VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN VÙNG LÃNH
2. Định hướng phát triển các vùng KT-XH của tỉnh
Vùng 1- Vùng trung tâm: Phát triển vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Kạn với các trung tâm được hình thành là TP.Bắc Kạn,
thị trấn Chợ Mới (thị xã trong tương lai) và thị trấn Phủ Thông.
Vùng 2 – Vùng phía Đông của tỉnh: gồm toàn bộ huyện Na Rì. Trung tâm kinh tế của vùng là thị trấn Yến Lạc nằm trên trục Quốc lộ 3B đi Lạng Sơn.
Vùng 3- Vùng phía Tây của tỉnh: gồm toàn bộ huyện Chợ Đồn. Các trung tâm kinh tế của vùng gồm thị trấn Bằng Lũng (thị xã Bằng Lũng trong tương lai) và thị tứ Bản Thi (thị trấn Bản Thi trong tương lai).
Vùng 4- Vùng phía Tây Bắc và Bắc của tỉnh: gồm các huyện Ba Bể, Pác Nặm và huyện Ngân Sơn. Các trung tâm kinh tế của vùng gồm thị trấn Chợ Rã (thị xã Chợ Rã trong tương lai), thị trấn Vân Tùng, thị trấn Nà Phặc, thị trấn Bộc Bố và thị trấn Đồn Đèn.
Tổ chức phát triển không gian văn hóa-du lịch
1- Cụm du lịch Hồ Ba Bể và phụ cận, đây là cụm du lịch nổi tiếng không chỉ của riêng Bắc Kạn mà còn của cả Việt Nam và khá nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế. Hồ Ba bể đã được tổ chức UNESCO công nhận là khu Ramsar - vùng đất ngập nước có tầm quốc tế, là Di tích Quốc gia đặc biệt và đang trở thành di sản thiên nhiên thế giới, một vùng núi non trùng điệp, khí hậu mát mẻ, sinh thái độc đáo ở phía Bắc nước ta. Thị xã Chợ Rã (trong tương lai) sẽ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, các điểm du lịch có Vườn quốc gia Ba Bể, danh thắng Hồ Ba bể, Thác Đầu đẳng, Ao Tiên, Sông Năng, Đồn Đèn, hệ thống hang động...
2- Cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và phụ cận đây là cụm du lịch trung tâm, mang tính chất đầu mối điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, có các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, các đền chùa như Đền Thắm, Chùa Thạch Long, Đền Thác Giềng, Đền Thượng... có các điểm du lịch như Hồ Nặm Cắt, Hồ Khuổi Lặng, di tích lịch sử văn hoá Nà Tu...
3- Cụm du lịch ATK Chợ Đồn và phụ cận. Tại đây là quần thể những di tích lịch sử cách mạng thuộc “Chiến khu Việt Bắc”.
4- Cụm du lịch Na Rì và phụ cận có khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, có danh thắng Động Nàng Tiên, Thác nước Nà Đăng...
Định hướng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bắc Kạn
a) Quan điểm:
Phát triển hệ thống đô thị của tỉnh theo hướng phân bố hợp lý, cân đối giữa các vùng và kết nối chặt chẽ với hệ thống đô thị của vùng TDMNBB. Kết hợp hài hòa giữa cải tạo, nâng cấp các đô thị hiện có với xây dựng các đô thị mới có chọn lọc.
Xây dựng hệ thống đô thị là các trung tâm phát triển về kinh tế, văn hoá với chức năng là hạt nhân thúc đẩy của cả vùng xung quanh (vùng ven đô) và vùng nông thôn, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2020 đạt 19% và đến năm 2030 đạt 26%.
b) Định hướng:
Dự kiến hệ thống đô thị của tỉnh đến năm 2030 gồm có: 01 thành phố, 03 thị xã và 10 thị trấn, cụ thể:
01 Thành phố: là Thành phố Bắc Kạn – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Kạn và là đô thị hạt nhân của tiểu vùng phía Nam tỉnh, đến năm 2030 đạt đô thị loại II.
Thị xã gồm:
1- Thị xã Chợ Rã, được nâng cấp từ thị trấn Chợ Rã thành thị xã Chợ Rã sau năm 2025, là đô thị hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh; quy mô dân số đạt 7 – 10 nghìn người vào năm 2020.
