Thứ nhất, xây dựng, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường là một nhiệm vụ cơ bản,
có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường. Để công tác BVMT đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức thành hệ thống các cơ quan BVMT; tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy môi trường các cấp đảm bảo chất lượng, đủ số lượng; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, quyền hạn của các cấp từ Trung ương đến địa phương; giữa các ngành, các cấp tránh sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan. Bên cạnh đó, kiện toàn tổ chức, bộ máy BVMT cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ BVMT, những người quyết định thành công hay thất bại trong
việc BVMT. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, có đủ phẩm chất, năng lực, đào tạo và từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách là công tác cần coi trọng và thực hiện thường xuyên.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT.
Công cụ pháp lý để nhà nước thực hiện nhiệm vụ BVMT đó chính là hệ thống pháp luật về BVMT. Hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Với chức năng nhận thức, giáo dục, điều chỉnh, phân công xã hội, bảo vệ và giải quyết xung đột, Luật Bảo vệ môi trường giúp nhà nước quản lý công việc BVMT hiệu quả trong xã hội. Đồng thời, căn cứ vào bộ luật chung này, nhà nước xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ từng thành phần môi trường để hướng dẫn cơ quan, đơn vị và người dân thực hiện đúng quy định về BVMT. Hệ thống công cụ pháp lý để BVMT của quốc gia chính là khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong các hoạt động phát triển có liên quan đến môi trường nhằm BVMT. Nếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đồng bộ, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế thì sẽ đi vào cuộc sống nhanh, hiệu quả vì được cơ quan tổ chức và cá nhân chấp nhận. Vì vậy, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung những hạn chế, thiếu sót, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu nhất quán. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường, các quy định về áp dụng các công cụ kinh tế, các quy định về bảo về làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị nằm trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Thứ ba, đầu tư tài chính cho CTBVMT.
Đầu tư tài chính cho CTBVMT là yếu tố quan trọng, là nguồn lực giúp công tác bảo vệ và cải thiện môi trường đạt hiệu quả cao. Vì vậy, cần tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho CTBVMT, nhất là đầu tư xử lý chất thải; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái do trước đây để lại. Tăng chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT, tập trung giải quyết vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài. Tăng cường vai trò điều phối, phân bổ nguồn lực đầu tư, chi ngân sách cho CTBVMT của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Các nguồn thu từ thuế, phí BVMT phải được đầu tư trở lại cho các hoạt động BVMT. Có cơ chế thực hiện ký quỹ BVMT trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối
với các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ BVMT
Thứ tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BVMT.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm theo dõi việc thực hiện pháp luật môi trường của tổ chức và cá nhân; qua đó, phát hiện những hành vi vi phạm để có biện pháp ngăn chặn hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quyết định, hoạt động này còn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình trong BVMT; phát hiện những bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi phù hợp.
Vì vậy, trong CTBVMT cần thường xuyên tập huấn, triển khai Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cơ quan quản lý các cấp và doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông về môi trường với hình thức và nội dung đa dạng, phong phú để từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BVMT. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát môi trường có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết dứt điểm những nội dung, vấn đề nóng, bức xúc về môi trường, thông qua đó cập nhật những quy định mới về BVMT, hướng dẫn cho các địa phương, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ cấu tổ chức về BVMT từ Trung ương đến địa phương.
Thứ năm, tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức, cộng đồng chung tay, góp sức BVMT.
Ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào CTBVMT ở địa phương được coi là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với CTBVMT. Tuyên truyền, phổ biến cho cá nhân và tổ chức về vai trò của môi trường, sự cần thiết phải BVMT và pháp luật về BVMT. Huy động lực lượng của cộng đồng tham gia vào các hoạt động BVMT, quản lý môi trường, vào việc ra quyết định liên quan đến BVMT ở các cấp, nhất là khu dân cư. Thực hiện Chương trình “Toàn dân tham gia BVMT” nhằm mục đích biến chủ trương BVMT của Đảng và Nhà nước thành nghĩa vụ và quyền lợi của các tầng lớp xã hội, làm cho mọi người thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong CTBVMT, tạo được chuyển biến trong nếp sống thân thiện với môi trường, tích cực và tự nguyện tham gia vào hoạt động BVMT.
2.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TA - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC