Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở các huyện ngoại thành

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 88 - 99)

ngoại thành

Những năm qua, CDCC kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển: giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp, ngành lâm nghiệp ổn định. Tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần. Tuy nhiên, tốc độ của sự chuyển dịch rất chậm, sau 6 năm mức giảm của nông nghiệp là 3,5%. Năm 2008, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp là 95,6%, thủy sản là 4,2% và lâm nghiệp là 2,0%; đến 2016 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 92,1%, ngành thủy sản, tỷ trọng thủy sản tăng lên đến 7,7%, lâm nghiệp vẫn giữ ở mức 2,0% (xem Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Cơ cấu GTSX nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

nông, lâm, thủy sản

1. Nông nghiệp 95,6 94,9 93,6 93,3 92,6 92,4 92,1 92,5 92,1 - Trồng trọt 51,2 45,9 43,0 43,7 42,1 41,9 41,7 42,5 42,0 - Chăn nuôi 42,5 46,8 47,0 46,4 47,2 47,2 47,2 46,8 47,0 - Dịch vụ nông nghiệp 1,9 2,2 3,5 3,2 3,3 3,3 3,2 3,2 3,1 2. Thủy sản 4,2 4,9 6,2 6,5 7,2 7,4 7,7 7,3 7,7 3. Lâm nghiệp 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Đi sâu vào phân tích nội bộ ngành nông nghiệp cho thấy, sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, mức độ chuyển dịch tuy có cao hơn nông nghiệp và thủy sản, nhưng so yêu cầu của CDCC kinh tế ngành nông nghiệp Thủ đô tốc độ chuyển dịch vẫn chưa tương xứng.

Sử dụng phương pháp vector để đánh giá tốc độ CDCC kinh tế ngành nông nghiệp của Thành phố Hà Nội, lượng hóa mức độ CDCC giữa 2 thời điểm t0 và t1 qua công thức (trang 44), ta có:

Bảng 3.4: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp Hà Nội

Đơn vị: %

Năm cosϕ Tốc độ CDCC Năm cosϕ Tốc độ CDCC

2008-2009 0,99477 6,52 2012-2013 1,00000 0,152009-2010 0,99917 2,59 2013-2014 1,00000 0,18 2009-2010 0,99917 2,59 2013-2014 1,00000 0,18 2010-2011 0,99988 0,97 2014-2015 0,99991 0,87 2011-2012 0,99963 1,73 2015-2016 0,99997 0,52

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Từ số liệu về cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp theo phân ngành kinh tế của Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2016, ta có thể tính toán tốc độ CDCC ngành nông nghiệp Hà Nội và các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Nhìn chung, cả giai đoạn 2008 - 2016 tốc độ dịch chuyển của ngành nông nghiệp biến thiên lớn và có chiều hướng chậm lại, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 có chiều hướng đi xuống. Bảng 3.4 cho thấy, tốc độ chuyển dịch giai đoạn 2008 - 2009 đạt cao nhất là 6.52%; chuyển sang 2009 - 2010, giảm xuống còn 2,59%; 2010 - 2011 giảm xuống dưới 1% còn 0,97%; 2011 - 2012 tăng lên 1,73% và thấp nhất là các năm 2012 - 2013 và 2013 - 2014 giảm xuống dưới 1% còn 0,15% và 0,18%; bước sang 2014 - 2015 và 2015 - 2016 tốc độ chuyển dịch đã có chiều hướng tăng, lần lượt là 0,95% và 2,03%.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quá trình ĐTH của Thành phố ngày càng tăng và tốc độ CDCC kinh tế ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng GTSX/ha đất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng. Như vậy, có thể đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng ở mức thấp dần

Biểu đồ 3.3: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp theo ngành kinh tế

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

- Sự CDCC trong ngành trồng trọt: cây lương thực có hạt là loại cây trồng chủ đạo với trên 50% tổng GTSX của ngành những năm 2008 - 2013, tuy nhiên, đang có xu hướng giảm dần. Năm 2016, GTSX ngành trồng trọt đạt 16.473 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2015, tăng 76% so với năm 2008, trong đó lĩnh vực có mức tăng lớn nhất là nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng 7,1% so với năm trước; nhóm cây lương thực cho hạt tuy năm 2014 có tăng so với năm 2013 nhưng tỷ lệ tăng là rất ít 0,78%. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể, trong khi các loại cây lương thực có hạt đang có xu hướng giảm dần, thì nhóm cây ăn quả, đặc biệt là nhóm cây rau, đậu, hoa, cây cảnh đang có xu hướng tăng nhanh (xem Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng

Đơn vị: %

Loại cây trồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Lương thực có hạt 62,7 67,3 53,1 54,8 53,6 50,3 49,7 48,8 47,1

Rau, đậu, hoa, cây cảnh 16,5 16,2 24,5 22,0 24,7 26,0 27,3 33,8 36,4

Cây ăn quả 9,3 8,9 10,0 11,5 11,5 12,4 12,6 10,4 10,5

Loại khác 11,5 7,6 12,4 11,7 10,2 11,3 10,8 7,0 6,0

Những năm qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn và có chất lượng cao trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng rau an toàn, vùng lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả, vùng trồng hoa, cây cảnh, vùng chăn nuôi tập trung… Tuy nhiên, việc khai thác các lợi thế của Thành phố chưa thực sự tốt như: mức độ áp dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp thấp; một số nơi người dân vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, theo thói quen, kinh nghiệm; chất lượng không bảo đảm khi người sản xuất sử dụng quá mức hóa chất, phân bón vào sản xuất; người nông dân còn thiếu nhiều kiến thức mới, kỹ thuật công nghệ cao; công tác tuyên truyền, phổ biến về sản xuất các sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Bảng 3.6: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt Hà Nội

Đơn vị: %

Năm cosϕ Tốc độ CDCC Năm cosϕ Tốc độ CDCC

2008-2009 0,99755 4,46 2012-2013 0,99849 3,502009-2010 0,97618 13,92 2013-2014 0,99966 1,65 2009-2010 0,97618 13,92 2013-2014 0,99966 1,65 2010-2011 0,99846 3,53 2014-2015 0,99166 8,23 2011-2012 0,99854 3,44 2015-2016 0,99855 3,42

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Nhìn vào số liệu ở Bảng 3.6, ta thấy tốc độ CDCC ngành trồng trọt giai đoạn 2008 - 2016 tăng khá nhanh, nhưng không đều qua các năm. Những năm 2009 - 2010 ở mức 13,92%, năm 2014 - 2015 ở mức 8,23%, những năm 2010

- 2013 chỉ ở khoảng mức hơn 3%. Nhìn chung, những năm gần đây, tốc độ CDCC ngành trồng trọt có xu hướng chậm dần, nhất là giai đoạn 2013 - 2014 ở mức dưới 2%. Tuy nhiên, tính chung cả giai đoạn 2008 - 2016 tốc độ CDCC của ngành trồng trọt đạt gần 6% nhanh hơn tốc độ CDCC của toàn ngành nông nghiệp (xem Biểu đồ 3.4).

Biểu đồ 3.4: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.4 cho thấy, tốc độ CDCC ngành trồng trọt có xu hướng chậm dần cùng với tốc độ biến đổi giữa diện tích đất trồng trọt và GTSX của ngành. Thời gian qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm (0,8%/năm), song GTSX ngành trồng trọt/1ha đất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng khá cao, tăng 17,1%, cao hơn tốc độ CDCC của toàn ngành. Như vậy, có thể đánh giá ngành trồng trọt của Hà Nội trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giá trị cao, phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị.

