Cây ăn quả Rau
4.2.1. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nộ
những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và chiến lược, định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội qua phân tích SWOT và những phân tích, tổng hợp khác, luận án sử dụng kết quả khảo sát điều tra làm một trong những căn cứ để đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4.2.1. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy hoạch pháttriển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có54% trong tổng số người được hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và 43% cho đây là giải pháp quan trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 8).
Để bảo đảm phát triển KT-XH, trong đó có phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thành phố cần giải quyết mối quan hệ giữa phát
triển đô thị và nông thôn theo một tổng thể đã định sẵn dựa trên các quy hoạch được phê duyệt. Theo các quy hoạch, những giải pháp đột phá, xây dựng cơ chế, chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống; bảo tồn bản sắc văn hóa và không gian xanh, khu nông nghiệp sinh thái, đáp ứng tối đa nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân Thủ đô sẽ được thực hiện nghiêm túc ở từng kế hoạch cụ thể. Do đó, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra một cấu trúc cân bằng, hợp lý giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường vùng Thủ đô. Để bảo đảm cho việc thực hiện hiệu quả giải pháp này, cần chú trọng một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, để phát triển nông nghiệp ngoại thành, quy hoạch là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, xây dựng nền NNCNC; là cơ sở để tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, quy hoạch phải đạt được những mục tiêu sau:
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung và hiện đại.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách bảo đảm huy động cao các nguồn lực, trước hết là đất đai, lao động…, phát huy ưu thế các thành tựu KHCN từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thích ứng với BĐKH và HNQT; dựa trên cơ sở đổi mới tư duy về tiếp cận thị trường, khai thác hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương ngoại thành Hà Nội.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với CDCC lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao. Từ đó, hoàn thiện công tác quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất, đi kèm với các cơ chế, chính sách có liên quan để bảo đảm cơ cấu và chức năng sử dụng đất trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là quỹ đất phát triển nông nghiệp nhằm phục vụ quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng “Thành phố xanh, hoà bình”; góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội; nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Thứ hai, những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong hoàn thiện và thực hiện các quy hoạch nhằm phát triển nông nghiệp ngoại thành, bao gồm:
- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp phù hợp quy hoạch phát triển KT-XH chung của thành phố góp phần quan trọng làm cho nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.
- Điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành theo yêu cầu của tái cấu trúc NN, NT trên cơ sở đẩy mạnh phát triển và lành mạnh hóa thị trường hàng hóa nông sản trong nước, kết nối có hiệu quả với thị trường quốc tế; góp phần phát huy cao lợi thế so sánh của sản phẩm nông nghiệp chủ lực, như hoa, cây cảnh ở huyện Mê Linh, Đan Phượng, Quốc Oai; cam Canh ở Thanh Oai; bưởi Diễn ở Phúc Thọ, Chương Mỹ; nhãn chín muộn ở Hoài Đức…
- Đầu tư kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất chuyên canh tập trung được đề xuất, nhất là đối với vùng NNCNC. Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa gắn với quy hoạch vùng, liên kết vùng.
- Tập trung thực hiện việc rà soát công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng NTM, nhất là quy hoạch và đầu tư xây dựng NTM phải liên kết với phát triển
đô thị. Gắn quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch KCHT, cụm dân cư nhằm cân bằng lợi ích của nông nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng đời sống của nông dân và cải thiện diện mạo nông thôn ngoại thành, sử dụng hiệu quả và hài hòa không gian nông thôn, không gian đô thị trên địa bàn Hà Nội.
- Để thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, cần xây dựng chương trình, đề án, nhất là dự án phát triển NNCNC hay đầu tư, nâng cấp KCHT phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tập trung vào việc thực hiện điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch chuyên ngành như: Quy hoạch phát triển nông nghiệp; Quy hoạch phòng, chống lũ…
- Thành phố và những huyện ngoại thành cần khẩn trương hoàn thiện và làm tốt các quy hoạch nhằm tạo tiền đề cho ngân hàng thương mại đầu tư vốn an toàn, hiệu quả.
Thứ ba, một số quy hoạch cần hoàn thiện và thực hiện nhằm phát triển nông nghiệp các huyện ngoại thành theo hướng bền vững, bao gồm:
-Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai nông nghiệp là kế hoạch sử dụng tài nguyên đất đai mang tính tổng thể, lâu dài và chiến lược. Quy hoạch sử dụng đất đai tốt sẽ là nền tảng phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững; là yếu tố chính trong yêu cầu phát triển và giữ gìn các VĐX, vành đai nông nghiệp ở các thành phố lớn. Do vậy, cần có định hướng và điều chỉnh quy hoạch tổng thể sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy cao lợi thế so sánh gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại và bền vững. Theo đó, cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:
+ Tăng cường chất lượng dự báo, bảo đảm sự ổn định của quy hoạch và nâng cao sự liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch các khu/cụm công nghiệp chế biến với các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, vùng NNCNC. Tiến hành song song với việc quy hoạch là công tác hỗ trợ tập
trung, tích tụ ruộng đất cả theo hướng chuyển nhượng và cho thuê quỹ đất nông nghiệp lâu dài. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH cùng như quy hoạch sử dụng đất, ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho phát triển khu NNCNC.
