Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực về bảo vệ môi trường theo đường lối đối ngoại của Đảng

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 151 - 154)

đường lối đối ngoại của Đảng

Đảng xác định: “Tham gia các chương trình hợp tác có mục tiêu để giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan” [46, tr.4]. Hợp tác quốc tế về môi trường còn là một trong những nội dung quản lý nhà nước về BVMT được đề cập trong Luật BVMT, và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về môi trường. Trong hơn 20 năm qua, hợp tác quốc tế về môi trường đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động BVMT ở nước ta. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trường có những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau. Cụ thể là, trong những năm 90 thế kỷ trước, hợp tác quốc tế về môi trường chủ yếu được thực hiện qua các dự án hợp tác song phương với Thụy Điển, Ca-na-đa, tập trung vào nâng cao năng lực xây dựng thể chế và hình thức là tiếp nhận viện trợ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế về BVMT; tham gia trên 20 điều ước quốc tế về môi trường; đồng thời thực hiện nghiêm túc các cam kết trong các công ước này, từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án về BVMT với tư cách là thành viên của công ước. Bên cạnh việc tích cực tham gia các công ước, điều ước quốc tế, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đa phương và song phương về BVMT. Nhiều dự án lớn về BVMT được thực hiện với các đối tác chính là Nhật, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Đan mạch, Thụy Điển… với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế

như: UNDP, UNEP, WB, ADB… Trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã thu hút hơn 30 dự án quốc tế về môi trường với tổng kinh phí hơn 750 triệu USD.

Lãnh đạo CTBVMT trong những năm tới, Đảng cần tăng cường lãnh đạo hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT, tranh thủ tối đa, nắm bắt kịp các cơ hội huy động, hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ về BVMT... cần:

Một là, đổi mới tư duy về hợp tác quốc tế trong BVMT, tăng cường đầu tư cho hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT.

Cần chuyển từ quan niệm thụ động sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong BVMT. Chủ động và dự báo đúng các xu thế viện trợ là những yếu tố quan trọng đảm bảo được tính hiệu quả và quyền làm chủ trong việc thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế. Tránh tình trạng nhiều chương trình, dự án được xây dựng và thực hiện theo các ưu tiên và thủ tục do bên ngoài “áp đặt”, dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn vốn viện trợ nói chung chưa có hiệu quả cao.

Tăng cường đầu tư tài lực và nhân lực cho hợp tác quốc tế về môi trường, chủ động tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế về môi trường; Đảng lãnh đạo nhà nước đầu tư về tài chính để thực hiện các sáng kiến, sự kiện do Việt Nam chủ trì về BVMT.

Hai là, trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về BVMT, coi trọng phát huy những vấn đề nước ta có lợi thế trong hợp tác quốc tế về môi trường.

Bám chắc vào đường lối đối ngoại của Đảng để xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về BVMT, cần xác định các định hướng hợp tác chiến lược BVMT. Trong bối cảnh hiện nay, môi trường và BVMT không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào. Vì vậy, cần tập trung vào những vấn đề vừa giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước vừa đóng góp giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực. Chú trọng những vấn đề mới về BVMT mà Việt Nam có lợi thế.

Ba là, lãnh đạo để tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác truyền thống và mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, nhằm huy động nguồn lực quốc tế cho hoạt động BVMT của Việt Nam.

Chủ động hội nhập quốc tế, coi trọng việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế, thúc đẩy hợp tác Á - Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN, ASEAN+3, cơ chế hợp tác môi trường Đông Á trong BVMT, ứng phó biến đổi khí

hậu; lãnh đạo đẩy mạnh hợp tác trong khu vực như hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê Kông trong BVMT.

Tăng cường xây dựng và thực hiện các công trình, đề án, dự án về BVMT chung trong khuôn khổ thỏa thuận đa phương, song phương về môi trường; tiếp tục tìm kiếm nguồn đầu tư phục vụ tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường trên quy mô toàn quốc; vận động, thu hút và tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT; rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn thực hành về BVMT đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn về môi trường trên cơ sở tham khảo hệ thống của các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới.

Bốn là, tăng cường nguồn nhân lực thực hiện công tác hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của ngành tài nguyên và môi trường.

Cán bộ là nhân tố quyết định thành công của hợp tác quốc tế trong CTBVMT, vì vậy, cần rà soát, đánh giá lại nguồn nhân lực hiện có, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực ngoại ngữ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cần tăng cường cán bộ trong công tác này đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, bảo đảm nguồn nhân lực trong thực hiện công tác hợp tác quốc tế. Kế hoạch đào tạo đặc biệt chú trọng đến những cán bộ trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song phương và đa phương, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách công tác luật pháp quốc tế.

Các ưu tiên về tăng cường và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: đào tạo tăng cường năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong các lĩnh vực quản lý của Bộ; đào tạo tăng cường năng lực hội nhập quốc tế trong việc tham gia và giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và phát triển bền vững trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành; đào tạo tăng cường năng lực hợp tác quốc tế trong việc đề xuất, thiết lập và thực hiện các hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế; đào tạo, cử cán bộ tham gia các tổ chức quốc tế; tích cực tham gia các diễn đàn, chủ động đề xuất sáng kiến, mạnh dạn nhận vai trò chủ trì.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận Án Trần Thị Hà Vân (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w