ngành, doanh nghiệp và mọi người dân; xây dựng tiêu chí chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp" [58, tr.5].
Đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp về ý nghĩa và vai trò của các doanh nghiệp đối với CTBVMT, hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua các cấp ủy trong các doanh nghiệp, trên cơ sở đó định hướng cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh phải chú trọng BVMT, không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hủy hoại môi trường. Đảng vận động, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tham gia vào thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ BVMT góp phần thực hiện thành công các định hướng lớn của Đảng và Chính phủ về “Tăng cường quản lý tài nguyên, BVMT và phát triển bền vững”; “Tái cấu trúc nền kinh tế”; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Khuyến khích doanh nghiệp tăng cường BVMT góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế mới (kinh tế xanh), các khu vực doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, sản xuất các hàng hóa và dịch vụ môi trường; thúc đẩy chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực BVMT, làm giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước về BVMT.
3.2.1.2. Về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môitrường trường
Một là, Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết, chỉ thị, và định hướng, chủ trương lớn về BVMT.
Từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, yêu cầu thực tiễn đặt ra, Đảng đề ra nghị quyết, chỉ thị kịp thời các định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ
và giải pháp về CTBVMT. Chỉ thỉ 36-CT/TW ngày 25/6/1998, là chỉ thị đầu tiên của Đảng về BVMT. Trong Chỉ thị này, một hệ thống các giải pháp về BVMT được Đảng ta xác định để lãnh đạo tổ chức đảng các cấp, các tổ chức trong HTCT, cán bộ và đảng viên thực hiện.
Các cấp ủy đảng và chính quyền cần lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp việc kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ môi trường, phát động phong trào quần chúng rộng rãi, liên tục tham gia công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, xây dựng nếp sống sạch, đẹp, văn minh trên địa bàn [46, tr.5].
Đặc biệt, Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu và các giải pháp chính để BVMT. Cụ thể trong Nghị quyết này, quan điểm “lấy phòng ngừa là chính” là một quan điểm mới và cũng là biện pháp để giữ gìn môi trường trong lành. Đảng nhấn mạnh, BVMT là một nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa dạng… chính vì vậy, hoạt động BVMT là nhiệm vụ đặt ra phải thực hiện thường xuyên, là công việc mà Đảng cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện. Nhưng BVMT là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, phức tạp, các tổ chức trong hệ thống chính trị tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực, chủ động tham gia BVMT, trong đó, sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy đảng giữ vai trò quyết định.
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 15/1/2009 (khóa IX) đánh giá sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời chỉ rõ các nhiệm vụ cần chú trọng thực hiện nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác BVMT, Chỉ thị số 29 chỉ rõ nhiệm vụ cần thực hiện là: xác định rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị và chỉ thị này. Đảng chỉ đạo, đưa nội dung kiểm điểm CTBVMT vào báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị; đồng thời, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.
Từ yêu cầu cấp bách đặt ra đối với công tác này, Ngày 03/6/2013, Đảng ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Đây là lần đầu tiên Đảng đề cập đến việc ứng xử hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đề cao việc kiểm soát không khí dễ phát sinh ô nhiễm gắn với khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ môi trường còn nhiều vấn đề nghiêm trọng đặt ra cần giải quyết và đề ra nhiệm vụ “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” được xác định là một trong mười nhiệm vụ quan trọng mà Đảng thống nhất lãnh đạo thực hiện trong thời gian tới. Đảng chỉ rõ nguyên nhân làm cho môi trường ở nước ta xuống cấp và sự cấp bách phải tăng cường CTBVMT.
Kết luận số 02-KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng đã đánh giá tình hình CTBVMT sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết; chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và xác định các giải pháp để làm tốt CTBVMT trong thời gian tới; trong đó, chú trọng đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm về BVMT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân.
Như vậy, để cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương BVMT trong Cương lĩnh của Đảng và các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ta đã ban hành một hệ thống các nghị quyết, chỉ thị đồng bộ, nhất quán; chỉ rõ phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác BVMT để triển khai thực hiện trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
Hai là, Đảng lãnh đạo CTBVMT thông qua phát huy vai trò Nhà nước.
* Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy làm CTBVMT
Trên cơ sở định hướng của Đảng về xây dựng, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về BVMT cấp Trung ương; từ năm 2005 đến nay Chính phủ ban hành nhiều nghị định để thực thi CTBVMT. Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ nhất, Ngày 5/8/2002 thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về môi trường; Tổng cục Môi trường thành lập theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định Tổng cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản
lý nhà nước về môi trường và thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Tổng cục Môi trường được thành lập từ Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường. Tổng cục Môi trường được giao 18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ chuyên môn đặc thù như: quản lý chất thải và cải thiện môi trường; kiểm soát ô nhiễm; bảo vệ môi trường vùng ven biển, lưu vực sông; bảo tồn đa dạng sinh học; thẩm định và đánh giá tác động môi trường; quan trắc và thông tin môi trường...
