Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện lao động nông nghiệp di chuyển dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 40 - 41)

nông nghiệp di chuyển dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp

Với sự khác biệt về cơ hội việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị, dòng người di cư từ nông thôn đến thành thị ngày càng nhiều. Sự dư thừa lao động hay tình trạng thiếu đồng bộ trong quản lý KCHT ở đô thị và tình trạng thiếu hụt lao động, cùng với nghèo đói, thiếu phương tiện mưu sinh ở nông thôn… làm cho sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành khó giữ sự ổn định, bền vững. Quá trình CNH, HĐH và ĐTH,

một mặt sẽ tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác sẽ làm tăng năng suất lao động nông nghiệp, lao động nông thôn sẽ chuyển sang các ngành phi nông nghiệp ngày càng nhiều.

Hơn nữa, người dân ở các khu vực ngoại thành thường có trình độ thấp hơn thành thị, họ ít được tiếp cận với các hình thức đào tạo việc làm nên khó tìm được việc làm ở các đô thị; ở lại nông thôn, họ cũng gặp khó khăn do đất sản xuất manh mún, bị thu hẹp dần. Mặt khác, với chất lượng lao động khu vực ngoại thành hiện nay nhìn chung còn thấp, lại thiếu tập trung nguồn lực phát triển, thị trường lương thực, thực phẩm đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nên việc nghiên cứu, áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại; sử dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trở nên cấp thiết. Do vậy, để góp phần đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, công nghệ cao và bền vững, cần phải có chính sách tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động cho khu vực này.

2.1.2.5. Phát triển nông nghiệp ngoại thành ảnh hưởng trực tiếp đếntình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 40 - 41)

w