2- Thị xã Chợ Mới, được nâng cấp từ thị trấn Chợ Mới trong giai đoạn sau năm 2020, là trung tâm huyện lỵ huyện Chợ Mới và là đô thị hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Nam của tỉnh; quy mô dân số đạt khoảng 10 nghìn người vào năm 2020.
3- Thị xã Bằng Lũng, được nâng cấp từ thị trấn Bằng Lũng huyện lỵ huyện Chợ Đồn thành thị xã Bằng Lũng vào sau năm 2020, là trung tâm huyện lỵ huyện Chợ Đồn và là đô thị hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm kinh tế vùng phía Tây của tỉnh; quy mô dân số khoảng 10 nghìn người vào năm 2020.
Các thị trấn gồm có:
1- Thị trấn Yến Lạc – trung tâm huyện lỵ huyện Na Rì; đến năm 2020 đạt đô thị loại IV với quy mô dân đạt khoảng 10 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ thương mại;
2- Thị trấn Phủ Thông – trung tâm huyện lỵ của huyện Bạch Thông; đến năm 2020 đạt đô thị loại IV với quy mô dân đạt khoảng 7 – 8 nghìn người; kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, du lịch và dịch vụ thương mại;
3- Thị trấn Vân Tùng được nâng cấp từ xã Vân Tùng, là trung tâm huyện lỵ của huyện Ngân Sơn; đến năm 2020 đạt đô thị loại IV với quy mô dân số 7 – nghìn người; kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại;
4- Thị trấn Nà Phặc – đô thị phía Nam huyện Ngân Sơn, là trung tâm kinh tế vùng phía Bắc của tỉnh gắn với sự phát triển trục quốc lộ 3 đi Cao Bằng; đến năm 2020 đạt đô thị loại IV, quy mô dân số đạt khoảng 10 nghìn người; kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ thương mại;
5- Thị trấn Bộc Bố - trung tâm huyện lỵ của huyện Pắc Nặm; đến năm 2020 đạt đô thị loại IV với quy mô dân số dự kiến đạt 7 – 8 nghìn người; kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại, lâm nghiệp và kinh tế vườn;
6- Thị trấn Khang Ninh, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 đạt 2 – 2,5 nghìn người; kinh tế chủ yếu phát triển du lịch Hồ Ba Bể là “di tích quốc gia đặc
biệt” gắn với phát triển dịch vụ, thương mại.
7- Thị trấn Bản Thi, huyện Chợ Đồn là trung tâm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thương mại và dịch vụ; quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5 – 6 nghìn người;
8- Thị trấn Bằng Vân, huyện Ngân Sơn là trung tâm kinh tế, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn, kinh tế chủ yếu là phát triển thương mại, dịch vụ; quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5 – 6 nghìn người;
9- Thị trấn Sáu Hai, huyện Chợ Mới là đô thị cửa ngõ phía Bắc của huyện Chợ Mới, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, kinh tế chủ yếu là phát triển thương mại, dịch vụ; quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5 – 6 nghìn người;
10- Thị trấn Cư Lễ, huyện Na Rì là đô thị cửa ngõ phía Bắc của huyện Na Rì, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Rì; kinh tế chủ yếu là phát triển thương mại, dịch vụ; quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 3 – 4 nghìn người.
Bảng 33: Phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030
TT Tên đô thị Tính chất Thực trạng QH đến T.nhìn đến
năm 2015 năm 2020 năm 2030
I Thành phố
TP. Bắc Kạn Tỉnh lỵ Thành phố, Thành phố, Thành phố,
đô thị loại III đô thị loại III đô thị loại II
II Thị xã
1 Thị xã Chợ Đô thị hạt nhân vùng Tây Thị trấn, đô Thị xã, đô thị Thị xã, đô thị
Rã Bắc của tỉnh thị loại V loại IV loại IV
2 Thị xã Chợ Huyện lỵ, đô thị hạt nhân Thị trấn, đô Thị xã, đô thị Thị xã, đô thị
Mới vùng phía Nam của tỉnh thị loại V loại IV loại IV 3 Thị xã Bằng Huyện lỵ, đô thị hạt nhân Thị trấn, đô Thị xã, đô thị Thị xã, đô thị
Lũng vùng phía Tây của tỉnh thị loại V loại IV loại IV
III Thị trấn
1 Thị trấn Yến Huyện lỵ huyện Na Rì Thị trấn, đô Thị trấn, đô Thị trấn, đô
Lạc thị loại V thị loại IV thị loại IV
2 Thị trấn Phủ Trung tâm huyện lỵ của Thị trấn, đô Thị trấn, đô Thị trấn, đô Thông huyện Bạch Thông thị loại V thị loại IV thị loại IV 3 Thị trấn Vân Trung tâm huyện lỵ của Thị trấn, đô Thị trấn, đô Thị trấn, đô
Tùng huyện Ngân Sơn thị loại V thị loại IV thị loại IV
4 Thị trấn Nà Là trung tâm kinh tế vùng Thị trấn, đô Thị trấn, đô Thị trấn, đô Phặc–đô thị phía Bắc của tỉnh gắn với thị loại V thị loại IV thị loại IV phía Nam H. sự phát triển trục Quốc lộ
Ngân Sơn 3 đi Cao Bằng
5 Thị trấn Bộc Trung tâm huyện lỵ của Trung tâm Thị trấn, đô Thị trấn, đô
Bố huyện Pắc Nặm huyện lỵ thị loại IV thị loại IV
6 Thị trấn Trung tâm huyện lỵcủa Chưa hình Thị trấn, đô Thị trấn, đô Khang Ninh huyện Ba Bể (huyện lỵ cũ thành thị loại V thị loại IV
của huyện Ba Bể là thị trấn Chợ Rã)
7 Thị trấn Bản Là trung tâm công nghiệp Thị tứ Bản Thị trấn, đô Thị trấn, đô Thi, huyện khai thác và chế biến Thị, trung thị loại V thị loại IV Chợ Đồn khoáng sản, thương mại và tâm cụm xã
dịch vụ.
8 Thị trấn Bằng Là trung tâm kinh tế, có Thị tứ , trung Thị trấn, đô Thị trấn, đô Vân, huyện vai trò thúc đẩy phát triển tâm cụm xã thị loại V thị loại IV Ngân Sơn KT-XHhuyện Ngân Sơn
9 Thị trấn Sáu Là đô thị cửa ngõ phía Bắc Thị tứ , trung Thị trấn, đô Thị trấn, đô Hai, H. Chợ của huyện Chợ Mới, có vai tâm cụm xã thị loại V thị loại IV Mới trò thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội huyện Chợ Mới
10 Thị trấn Cư Là đô thị cửa ngõ phía Bắc Thị tứ , trung Thị trấn, đô Thị trấn, đô Lễ, huyện Na của huyện Na Rì, có vai tâm cụm xã thị loại V thị loại V Rì trò thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội H. Na Rì …
Các thị tứ, trung tâm cụm xã: Tổ chức các cụm dân cư nông thôn theo hướng hình thành các thị tứ, các trung tâm cụm xã và trung tâm xã; dự kiến đến năm 2020 sẽ hình thành 8 thị tứ và 19 trung tâm cụm xã và đến năm 2030 hình thành thêm khoảng 7 thị tứ.
5. Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn
Cơ cấu dân số sẽ thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số làm nông nghiệp sẽ giảm dần và ngược lại tỷ lệ dân số phi nông nghiệp sẽ tăng lên. Do vậy, trong quá trình phát triển cần từng bước thực hiện sắp xếp, bố trí các khu, điểm dân cư nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới; giảm dần các điểm dân cư nhỏ lẻ, phân tán.
vùng đồng bằng tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng các khu dân cư nông thôn để hình thành các khu dân cư nông thôn theo kiểu thị hóa.
khu vực miền núi, cơ bản duy trì hình thái phân bố của các làng, bản truyền thống, nhưng tổ chức sắp xếp, chỉnh trang lại các khu, điểm dân cư theo hướng văn minh, thân thiện cảnh quan môi trường và bảo tồn bản sắc văn hóa.
Trong việc bố trí tái định cư cho dân trong quá trình thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng, giải phóng mặt bằng phải được quy hoạch và xây dựng hạ tầng đảm bảo hoàn chỉnh. Việc quy hoạch khu dân cư nông thôn phải đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu:
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất ở, song phải tiết kiệm, hạn chế chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang.
Bố trí dân cư phải thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hoá; thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế gia đình.
Bố trí dân cư phải ở những địa điểm có môi trường sinh thái tốt, không tác động xấu đến môi trường.