+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hai nhóm là “quy hoạch cứng” và “quy hoạch mềm”. Quy hoạch cứng là việc thành phố đưa ra những vùng không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng trong từng thời kỳ nhằm gìn giữ quỹ đất nông nghiệp, bảo vệ VĐX của Thủ đô. Quy hoạch mềm là việc thành phố đưa ra những vùng, những loại đất có tính tương đồng để người dân có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Do đó, xác định những vùng đất hiện có thể dành cho phát triển nông nghiệp, song, trong dài hạn phù hợp với việc chuyển đổi thành đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng đô thị; cùng với đó là tăng thời gian cho kỳ kế hoạch sử dụng đất, từ 05 năm lên 10 năm. Đa dạng hóa các hình thức công khai quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; xác định rõ khu vực nào được phép và không được phép tham gia giao dịch trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các chủ thể sử dụng đất, chủ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp dễ tiếp cận và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
+ Xây dựng các quy định, giám sát chặt chẽ việc lập, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và việc thu hồi đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa tình trạng phát triển tự phát, phá vỡ quy hoạch, nhất là đối với địa bàn có tốc độ ĐTH nhanh như ngoại thành Hà Nội. Theo đó, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm chất lượng (đòi hỏi có tầm nhìn chiến lược dài hạn - trên 20 năm) để hạn chế tối đa việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất). Có các quy định, chế tài đủ mạnh buộc các cấp, các ngành và địa phương phải thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, trong đó gắn
chặt trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Việc điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất chỉ được áp dụng trong những điều kiện đặc biệt, có mức độ ảnh hưởng lớn và phải được quy định chặt chẽ. Do vậy, công tác quy hoạch đất phải dựa trên quy hoạch vùng thủ đô, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn, quy hoạch phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn ngoại thành…
+ Quy hoạch đất đai để phát triển giao thông, KCHT đáp ứng yêu cầu của phát triển nông nghiệp hàng hóa và NNCNC. Quy hoạch đất nông nghiệp đồng bộ giữa đất đai sản xuất với hệ thống nước tưới, kênh mương, đường, điện, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu NNCNC. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu NNCNC được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhất là đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở thử nghiệm, sản xuất sản phẩm NNCNC…
+ Rà soát, hoàn thiện quy hoạch NNCNC theo hướng mở, có chính sách ưu đãi cho các khu NNCNC theo hướng phát huy lợi thế của địa phương và bảo đảm cho người nông dân ngoại thành Hà Nội với bất kể quy mô nào cũng được khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trên cơ sở đó, thành phố phê duyệt quy hoạch các vùng sản xuất NNCNC nhằm bảo đảm tính ổn định lâu dài về đất đai, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành quy hoạch chi tiết và có kế hoạch đầu tư đúng mức; chủ động xây dựng cho được chuỗi liên kết nhằm hình thành vùng sản xuất rau, hoa cao cấp ứng dụng công nghệ cao ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng…; vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao ở Ba Vì; bưởi Diễn ở Phúc Thọ, Chương Mỹ…
- Quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung với một số loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, cụ thể: Quy hoạch phát triển rau an toàn; hoa, cây cảnh ở Mê Linh, Đan Phượng; phát triển cây dược liệu ở Sóc Sơn, Ba Vì…; nuôi gia súc, gia cầm ở Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Hoài
Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa… Việc quy hoạch này, được xây dựng trên những diện tích cấy lúa kém hiệu quả nhằm phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí. Quy hoạch và mở rộng vùng nhân nuôi cây con giống ứng dụng công nghệ cao để cung ứng giống có chất lượng cho nhu cầu tại chỗ và các tỉnh ĐBSH, phù hợp với thế mạnh của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội và mục tiêu xây dựng nền NNCNC.
- Quy hoạch vùng phát triển trang trại sản xuất, kinh doanh cây, con giống sẽ là mô hình phù hợp với đất đai sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội ngày càng thu hẹp và yêu cầu phát triển NNCNC, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hình thành các vùng sản xuất tập trung trên cơ sở quy hoạch các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, chủ yếu là các vùng ao hồ, bãi bồi ven sông… Theo đó, tập trung thực hiện nội dung: 1) Xác định phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi huyện và có tính đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, như: phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh, chủ yếu theo mô hình kinh tế trang trại ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Quốc Oai; bưởi Diễn ở Phúc Thọ, Chương Mỹ; nhãn chín muộn ở Hoài Đức, cam Canh ở Thanh Oai; 2) Quy hoạch KCHT, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến… bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại.