Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp các huyện ngoại thành

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 78 - 88)

Thời gian qua, do quá trình ĐTH, đất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đang có xu hướng giảm dần, lại liên tiếp chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, dịch bệnh diễn biến thất thường, song, quy mô và tốc độ GDP của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội tăng liên tục qua các năm GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản của Hà Nội vẫn tăng dần đều trong thời gian gần đây. Từ năm 2008 đến nay, GTSX nông nghiệp của Thành phố vẫn luôn đạt kết quả tích cực, năm 2016, tổng GTSX nông nghiệp của Hà Nội đạt 39.632 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 105,3% so với năm 2008 (19.304 tỷ đồng) (xem Biểu đồ 3.1). Tổng sản lượng lương thực luôn vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm và đạt trên 1,2 triệu tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng từ 1,1 - 1,3 lần (đàn bò sữa tăng 14,5 lần); sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 1,3 lần và đạt 396.000 tấn. Giá trị

tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,4%/năm, tăng 0,65% so với mục tiêu đề ra (1,75%); cơ cấu sản xuất: trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 41,14%; chăn nuôi, thủy sản chiếm: 55,89%; dịch vụ chiếm: 2,97% [63, tr.7-8].

Đơn vị: Tỷ đồng 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ 3.1: GTSX nông nghiệp (theo giá hiện hành)

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Giai đoạn 2008 - 2016, toàn lĩnh vực nông nghiệp vẫn có bước tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt khoảng 4%, cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra (xem Biểu đồ 3.2). Chất lượng tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ngày càng được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp, trong giai đoạn 2008 - 2015, sản xuất nông nghiệp của Thành phố đạt tăng trưởng bình quân 3,5%/năm; trong đó, ngành thủy sản là lĩnh vực có tốc độ tăng bình

quân 5,3%/năm, kế đến là GTSX ngành chăn nuôi tăng bình quân 4,5%/năm và cuối cùng là ngành trồng trọt (chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình CNH, HĐH và thiên tai dịch bệnh) tăng bình quân 2,2%/năm, giữ ổn định diện tích đất trồng lúa trên 60.000 ha, bảo đảm ANLT.

Đơn vị: % Tỷ lệ 5.00% 4.96% 4.87% 4.50% 4.00% 3.91% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2016 Năm

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Hệ số sử dụng đất canh tác tăng dần, năm 2005 là 2,56 lần, năm 2010 là 2,35 lần đến năm 2015 là 2,67 lần. Năng suất lúa bình quân 1 vụ luôn đạt từ 59 - 61 tạ/ha (một trong những tỉnh có năng suất lúa cao nhất ĐBSH); sản lượng rau các loại tăng từ 562.000 tấn đến 651.000 tấn; sản lượng thủy sản tăng từ 35.659 tấn năm 2010 lên 66.672 tấn năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 16,1%. Đây là kết quả của việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp cũng như các nguồn lực khác của ngoại thành Hà Nội ngày càng tăng.

Có thể khẳng định, từ những chủ trương đúng đắn của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp trong thời gian qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, nên sản xuất nông nghiệp Hà Nội đạt tăng trưởng khá, cơ cấu nông

nghiệp chuyển dịch tích cực, giá trị trồng trọt 43,94%; chăn nuôi, thủy sản: 53,72%; dịch vụ 2,34%. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp; hệ thống đê điều, công trình thủy lợi được củng cố, bảo đảm phục vụ sản xuất, an toàn phòng, chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới; góp phần phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, ở một số địa phương, người nông dân sản xuất không theo quy hoạch, việc CDCC cây trồng, vật nuôi còn tự phát dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, làm cho đầu ra của nông sản thiếu ổn định.

