viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu chi phối và quyết định việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT đạt kết quả. Bởi vì, chỉ khi có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này, thì các cấp ủy, cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong HTCT và nhân dân mới có thể có hành động đúng, đem lại hiệu quả trong BVMT. Để làm tốt công tác này cần tập trung thực hiện tốt những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nhận thức sâu sắc những vấn đề chủ yếu về môi trường, BVMT và CTBVMT, các quan điểm của Đảng về môi trường và BVMT.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân và các tổ chức cần nhận thức sâu sắc về khái niệm môi trường, đặc điểm của môi trường nước ta, vai trò của môi trường. Qua đó, từng người dân, tổ chức thấy rõ đặc điểm và thực trạng môi trường ở vùng, địa phương mình đang sinh sống và làm việc để tham gia có hiệu quả vào giữ gìn môi trường trong lành. Đồng thời, cần nhận thức sâu sắc rằng, môi trường có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển sự sống của con người, nền kinh tế của mỗi quốc gia và cả nhân loại; nó gần gũi và hằng ngày, hằng giờ, tác động trực tiếp đến mỗi người dân.
Nghị quyết số 41-NQ/TW nêu trên, chỉ rõ:
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta… Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng [50, tr.1].
Trước hết, các cấp ủy đảng, đặc biệt là cấp ủy trực thuộc Trung ương phải nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trong CTBVMT. Không thể tiến hành CTBVMT có kết quả nếu chủ trương chung của Đảng về môi trường không được vận dụng, cụ thể hóa phù hợp ở từng địa phương. Mặc dù, các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp, nhưng để có giải pháp cụ thể, sát hợp với đặc điểm của từng địa phương thì cấp ủy trực thuộc Trung ương phải xây dựng nghị quyết để cụ thể hóa chỉ nghị quyết, chỉ thị của Đảng về CTBVMT; xây dựng chương trình hành động cụ thể giao nhiệm vụ cho cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện. Cấp ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới; tập trung lãnh đạo cấp ủy cấp huyện và tương đương và các tổ chức cơ sở đảng nâng cao nhận thức về BVMT, đưa nội dung BVMT vào nghị quyết của cấp mình, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm cần lãnh đạo thực hiện.
Cần nhận thức sâu sắc và đề cao trách nhiệm của từng người, tổ chức đối với BVMT, đây là cơ sở vững chắc để CTBVMT đạt hiệu của cao. Mỗi cá nhân, tổ chức cần xác định BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, dân tộc; BVMT chính là bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự sống của mỗi người, cộng đồng dân tộc, bảo vệ đất nước.
Thứ hai, đổi mới việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường và BVMT.
Quán triệt, tuyên truyền các quan điểm, chủ trương BVMT trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động.
Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt và đổi mới việc quán triệt các nghị quyết nêu trên của Đảng về môi trường và BVMT, nhất là các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn về môi trường và BVMT trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng. Công việc này, cần được tiến hành trước hết trong toàn Đảng từ các cấp ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương đến các chi bộ. Cần tổ chức quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT trong bầu không khí trang nghiêm, trang trọng và giành thời gian thỏa đáng cho việc học tập, thảo luận nội dung này. Cần thiết tổ chức học riêng cho cán bộ chủ chốt trong HTCT để làm nòng cốt trong quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng về môi trường và BVMT trong tổ chức đảng và đảng viên. Đội ngũ báo cáo viên cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quán triệt Nghị quyết, am hiểu thực tiễn về môi trường, có phương pháp báo cáo phù hợp, hấp dẫn và phù đối với từng đối tượng; cần thiết có các báo cáo thực tế để minh họa và có
thể tổ chức tham quan, nghiên cứu thực tế một cách hợp lý; hướng dẫn, xây dựng và thực hiện chương trình hành động, thực hiện các nghị quyết của Đảng về môi trường và BVMT gắn với địa phương, đơn vị.
Đẩy mạnh việc quán triệt, nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường và BVMT trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, xây dựng thái độ đúng đắn và trách nhiệm thực hiện pháp luật, nói chung và Luật BVMT, các chương trình quốc gia BVMT nói riêng của mỗi người dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, coi trọng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công việc này.