Ở địa phương, cơ cấu tổ chức quản lý môi trường cũng được tiếp tục kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đảng lãnh đạo Chính phủ xây dựng và phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017; trong đó nghiên cứu, bổ sung, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Cả nước “có 63 Chi cục BVMT, 62 Trung tâm quan trắc môi trường; 672/675 các quận, huyện thành lập Tài nguyên và Môi trường” [14, tr.193]. Ngoài ra, đối với các tỉnh có khu bảo tồn, vườn quốc gia và rừng đặc dụng để tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, đã thành lập phòng quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học trực thuộc Chi cục BVMT; về biên chế, bố trí điều chuyển công chức hiện có trong Chi cục BVMT.
Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm CTBVMT được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định “Tổng số cán bộ viên chức của toàn ngành có khoảng 15.600 người; trong đó, Trung ương có 630 người, cấp tỉnh khoảng 2.400 người, cấp huyện khoảng 1.400 người và 11.150 các bộ địa chính và môi trường cấp xã” [14, tr.194], chưa kể lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường.
Như vậy, trên cơ sở quan điểm, chủ trương đã đề ra, Đảng lãnh đạo nhà nước xây dựng tổ chức bộ máy thống nhất, đồng bộ, đây chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định hiệu quả của CTBVMT.
* Đảng lãnh đạo Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật về CTBVMT
Đảng ta xác định rõ, việc ban hành chính sách pháp luật về BVMT là một tất yếu khách quan, là công cụ quản lý, điều hành thực hiện các biện pháp BVMT. Luật BVMT đầu tiên đã được Quốc hội khóa IX (tháng 12/1993). Với những điều khoản
cụ thể, Luật BVMT đã góp phần điều chỉnh các hành vi của cá nhân, tổ chức trong CTBVMT, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và các thành phần môi trường.
Đảng lãnh đạo Quốc hội tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung ban hành, hoàn thiện Luật (Luật BVMT bảo vệ môi trường năm 2005 và gần đây là Luật BVMT năm 2014). Luật BVMT 2014 đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về BVMT; khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BVMT 2005; bổ sung một số nội dung mới như tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, an ninh môi trường; bảo đảm tính hệ thống, toàn diện, khoa học và thực thi của các quy định pháp luật về BVMT.
Một số văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ từng thành phần môi trường được ban hành như, Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật Đất đai; Luật Thủy sản; Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo... Luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trở thành công cụ để các cấp chính quyền, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước và BVMT hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các chủ thể kinh tế thực hiện những quy định về quản lý môi trường; như: lập báo cáo thẩm định tác động môi trường, kê khai môi trường, cam kết BVMT. Đồng thời, thông qua các cơ quan chức năng, nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về BVMT nhằm kịp thời ngăn chặn những hoạt động vi phạm môi trường.
Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua và ban hành Luật BVMT số 55/2014/QH13 bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung ngày 23/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT...
Những văn bản trên cùng với những văn bản liên quan đến vấn đề BVMT còn hiệu lực đã tạo thành hệ thống pháp lý vững chắc, thể chế hóa quan điểm của Đảng ta trong các nghị quyết Đại hội Đảng và các hội nghị Trung ương trước đó. Nhờ đó, trong thời kỳ đổi mới, CTBVMT đã đạt được những kết quả quan trọng.
Ba là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng tuyên truyền, thuyết phục, vận động thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT.
Nhằm đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý tài nguyên, BVMT một cách hiệu quả và thiết thực, công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và tất cả các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự phối hợp của cả HTCT tạo sự đồng thuận trong xã hội, giải quyết thoả đáng các vấn đề bức xúc của nhân dân trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và BVMT.
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xác định, giải pháp quan trọng để BVMT đó là “Đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền, phổ biến chính sách chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người...” [50, tr.5]. Trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT” được Hội nghị lần thứ 7 khóa XI của Đảng thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để BVMT là: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT” [55, tr.4].
Trên cơ sở giải pháp chính, Đảng đã cụ thể hóa những việc cần phải làm trong công tác tuyên truyền, giáo dục để BVMT: “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã” [55, tr.4].
Đảng nhấn mạnh, tăng cường việc quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng về BVMT và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân về thực trạng, trách nhiệm và ý thức BVMT. Coi trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT, vai trò của môi trường đối với cuộc sống trong các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức và ý thức BVMT.
Các cấp ủy đảng chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động, phổ biến thông tin hiện đại, đa dạng, cụ thể, thiết thực, sát với đời sống của cộng đồng dân cư. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về nội dung BVMT được duy trì thường xuyên, có tác dụng tích cực, tạo thành phong trào trên địa bàn, giúp người dân xây dựng “thói quen tốt” về BVMT. Các cấp ủy đảng tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường giám sát phát hiện những cá nhân và tổ chức vi phạm để xử lý nghiêm theo pháp luật.
Bốn là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng công tác tổ chức, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và trực tiếp làm CTBVMT.
* Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy làm CTBVMT
Cùng với nội dung quản lý nhà nước về BVMT được cụ thể hóa từ quan điểm của Đảng. Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, Đảng chủ trương: “Tiếp tục kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở” [50, tr.5].
Đảng lãnh đạo rà sóat, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao năng