đảng, đảng viên, cá nhân và tập thể vi phạm về bảo vệ môi trường
Để lãnh đạo CTBVMT đạt kết quả, Đảng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, thỏa đáng những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm những quy định của Đảng về lãnh đạo thực hiện nghị quyết, quyết định của Đảng về BVMT; xử lý nghiêm những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện chủ trương của Đảng về BVMT. Thông qua công tác này, Đảng nắm được hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, MTTQ, và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp vi phạm về BVMT. Cần tập trung vào những điểm sau:
Thứ nhất, tăng cường kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đối với việc thực hiện nghị quyết của Đảng về CTBVMT.
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03 /6/2013, Đảng chỉ rõ:
Các cấp ủy, tổ chức đảng nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; bổ sung các chỉ tiêu nêu trong nghị quyết vào kế hoạch năm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị hằng năm, kiểm điểm đánh giá việc thực hiện [55, tr.5].
Nội dung kiểm tra, giám sát, gồm: kiểm tra, giám sát việc tổ chức, học tập, quán triệt nghị quyết và xây dựng chương trình hành động tổ chức thực hiện của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về công tác BVMT; kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo triển khai thực hiện nghị quyết về CTBVMT của cấp ủy đối với cán bộ đảng viên.
Đối với các tổ đảng trong tổ chức chính trị - xã hội: các cấp ủy kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo các tổ chức này tham gia thực hiện BVMT theo đúng chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động và phối hợp thực hiện các phong trào BVMT trong toàn dân.
Đối với các cấp chính quyền: các cấp ủy đảng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng trong chính quyền về lãnh đạo việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng thành luật và những quy định mang tính pháp lý về BVMT; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện CTBVMT; kiểm tra, giám sát đảng viên là cán bộ, công chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về CTBVMT.
Đối với đảng viên: các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung kiểm tra, gíam sát
ý thức, tinh thần, trách nhiệm triển khai nội dung nghị quyết của Đảng về CTBVMT; kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc chấp hành nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVMT; kiểm tra, giám sát đảng viên phát huy vai trò gương mẫu BVMT trong thực tiễn công tác tại cơ quan, đơn vị cũng như sinh hoạt nơi cư trú.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo xây dựng và ban hành quy định thanh tra, kiểm tra phù hợp tạo điều kiện, thuận lợi cho việc phát hiện và xử lý vi phạm.
Cần lãnh đạo xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra giữa các bộ, ngành tránh sự chồng chéo; cấp ủy đảng lãnh đạo để xây dựng lực lượng thanh tra đặc biệt là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tăng cường rà soát, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về môi trường
theo hướng ổn định; kế thừa những quy định đã đi vào cuộc sống; nghiên cứu, lược bỏ những quy định không phù hợp, xa rời thực tế, hạn chế thủ tục hành chính không cần thiết, giảm phiền hà cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý môi trường chặt chẽ, hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho việc tuân thủ quy định về BVMT với những dự án đã đi vào hoạt động.
Cấp ủy Đảng lãnh đạo hệ thống thanh tra trong toàn ngành phối kết hợp hợp hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ, từ Trung ương xuống đến các địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường và sở Tài nguyên và Môi trường phải coi công tác thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên, nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm; tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án có nguồn thải ra sông, ra biển, những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Kiểm tra chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải; hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý chất thải thông thường; xử lý nghiêm minh những sai phạm theo pháp luật. Thanh tra cấp sở tăng cường thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của các huyện, thành phố, thị xã; việc chấp hành công tác BVMT đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế; việc chấp hành pháp luật về BVMT các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản... đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đi vào nề nếp.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp.
Hoạt động thanh tra môi trường được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất; thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Đối với cảnh sát môi trường, tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy
định của luật; việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương.
Sự phối hợp giữa các lực lượng này trong công việc sẽ làm tăng chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và tạo thuận lợi cho việc xử lý vi phạm; kiên quyết xử lý triệt để những tổ chức, cá nhân làm tổn hại đến môi trường. Cần tăng mức phạt để đảm bảo tính răn đe.