Giá trị sản phẩm xuất khẩu trong đó nông sản phẩm xuất khẩu: Là trung tâm kinh tế cả nước, song kim ngạch thương mại của Hà Nội từ năm 2012 đến nay luôn thâm hụt thương mại lớn, nếu kéo dài sẽ kìm hãm sự tốc độ CDCC kinh tế. Trong năm 2015, Hà Nội cũng là địa phương có nhập siêu lớn nhất cả nước (15,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 10,4 tỷ USD, nhập khẩu lên đến 25,7 tỷ USD). Tuy nhiên, đối với hàng hóa nông sản, không góp phần vào tình trạng thâm hụt thương mại này, vẫn là xuất khẩu hơn nhập khẩu. Cụ thể: Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2013 đạt 9.913 triệu USD, trong đó kim ngạch nông sản phẩm xuất khẩu đạt 968 triệu USD, giảm 5,2% so với năm 2012. Về tỷ lệ kim ngạch hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố năm 2013 chiếm 9,8%, giảm so với năm 2009. Tính chung cả nhóm hàng nông, lâm và thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 1.127 triệu USD tăng 0,9% so với năm 2012. Nhìn chung trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các nhóm hàng của nông nghiệp đều giảm (chỉ số phát triển nhóm hàng nông sản năm 2013 là 95,1%, thủy sản không đổi). Trong 02 năm 2014, 2015, kim ngạch nông sản phẩm xuất khẩu đạt 1.256 triệu USD và 1.257 triệu USD; nhập khẩu lần lượt là 705 triệu USD và 873 triệu USD (xem Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Trị giá hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2010 2011 2014 2015 2016

Hàng nông sản 869 933 1.066 1.056 959

Xuất khẩu Hàng lâm sản 69 92 181 191 204

Hàng thủy sản 6 5 9 10 15

Nhập khẩu Lương thực 55 180 655 705 873

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

- Về thực trạng sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất trồng trọt giai đoạn 2011 - 2015 tăng trung bình 3,68%/năm đạt khá cao so với giai đoạn 2005 - 2010 (tăng 0,09%). Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định giữa các năm. Năm 2011, GTSX trồng trọt tăng tới 10% thì năm 2012 lại giảm tới 2,84%. Lý do chủ yếu là năm 2012 bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài sau đó lại bị mưa úng dẫn đến vụ Đông - Xuân thất thu. Ngoài ra, năm trước tăng trưởng đạt khá cao nên năm tiếp theo khó duy trì tốc độ cao đó. Giá trị sản xuất rau, hoa, cây cảnh tăng trưởng cao tới 11,12% giai đoạn 2011 - 2015 và duy trì tốc độ tăng khá ổn định qua các năm. Phát triển rau, hoa, cây cảnh phù hợp với xu hướng khách quan khi mà rau, đậu, hoa, cây cảnh hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% thị trường Hà Nội (40% là từ các địa phương phụ cận cung cấp). Cây lương thực có hạt và cây công nghiệp hàng năm tăng trưởng không ổn định, khi mà trong 5 năm từ 2011 - 2015 chỉ có 2 năm có tăng trưởng dương. Đối với cây trồng lâu năm, GTSX cây ăn quả tăng khá 15,03%/năm và tương đối ổn định. Cây công nghiệp lâu năm tăng trưởng không ổn định và đạt trung bình 0,47%/năm [31; 63].

Cơ cấu GTSX trồng trọt chủ yếu là cây hàng năm, chiếm khoảng 85%, cây lâu năm chỉ chiếm khoảng 15%. Cơ cấu GTSX trồng trọt đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cây hàng năm và tăng tỷ trọng cây lâu năm. Thực trạng này thể hiện ưu thế về hiệu quả kinh tế và giá trị hàng hóa của

nhóm cây lâu năm trong quá trình CDCC cây trồng vì đa phần là diện tích cây lâu năm được chuyển đổi từ đất cây hàng năm kém hiệu quả. Trong GTSX cây hàng năm, tỷ trọng lương thực có hạt chiếm gần 50% và đang có xu hướng giảm dần. Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh chuyển dịch theo chiều ngược lại, từ 2011 đến 2015, tỷ trọng những loại cây trồng này đã tăng 5,67% trong cơ cấu GTSX trồng trọt nói chung và hiện chiếm trên 30,2% GTSX ngành trồng trọt. Tỷ trọng các cây trồng hàng năm khác đều giảm dần. Đối với cây trồng lâu năm, các cây ăn quả chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Trong cơ cấu GTSX trồng trọt nói chung, giai đoạn 2010 - 2015, tỷ trọng cây ăn quả tăng 2,93%, hiện chiếm 12,95%; cây công nghiệp lâu năm tăng 1,44%, hiện chiếm hơn 2%. Đây là kết quả tích cực góp phần thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng đất [31; 63; 68].

