Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 46 - 47)

bền vững

Cơ cấu nông nghiệp nói chung, cơ cấu của nông nghiệp ngoại thành nói riêng thể hiện trình độ phát triển của một nền nông nghiệp, do vậy, CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững là sự thay đổi theo đúng xu thế của các bộ phận cấu thành nền sản xuất nhằm bảo đảm cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và ổn định trong dài hạn. Đây là sự biến đổi về chất, thể hiện trình độ phát triển nông nghiệp ngoại thành trong một giai đoạn nhất định. Sự CDCC nông nghiệp ngoại thành thể hiện qua các nội dung: i) CDCC cây trồng, vật nuôi theo hướng phục vụ đô thị; ii) CDCC nông nghiệp gắn với sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên đất đai; iii) CDCC nông nghiệp gắn với sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả GTSX; sản xuất sạch, an toàn… nhằm phát huy lợi thế của vùng, tiểu vùng; của các thành phần kinh tế khu vực ngoại thành và phù hợp với yêu cầu của thị trường chủ yếu trong nội đô.

Sự thay đổi trạng thái của cơ cấu nông nghiệp ngoại thành được biểu hiện trên các mặt cơ bản sau:

- Sự thay đổi tỷ trọng về GO hay GDP, lao động, vốn của từng ngành so với toàn nền nông nghiệp;

- Sự thay đổi số ngành chuyên môn hóa trong nông nghiệp;

- Sự thay đổi về vị trí và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành và nội bộ từng ngành.

Ngoài ra, CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững gắn với việc nâng cao năng lực nội sinh và khả năng cạnh tranh của các nông sản phẩm trong thị trường nội đô được thể hiện ở sự thay đổi mô hình sản xuất. Quá trình CDCC nông nghiệp ngoại thành sẽ góp phần hình thành nên các mô hình sản xuất (chuyển từ mô hình nhỏ sang mô hình lớn) nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, trên cơ sở gia tăng hàm lượng KHCN, chuyển từ giá trị gia tăng thấp sang gia tăng cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 46 - 47)

w