Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 69 - 73)

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT là toàn bộ các cách thức, hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quy trình, phong cách, lề lối làm việc…mà Đảng sử dụng để tác động vào Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân nhằm thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT.

* Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT, gồm:

Một là, Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết, chỉ thị và định hướng chủ trương, chính sách lớn về BVMT.

Đảng xây dựng và ban hành các nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong đó có chủ trương, biện pháp về môi trường, BVMT trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là các nghị quyết giải quyết những vấn đề lớn có ý nghĩa quan trọng, bức thiết đặt ra đối với môi trường và BVMT.

Hai là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng phát huy vai trò của Nhà nước. Nhà nước cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT. Đảng lãnh đạo Quốc hội cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng về BVMT thành Luật, nghị quyết, quyết định của Quốc hội về vấn đề này. Đảng lãnh đạo Chính phủ chấp hành Luật, nghị quyết của Quốc hội, cụ thể hóa nghị quyết của Quốc hội thành nghị định, chương trình, kế hoạch, đề án BVMT và tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo cơ quan tư pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó, trong CTBVMT.

Ba là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng tuyên truyền, thuyết phục, vận động thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT.

Đây là một trong những nội dung quan trọng của PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nói chung và đối với CTBVMT nói riêng. Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động đội ngũ cán bộ, đảng viên trong HTCT thông suốt tư tưởng, tích cực thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVMT. Đồng thời, Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động, thuyết

phục nhân dân hăng hái thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVMT.

Bốn là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng công tác tổ chức, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và trực tiếp làm CTBVMT.

Đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực môi trường theo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của cả HTCT; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong các các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực môi trường; lựa chọn và bổ nhiệm các chức danh cán bộ đúng nguyên tắc, quy trình, tiêu chuẩn, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực môi trường; quản lý chặt chẽ, toàn diện, kiểm tra, giám sát những cán bộ này, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong các sinh hoạt, đời sống, quan hệ xã hội.

Năm là, Đảng lãnh đạo CTBVMT thông qua cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cấp ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT.

Các tổ chức đảng, nhất là cấp ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương, đội ngũ đảng viên ở các địa phương, các ngành, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT. Các tổ chức đảng giáo dục, rèn luyện, quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của mình phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, làm nòng cốt trong triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT. Đặc biệt, coi trọng phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Sáu là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng việc phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT.

Đảng lãnh đạo phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng nêu trên trong tham gia xây dựng và giám sát, phản biện xã hội đối với nghị quyết, chủ trương, biện pháp BVMT của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật, các chương trình, đề án của Nhà nước về BVMT. Đảng lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong vận động các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp tham gia BVMT.

Bảy là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng công tác kiểm tra, giám sát

Đảng tiến hành công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên về thực hiện các nghị quyết của Đảng, nói chung và thực hiện các nghị quyết của Đảng về BVMT nói riêng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đảng phát hiện những nhân tố mới, tạo điều kiện cho phát triển; đồng thời, Đảng uốn nắn những lệch lạc, xử lý nghiêm những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, bảo đảm cho nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT được thực hiện thắng lợi. Đảng phát hiện những điểm chưa hợp lý, những điểm chưa hoàn chỉnh và những điểm còn thiếu trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT để sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới, làm cho nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT hoàn chỉnh hơn.

Tiểu kết chương 2

Những khái niệm quan trọng liên quan đến nội dung của luận án đã được tác giả khẳng định, như: khái niệm về môi trường, khái niệm BVMT; quan niệm về Đảng CTBVMT, chính là cơ sở để xác định chủ thể, khách thể và mục đích của việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác BVMT. Tác giả phân tích rõ sự ảnh hưởng của môi trường đến sự sống của con người, của hệ sinh thái và tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời nhấn mạnh vai trò của CTBVMT: bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững.

Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác này là tổng hợp những công việc mà Đảng cần phải thực hiện, gồm:

Một là, Đảng xây dựng các nghị quyết, chỉ thị xác định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về BVMT. Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nước, thể chế hóa nghị quyết của Đảng về BVMT thành pháp luật, pháp lệnh của Nhà nước, các chương trình dự án quốc gia về BVMT để thực hiện trong toàn xã hội và chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Ba là, Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Bốn là, Đảng lãnh các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cấp ủy trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT và tổ chức thực hiện. Năm là, Đảng lãnh đạo phát huy vai trò của cơ quan nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVMT.

Phương thức lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quan trọng hành đầu quyết định chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT, gồm: Một là, Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết, chỉ thị và định hướng chủ trương, chính sách lớn về BVMT. Hai là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng phát huy vai trò của Nhà nước. Ba là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT. Bốn là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng công tác tổ chức, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và trực tiếp làm công tác BVMT. Năm là, Đảng lãnh đạo CTBVMT thông qua cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nhất là cấp ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT. Sáu là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng việc phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT. Bảy là, Đảng lãnh đạo CTBVMT bằng công tác kiểm tra, giám sát. Việc xác định nội dung BVMT đúng đắn và xác lập PTLĐ BVMT phù hợp có ý nghĩa quyết định kết quả Đảng lãnh đạo CTBVMT.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w