Những thuận lợi, khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 117 - 123)

4.1.1.1. Thuận lợi

Một là, công tác xây dựng đảng được Đảng tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường, năng lực lãnh đạo của Đảng được nâng lên, Đảng lãnh đạo CTBVMT sẽ đạt kết quả lớn hơn.

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức trong những năm gần đây được Đảng đặc biệt quan tâm với quyết tâm chính trị cao, giải pháp đồng bộ, khả thi hơn; công tác này được thực hiện bài bản và khẩn trương nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của của Đảng đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới. Đảng đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”; Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và mới đây là Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả quan trọng bước đầu. Gần đây, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa XII, Đảng đã ban hành Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Những nghị quyết, quy định này, tiếp tục được triển khai thực hiện đạt kết quả lớn hơn, là nhân tố đặc biệt quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,

của các cấp ủy, tổ chức đảng, trong đó có lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, nói chung, lãnh đạo CTBVMT nói riêng.

Hai là, các chủ trương, nghị quyết của Đảng về BVMT sẽ hoàn thiện hơn, nhất là chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp lớn về BVMT trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng sẽ được Đảng cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị cụ thể, là cơ sở, tiền đề rất quan trọng để Đảng lãnh đạo CTBVMT đạt kết quả.

Trong những năm qua, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo CTBVMT, Đảng đã ban hành các nghị quyết, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả. Qua quá trình lãnh đạo thực hiện các nghị quyết này, Đảng đã thấy rõ những điểm chưa hợp lý, những điểm chưa hoàn chỉnh và những điểm còn thiếu để sửa chữa, bổ sung đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tiễn. Đặc biệt, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp lớn về BVMT trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã và sẽ được Đảng cụ thể hóa bằng các nghị quyết, quyết định cụ thể để thực hiện. Đây là khâu đầu tiên trong quy trình lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, nói chung và lãnh đạo CTBVMT, nói riêng; là cơ sở và tiền đề để Đảng lãnh đạo CTBVMT đạt kết trong những năm tới.

Ba là, Luật BVMT đầy đủ, hoàn thiện hơn, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ngày càng hoàn thiện, hoạt động ngày càng hiệu quả.

Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội khóa XIII thông qua vào năm 2013, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố để thực hiện. Sau khi Hiến pháp mới được công bố, luật được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp mới, trong đó có luật BVMT. Luật BVMT và các văn bản dưới luật đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn, yêu cầu BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động BVMT và quản lý nhà nước về BVMT, tạo thuận lợi căn bản để Đảng tăng cường lãnh đạo CTBVMT những năm tới.

Từ yêu cầu tăng cường BVMT trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đã thành lập một số cơ quan chuyên trách BVMT, các cơ quan này, đã đi vào hoạt động đạt kết quả, như: Tổng cục Môi trường với vai trò quản lý, tổ chức và điều phối các hoạt động BVMT trên phạm vi cả nước; lực lượng Cảnh sát môi trường hoạt động ổn định, phát huy tác dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường; tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành và địa phương được thiết lập,

bước đầu hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đang được thực hiện mạnh mẽ, khẩn trương ở các cấp, các ngành và sẽ đạt kết quả bước đầu. Tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT sẽ được đổi mới, sắp xếp tinh gọn hơn, chức năng, nhiệm vụ sẽ cụ thể, rõ ràng hơn; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan này sẽ được nâng lên đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ BVMT trong những năm tới. Đây là nhân tố rất quan trọng để các chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTBVMT được thực hiện thắng lợi.

Bốn là, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những thành tựu to lớn, đặc biệt cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0) sẽ tạo ra những thiết bị, công cụ hiện đại, bảo đảm tốt hơn việc BVMT; hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng về nhiều mặt, trong đó có hội nhập, hợp tác quốc tế về BVMT.

Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những thành tựu to lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang và sẽ được triển khai thực hiện ở nước ta sẽ tác động sâu sắc tạo chuyển biến lớn về BVMT. Cuộc cách mạng này, có tác động tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và các công nghệ giám sát môi trường đang phát triển nhanh được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian, cũng như đưa ra cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên. Những tác động tích cực này, sẽ tạo thuận lợi lớn cho Đảng tăng cường lãnh đạo CTBVMT đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng về nhiều mặt, trong đó có hội nhập, hợp tác quốc tế về BVMT như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với CTBVMT nhưng cũng đồng thời là một cơ hội lớn; hơn nữa BVMT là vấn đề toàn cầu, được tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan tâm, sẽ hợp tác và hỗ trợ Đảng và Nhà nước ta trong CTBVMT.

Năm là, Đảng có thuận lợi lớn trong thu hút tất cả các tổ chức, lực lượng và toàn dân tham gia CTBVMT, huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức, lực lượng và toàn dân vào CTBVMT.

Môi trường tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các tổ chức, lực lượng, cuộc sống, tương lai của mỗi người dân và của cả dân tộc. Vì vậy, ô nhiễm môi trường được mọi tổ chức, lực lượng và toàn dân đặc biệt quan tâm. Vì sự tồn tại, phát triển của mình, các tổ chức, lực lượng và toàn dân với những phương thức, mức độ khác nhau sẽ tích cực tham gia vào CTBVMT. Đây là nhân tố chủ yếu tạo sự đồng thuận xã hội trong CTBVMT, là thuận lợi lớn để Đảng huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ BVMT và tăng cường lãnh đạo CTBVMT.

Sáu là, những kinh nghiệm về lãnh đạo CTBVMT của Đảng, các cấp ủy đảng trong những năm qua sẽ được phát huy trong những năm tới.

Quá trình lãnh đạo CTBVMT những năm qua cho thấy, Đảng và các cấp ủy đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành đã đúc rút được những kinh nghiệm có giá trị lớn. Đó là kinh nghiệm lãnh đạo để đưa nghị quyết của Đảng về BVMT vào thực tiễn cuộc sống thông qua cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; kinh nghiệm tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia BVMT...; đặc biệt là những kinh nghiệm lãnh đạo xử lý hiệu quả những sự cố lớn về BVMT... Những kinh nghiệm ấy, sẽ được Đảng, các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên vận dụng phù hợp đem lại kết quả lớn hơn.

4.1.1.2. Khó khăn

Thứ nhất, các nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII mới được triển khai thực hiện nên năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong đó có lãnh đạo CTBVMT, chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT chưa thể được nâng lên nhanh chóng trong vài năm tới.

Các nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã được triển khai

thực hiện mạnh mẽ, song trong qua thời gian chưa nhiều. Hơn nữa, đây là vấn đề rất lớn, phức tạp, liên quan trực tiếp đến khá nhiều vấn đề nhạy cảm của cán bộ, đảng viên, nhất là một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Vì vậy, việc thực hiện có kết quả các giải pháp trong Nghị quyết còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tinh giản biên chế, sáp nhập, giải thể một số các cơ quan, tổ chức trong HTCT; trong đó, có các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Vì thế, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong đó có lãnh đạo CTBVMT và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT chưa thể nâng lên một bước cơ bản trong vài năm trước mắt. Đây là khó khăn đáng kể đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT trong những năm tới, nhất là trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về CTBVMT.

Thứ hai, khá nhiều yếu kém trong lãnh đạo CTBVMT của Đảng những năm qua thường khó khắc phục triệt để trong một vài năm trước mắt.

Một số yếu kém trong lãnh đạo CTBVMT thời gian qua có thể được khắc phục triệt để trong thời gian ngắn. Song, khá nhiều yếu kém, nhất là những yếu kém về công tác tổ chức, cán bộ, về trình độ, năng lực CTBVMT của đội ngũ cán bộ, đảng viên thì khó có thể được giải quyết có hiệu quả trong một vài năm trước mắt, vì phải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng với thời gian tương đối dài. Cùng với điều này, việc khắc phục những yếu kém trong tuyên truyền, vận động làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của một bộ phận khá lớn người dân, chủ doanh nghiệp tư nhân về BVMT, từ chuyển biến nhận thức đến hành động cụ thể tham gia có hiệu quả vào CTBVMT cũng không đơn giản và không thể nóng vội. Đây là những cản trở và khó khăn đáng kể để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT.

