ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác, thực hiện các giải pháp để giúp người thất nghiệp có việc làm, người thiếu việc làm có việc làm đầy đủ. Giải quyết hợp

lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm cho người lao động.

Đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp: Đây là lĩnh vực đào tạo mới đang có nhu cầu cao và tăng nhanh. Đối tượng của đào tạo này bao gồm: (i) Lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp, các hợp tác xã và những đơn vị cấp dưới của họ (như quản đốc, trưởng các phòng, ban, giám đốc chi nhánh ...). Về thực chất đây là đào tạo các nhà kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường; (ii) Chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là tầng lớp mới xuất hiện khá đông do kết quả của chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần. Họ là những người mới trở nên giàu có, mặc dù có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng còn thiếu nhiều kiến thức về quản lý kinh tế. Họ cần được đào tạo thêm về pháp luật, khoa học quản lý, những kiến thức cơ bản về công nghệ, thông tin và thị trường...; (iii) Các chủ hộ gia đình, trang trại, gia trại. Đây là những tầng lớp dân cư có số lượng lớn gồm các hộ nông dân, thợ thủ công... và là những nhà doanh nghiệp tiềm năng. Nội dung đào tạo của nhóm này rất đa dạng, từ việc chuyển giao công nghệ, phổ biến kinh nghiệm... cho đến những thông tin về thị trường.

Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật: Xã hội hoá công tác này theo hướng sau: (i) Hệ thống đào tạo do Nhà nước quản lý hướng vào đào tạo cơ bản, tập trung, dài hạn theo hệ chuẩn; (ii) Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phương thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để thoả mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, các đơn vị kinh tế và của người lao động; (iii) Mở rộng hợp tác với bên ngoài để đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật từ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài…để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực các ngành dịch vụ, du lịch, ngành CN-XD, theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các ngành.

Có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho các trung tâm, trường dạy nghề mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Tích cực liên danh, liên kết với các trường đại học lớn trong vùng để đào tạo nhân lực tại chỗ.

Triệt để phân luồng học sinh sau trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) nhằm điều chỉnh hợp lý tỷ lệ học sinh phân nhánh đi học nghề, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 25% học sinh sau trung học vào học nghề.

Phát triển nguồn nhân lực ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu BaocaoQuyhoach (1) (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w