Từng bước thực hiện xây dựng các xã theo hướng đạt các tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mớivà bình
quân các xã đạt trên 10 tiêu chí; đến năm 2030 có trên 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
6. Định hướng sử dụng đất
6.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất
Việc khai thác, sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, giáo dục, văn hoá thể thao, y tế...). Hạn chế tối đa việc sử dụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp.
Tổ chức không gian, xây dựng kết cấu hạ tầng phải đảm bảo gắn kết các trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh với các vùng xung quanh. Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo các điểm dân cư cũ với việc mở rộng các điểm dân cư mới, đảm bảo kế thừa có chọn lọc quá trình lịch sử, bảo vệ giữ gìn truyền thống, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới theo hướng đô thị, thị tứ. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải đảm bảo đồng bộ, bền, đẹp, hài hoà giữa đất ở với đất các công trình công cộng khác như hệ thống giao thông, bến xe, chỗ để xe, công trình cấp thoát nước, điện, y tế, giáo dục.. .
6.2. Định hướng khai thác sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020 đã được lập và phê duyệt, tuy nhiên, khả năng thực hiện nhiều chỉ tiêu đến năm 2015 và 2020 không còn phù hợp. Trên cơ sở thực trạng và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, để đảm bảo cho phát triển phù hợp với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế – xã hội như hiện nay và phù hợp với nguồn lực, định hướng quy hoạch khai thác sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ quy hoạch như sau:
Bảng 34: Định hướng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn tới năm 2020, tầm nhìn 2030
T Mục đích sử dụng đất Hiện trạng QH đến 2020 đã DCQH Tầm nhìn
2015 Phê duyệt 2020 2030
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ Diện tích Cơ Diện Cơ
T (ha) (%) (ha) cấu (ha) cấu tích (ha) cấu
(%) (%) (%)
Tổng diện tích tự nhiên 485.996,00 100,00 485.941 100 485.996 100 485.996 100
I Đất nông nghiệp 459.705,2 94,59 425.010 87,5 459.285 94,5 458.860 94,4
1 Đất sản xuất nông nghiệp 44.227,75 9,1 35.917 7,4 43.953 9,0 43.450 8,9 1.1 Đất trồng cây hàng năm: 36.006,29 7,41 30.047 6,2 35.853 7,3 35.550 7,3 - Đất trồng lúa 19.699.19 4,05 19.440 4,0 19.703 4,1 19.550 4,0
- Đất trồng cây hàng năm 10.607 2,2 16.150 3,3 16.000 3,3
khác 8.221,47 1,69
1.2 Đất trồng cây lâu năm 413.584,45 85,10 5.870 1,2 8.100 1,7 7.900 1,6
2 Đất lâm nghiệp 295.695,93 60,84 388.042 79,9 413.492 85,1 413.570 85,1
2.1 Đất rừng sản xuất 90.746,11 18,67 256.000 52,7 295.500 60,8 295.400 60,8 2.2 Đất rừng phòng hộ 27.142,41 5,58 106.000 21,8 90.850 18,7 91.028 18,7 2.3 Đất rừng đặc dụng 1.630,44 0,34 26.042 5,4 27.142 5,6 27.142 5,6
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,00 1.043 0,2 1.640 0,3 1.640 0,3
4 Đất nông nghiệp khác 262,56 0,05 0 0,0 200 0,0 200 0,0
II Đất phi nông nghiệp 19.011,14 3,91 27.221 5,6 20.936 4,3 22.461 4,6
1 Đất ở 2.585,90 0,53 3.333 0,7 2.800 0,6 3.100 0,6
1.1 Đất ở tại đô thị 2.175,9 0,45 790 0,2 550 0,1 700 0,1
1.2 Đất ở tại nông thôn 410 0,08 2.938 0,6 2.250 0,5 2.400 0,5
2 Đất chuyên dùng 11.425,52 2,35 17.666 3,6 13.043 2,7 14.178 2,9
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 108,29 0,02 157 0,0 110 0,0 130 0,0 2.2 Đất quốc phòng 3.843,27 0,79 4.030 0,8 3.900 0,8 4.000 0,8
2.3 Đất an ninh 27,67 0,01 58 0,0 30 0,0 40 0,0
2.4 Đất xây dựng công trình sự 0 0,0 425 0,1 430 0,1