Cây hàng năm chủ yếu là 2 vụ lúa: Đông - Xuân, Hè - Thu và một vụ Đông trồng rau màu. Diện tích trồng lúa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu tương đối ổn định (khoảng 101.500 ha). Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất vụ Đông với diện hàng năm khoảng 45.000 - 50.000 ha, chiếm khoảng 13% diện tích đất gieo trồng 3 vụ. Tuy nhiên, diện tích trồng rau màu vụ Đông không ổn định. Với xu hướng ĐTH và diễn biến thời tiết phức tạp, lại thiếu lao động trẻ, khoẻ, có kỹ thuật do quá trình chuyển dịch lao động từ nông thôn sang các lĩnh vực khác trong khi cơ giới hoá chưa cao, sản xuất vụ Đông thường không được quan tâm, chỉ được coi là vụ phụ nên diện tích cây trồng vụ Đông ngày càng giảm. Vụ Đông là vụ quan trọng do có nhiều lợi thế và tiềm năng như thời gian sản xuất ngắn (chỉ hơn 2 tháng), đất đai trồng lúa còn nhiều, ngoài ra còn đất bãi, đất vùng thấp vẫn có thể sản xuất được vụ Đông. Mặt khác, vụ Đông là vụ sản xuất chủ yếu những cây trồng mang tính hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao, phục vụ nhu cầu thực phẩm rất lớn cho trước và sau Tết Nguyên đán; vụ Đông cũng là vụ ít sâu bệnh, các cây trồng

cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn sơ sài, chuỗi giá trị thấp; hệ thống thuỷ lợi cho cây vụ Đông bị phá vỡ do quá trình ĐTH; đặc biệt là vấn đề tổ chức sản xuất, thông tin thị trường sự tham gia của doanh nghiệp còn khiêm tốn dẫn tới đầu ra bấp bênh… cũng hạn chế việc phát triển vụ Đông [19, tr.68-69]. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 297.082 ha, bằng 99,54% kế hoạch, giảm 15.450 ha so với năm 2011 (đạt 312.532 ha); trong đó diện tích lúa cả năm 203.331 ha; năng suất bình quân ước đạt 57,68 tạ/ha; sản lượng 1,173 triệu tấn. Diện tích ngô cả năm ước đạt 20.184 ha, giảm so với năm 2011 là 3.599 ha; năng suất ước đạt 49 tạ/ha, sản lượng 98,902 nghìn tấn, giảm so với năm 2011 là 10.098 tấn; tổng diện tích rau, đậu thực phẩm các loại 30.017 ha, năng suất ước đạt 194 tạ/ha, sản lượng 582,330 tấn; trong đó diện tích rau an toàn là 5.500 ha đạt mục tiêu đề ra. Tổng diện tích đậu tương đạt 24.498 ha; năng suất ước đạt 17 tạ/ha, sản lượng 41,647 nghìn tấn. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1,27 triệu tấn, bằng 98% so với năm 2011; trong đó thóc là 1,173 triệu tấn, ngô là 98,902 nghìn tấn [63, tr.7-8]. Cụ thể về một số cây trồng chủ yếu hàng năm:

+ Diện tích trồng cây lương thực có hạt năm 2015 là 221.604 ha (giảm hơn 8.000 ha so với năm 2010), chủ yếu được trồng tập trung tại 6 huyện: Sóc Sơn, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì và Mỹ Đức, với diện tích chiếm trên 51% đất trồng cây lương thực toàn thành phố. Sản lượng lúa năm 2015 đạt gần 1,17 triệu tấn. Diện tích trông ngô đang giảm dần (giảm 4.057 ha, còn khoảng 21.000 ha). Ngô được trồng chủ yếu tại Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ… năng suất đạt trung bình 4,35 tấn/ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn - chỉ đủ cung cấp một phần nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn…

+ Diện tích gieo trồng đậu tương hàng năm khoảng 20.000 ha, được trồng chủ yếu vụ Đông và Đông - Xuân, chiếm ngôi vị số một trong các cây trồng vụ Đông với trên 35% diện tích. Cây đậu tương khá quan trọng nhưng

hiện tại vẫn chủ yếu do dân tự chọn giống nên phẩm cấp thấp, thoái hóa nhiều dẫn đến năng suất không cao, năm 2015 trung bình đạt 15 tạ/ha, chỉ bằng 95% của năm 2010.