Cần lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường và BVMT phù hợp với từng đối tượng cán bộ, đảng viên, nhân dân. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành công việc này, chủ yếu thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết và sinh hoạt cấp ủy; sơ kết, tổng kết hoạt động hằng năm, nửa nhiệm kỳ. Đối với cán bộ, đảng viên, ngoài việc học tập nghị quyết và sinh hoạt chi bộ cần phải tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, trách nhiệm của các bộ, đảng viên trong BVMT; có thể phát tài liệu, các bản tin nội bộ về BVMT để cán bộ, đảng viên tự nghiên cứu, học tập và trao đổi, thảo luận trong các cuộc sinh hoạt đảng. Đối với đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội, chủ yếu thông qua các buổi sinh hoạt đoàn thể và các phong trào thi đua do đoàn thể phát động để tuyên truyền, vận động; nêu gương người tốt, việc tốt về BVMT.
Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo về BVMT và về tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm BVMT giữa các địa phương. Chuẩn bị chu đáo, nhất là về nội dung các hội nghị, hội thảo cấp quốc gia về BVMT, coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy địa phương về tổ chức có hiệu quả các cuộc tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm BVMT. Cần chọn và học tập, trao đổi kinh nghiệm về BVMT ở các địa phương trên từng lĩnh vực cụ thể, đi vào từng nội dung cụ thể, đặc biệt là những kinh nghiệm của thành tựu và hạn chế trong công tác BVMT, tránh chung chung, ôm đồm, hiệu quả thấp.
Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường và BVMT.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội, cả nhân loại trên toàn cầu. Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt ra thì truyền thông về BVMT vẫn giữ một vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu để thống nhất ý chí và hành động BVMT trên phạm vi rộng lớn.
Đảng, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo, đài phát thanh và truyền hình tăng cường các thời lượng cho nội dung BVMT; đổi mới hình thức chuyển tải thông tin về môi trường và chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước BVMT đảm bảo ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của mọi người, góp phần tích cực vào phong trào BVMT trong nhân dân. Cấp ủy trong các cơ quan truyền thông lãnh đạo cơ quan và cán bộ, đảng viên cần phải sâu sát, kiên quyết đấu tranh đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường. Lãnh đạo cơ quan truyền thông thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động tình nguyện, pano, áp phích, băng rôn, biểu ngữ … để truyên truyền, phổ biến các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường, BVMT; nêu gương và kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến về BVMT, xây dựng môi trường trong sạch; nêu gương và khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp thực hiện tốt BVMT, các nhà đầu tư tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả CTBVMT.
Cần có quy định của Đảng, Nhà nước về đảm bảo chế độ thông tin thường xuyên, trung thực cho các cấp ủy, các bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân về môi trường và các hoạt động BVMT trong cả nước. Qua đó, nâng cao nhận thức tạo thuận lợi cho các hoạt động thiết thực tham gia BVMT ở các địa phương, đơn vị.
Thứ tư, kết hợp chặt chẽ việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi trường, BVMT và mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội.
Giữa môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường trong lành là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở để môi trường biến đổi theo hướng ngày càng tốt hơn. Cấp ủy các cấp cần tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế. Xét về khía cạnh tích cực, phát triển kinh tế - xã hội giúp cải thiện môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cho sự cải tạo đó. Tuy nhiên, nếu phát triển kinh tế ồ
ạt, không có kế hoạch có thể gây những tác động xấu cho môi trường tự nhiên như sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên, gây biến đổi khí hậu… Khi môi trường bị suy thoái không chỉ nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng mà có thể còn gây thảm họa, thiên tai, đe dọa nghiêm trọng các hoạt động kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của con người. Theo đó, sự phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững, sự phát triển luôn được xem xét, đánh giá trong sự tương tác với môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển, bảo đảm phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.
Trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCT, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân cần kết hợp chặt chẽ hai vấn đề nêu trên với nhau, để cán bộ, đảng viên, tổ chức và nhân dân hiểu rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và BVMT. Từ đó, nâng cao ý thức BVMT khi tham gia hoạt động kinh tế.
Thứ năm, lãnh đạo CTBVMT cần được coi là một trong những lĩnh vực và nhiệm vụ trọng yếu của Đảng hiện nay.
Quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay là lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng và động lực tinh thần của xã hội; cùng với lãnh đạo các lĩnh vực trọng yếu khác, Đảng không thể không coi lãnh đạo CTBVMT là một lĩnh vực và nhiệm vụ trọng yếu của mình. Quan điểm này, cần được quán triệt sâu sắc, trước hết trong các cấp ủy đảng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, các ngành và trong đội ngũ đảng viên và tổ chức thực hiện. Bởi vì, nếu không coi trọng và lãnh đạo đạt kết quả tốt CTBVMT thì cũng không thể lãnh đạo đạt kết quả tốt các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, kể cả các lĩnh vực trọng yếu. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng và các cấp ủy đảng dứt khoát quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.