Thứ ba, hoạt động hủy hoại môi trường, vi phạm Luật BVMT ngày càng diễn biến phức tạp, quy mô lớn với các thủ đoạn tinh vi, có tổ chức, một số hoạt động có sự tiếp tay ngầm của một số cán bộ có chức, có quyền và cán bộ quản lý nhà nước về BVMT biến chất.

Những vụ vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ nguy hại; hậu quả ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng và khó khắc phục; các tổ chức, cá nhân vi phạm có nhiều thủ đoạn đối phó, chống đối lại cơ quan chức năng và người thi hành công vụ. Một số hoạt động hủy hoại môi trường có sự tiếp tay ngầm của một số cán bộ có chức, có

quyền và cán bộ quản lý nhà nước về BVMT biến chất, gây hậu quả rất nặng nề,..

Thực tế đó, làm cho việc điều tra, xác minh và xử lý gặp nhiều khó khăn, bế tắc.

Các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật BVMT, tuy đã được Đảng lãnh đạo, xử lý nghiêm minh, song vẫn còn không ít vụ việc xử lý chậm trễ, kéo dài, nhất là ở các tỉnh, thành phố, gây bức xúc trong nhân dân và dư luận, hạn chế không nhỏ sự tham gia tích cực của một bộ phận nhân dân vào CTBVMT. Những điều nêu trên sẽ làm gia tăng khó khăn đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT.

Thứ tư, ngân sách nhà nước dành cho BVMT còn hạn hẹp, việc huy động ngân sách trong nhân dân để BVMT còn gặp không ít khó khăn.

Nước ta, tuy đã trở thành một nước phát triển, song tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp và chưa thật ổn định; ngân sách nhà nước dành cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh rất lớn, nên ngân sách đầu tư cho BVMT còn hạn hẹp.

Qua hơn 30 năm đổi mới đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân được nâng lên một bước khá lớn, song vẫn còn nhiều gia đình và người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; nhìn chung, đời sống của một bộ phân nhân dân vẫn còn thấp. Bởi vậy, việc huy động ngân sách lớn trong nhân dân cho CTBVMT vẫn là vấn đề nan giải. Trong khi đó, lãnh đạo công tác BVMT đạt kết quả phải có lượng ngân sách rất lớn.

Thứ năm, hợp tác quốc tế về BVMT về lý thuyết là tất yếu, các nước phải BVMT ở nước mình và phải hợp tác BVMT ở các nước khác, song không dễ thuyết phục các nước viện trợ ngân sách đủ lớn để BVMT nước ta.

Hợp tác quốc tế về BVMT là tất yếu, từng nước phải dành ngân sách rất lớn để BVMT ở nước mình, đây là ưu tiên hàng đầu. Việc các nước viện trợ để BVMT cho nước khác còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hơn nữa, trên thế giới chưa có quy định trách nhiệm các nước về cung cấp ngân sách để BVMT ở nước khác, nhất là những nước giàu có nhưng gây tác hại cho môi trường rất lớn, các nước khác phải chịu hậu quả.

Hiện tại, trên thế giới đã có một số tổ chức hoạt động BVMT ít nhiều mang tính toàn cầu, song các tổ chức này chỉ là các hội mang tính từ thiện, nhân đạo. Kinh phí hoạt động của họ hạn hẹp nên họ chủ yếu kêu gọi lòng từ thiện, hảo tâm của các tổ chức, cá nhân có điều kiện ủng hộ kinh phí để BVMT ở các nước nói chung và nước ta, nói riêng. Vì vậy, ngân sách từ các nước trên thế giới để BVMT nước ta rất khiêm tốn.

Thứ sáu, trong những năm tới lãnh đạo CTBVMT trong điều kiện của sự phát triển kinh tế - xã hội tác động, gây sức ép đối với môi trường. Biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường tác động không nhỏ đến CTBVMT của Đảng.

Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số đô thị tăng nhanh; sự phát triển của sản xuất công nghiệp với các khu công nghiệp, cụm công

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w