+ Cây rau, đậu thực phẩm các loại có xu hướng tăng với diện tích canh tác khoảng 12.000 ha, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 32.000 ha (tăng trung bình 2%/năm), sản lượng rau đạt trên 650 nghìn tấn (năm 2015), năng suất trung bình đạt hơn 200 tạ/ha/vụ. Sản lượng rau xanh của Hà Nội chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, trong đó với loại rau an toàn mới đáp ứng trên 40%, lượng rau còn lại được cung cấp từ Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương… [19].

+ Mặc dù diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm, nhưng diện tích đất trồng hoa, cây cảnh liên tục tăng. Năm 2015, diện tích canh tác khoảng 2.700 ha, diện tích gieo trồng đạt khoảng 5.100 ha (tăng 2,4 lần so với năm 2010), tập trung tại 42 vùng của 18 xã của các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín). Khoảng 85% sản lượng được tiêu thụ trên địa bàn Thành phố, 15% còn lại được tiêu thụ tại các địa phương khác và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Thu nhập từ trồng hoa khá cao, trung bình đạt 400 - 500 triệu đồng/ha/năm (hoa hồng), có mô hình đạt 500 - 700 triệu đồng/ha/năm (hoa ly). Đặc biệt, một số diện tích hoa hồng chất lượng cao đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha/năm, một số mô hình hoa ly chất lượng cao đạt gần 10 tỷ đồng/ha/năm [31; 66].

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất hoa, cây cảnh gặp không ít khó khăn khi chưa có dự án đầu tư KCHT kỹ thuật vùng sản xuất tập trung, trung tâm sản xuất hoa công nghệ cao và trung tâm giới thiệu sản phẩm hoa. Bên cạnh đó, các vùng sản xuất hoa hiện nay còn thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên ngành về hoa, cây cảnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản và tiêu thụ còn hạn chế. Chưa kể, hoa là loại nông sản đặc biệt, có hiệu quả kinh tế cao nhưng mức đầu tư rất lớn, rủi ro cao nên phần lớn người sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư, thiếu hệ thống cơ sở thiết bị như nhà lạnh, nhà lưới…

+ Diện tích trồng cây ăn quả tăng khá nhanh, năm 2015 đạt 15.726 ha (tăng gần 1.800 ha so với năm 2010), chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ, Chương Mỹ… với trên 10 loại cây ăn quả được trồng, trong đó, có các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bưởi, nhãn, chuối, cam… Diện tích cho thu hoạch năm 2015 là 13.127 ha với sản lượng đạt 222.447 tấn (năng suất đạt 15,96 tấn/ha), tổng GTSX đạt 2.521 tỷ đồng (181 triệu đồng/ha), GTSX tăng trung bình 5%/năm [19, tr.69-70].

- Về thực trạng sản xuất và cơ cấu ngành chăn nuôi, thủy sản. Những năm gần đây, sản xuất chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội vẫn phát triển và duy trì sự ổn định. Tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,91%/năm, trong đó: GTSX chăn nuôi trâu, bò tăng 12,23%/năm - tăng cao nhất trong các lĩnh vực chăn nuôi và cao hơn mức trung bình 5 năm 2006 - 2010 là 11,86%. Tuy nhiên, tăng trưởng không ổn định, năm 2013 chỉ tăng 1,64%, 2015 chỉ tăng 2,99%; GTSX chăn nuôi lợn tăng không đáng kể 0,14% (giai đoạn 2006 - 2010 tăng 7,65%), trong đó các năm 2012, 2013, 2014 giảm liên tục; GTSX chăn nuôi gia cầm tăng tương đối ổn định qua các năm, trung bình đạt 11,15% (5 năm 2006 - 2010 là 11,29%). Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhóm gia súc, tăng cơ cấu nhóm gia cầm. Vật nuôi chủ lực của thành phố Hà Nội là lợn, gà, vịt và bò thịt. Do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận, thị trường không ổn

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w