- Sự CDCC trong ngành chăn nuôi: GTSX ngành chăn nuôi trong những

năm qua liên tục tăng mạnh. Năm 2014 GTSX ngành chăn nuôi toàn thành phố đạt 14.897 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chiếm 51,1% GTSX ngành nông nghiệp. So với năm 2013, GTSX ngành chăn nuôi tăng khá là 3,1%. Tính cả giai đoạn từ 2008 - 2014, GTSX ngành chăn nuôi tăng bình quân 6,5%/năm tăng cao hơn so với GTSX của toàn ngành nông nghiệp. Đóng góp lớn vào GTSX của ngành vẫn là chăn nuôi lợn, năm 2014 đạt 8.397 tỷ đồng, chiếm 56,4% GTSX toàn ngành. Tuy nhiên, mức tăng GTSX của ngành chăn nuôi lợn giai đoạn này có xu hướng tăng chậm, bình quân 2008 - 2014 chỉ

tăng 3,2%/năm; trong 2 năm 2013, 2014 GTSX của lĩnh vực này có xu hướng giảm dần. Ngoại trừ giai đoạn 2008 - 2012, toàn ngành có tốc độ chuyển dịch nhanh là do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên có sự tương tác về số liệu của ngành chăn nuôi Hà Nội với một số địa phương được sáp nhập, từ năm 2013 đến nay, toàn ngành đang có xu hướng giảm dần (xem Bảng 3.7).

Bảng 3.7: GTSX ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi và sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng Tỷ đồng 9.258 10.535 12.686 19.181 18.061 17.179 17.946 19.292 20.852

Trâu, bò % 1,2 2 3,1 3,2 3,5 3,4 4,9 4,7 4,5

Lợn “ 70,7 68,6 68,2 64,7 60,7 58,4 57,0 58,9 59,7

Gia cầm “ 25,6 27,2 26,6 30 33,8 36,2 35,6 34,2 33,8

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Tăng trưởng mạnh nhất của ngành chăn nuôi là chăn nuôi trâu, bò với mức tăng GTSX của giai đoạn 2008 - 2016 ở mức gần 35%/năm; tiếp đến là chăn nuôi gia cầm với mức tăng 14,1%/năm. Theo đó, cơ cấu của toàn ngành chăn nuôi giai đoạn này có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần; trong đó tỷ trọng chăn nuôi lợn giảm dần, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi trâu bò và gia cầm. Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi ngoại thành Hà Nội được thể hiện rõ qua Bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi Hà Nội

Đơn vị: %

Năm cosϕ Tốc độ CDCC Năm cosϕ Tốc độ CDCC

2008-2009 0,99947 2,06 2012-2013 0,99891 2,982009-2010 0,99987 1,04 2013-2014 0,99942 2,16 2009-2010 0,99987 1,04 2013-2014 0,99942 2,16 2010-2011 0,99806 3,96 2014-2015 0,99999 0,34 2011-2012 0,99726 4,71 2015-2016 0,99992 0,78

Từ Bảng 3.8, ta thấy, giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ CDCC ngành chăn nuôi Hà Nội có xu hướng tăng nhanh, từ 1,04% 2009 - 2010 lên đến 4,71% năm 2011 - 2012. Tuy nhiên, từ 2012 đến nay đang có xu hướng giảm dần và chỉ còn 0,34% và 0,78 trong giai đoạn 2014 - 2016 (xem Biểu đồ 3.5). Điều này là do, ngành chăn nuôi của Thành phố vẫn quy mô nhỏ lẻ, giá thành cao, liên tục đối mặt với các dịch bệnh trên nhiều đàn gia súc, gia cầm do chưa đầu tư KHCN vào sản xuất; hệ thống giết mổ, bảo quản trữ đông chưa đạt tiêu chuẩn… Tỷ lệ áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trong chăn nuôi còn rất thấp. Đa số các hộ chăn nuôi hiện nay vẫn sử dụng các máy móc thiết bị thô sơ, tự chế; hệ thống chuồng trại đơn giản, công tác xử lý ô nhiễm môi trường tuy đã được quan tâm nhưng tỷ lệ còn thấp. Người dân vẫn chú trọng đến những vật nuôi cho năng suất, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Việc áp dụng KHCN tiên tiến trong giết mổ gia súc gia cầm hiện nay còn nhiều hạn chế, đa số người dân giết mổ vật nuôi ngay tại nơi sản xuất với các thiết bị thô sơ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi trường dân cư ngoại thành.

Biểu đồ 3.5: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi

Mặc dù, với mức CDCC ngành chăn nuôi đang giảm dần, nhưng nông nghiệp ngoại thành đang phát triển đa dạng với các loại sản phẩm cao cấp như lợn hướng nạc, bò sữa, gà thả vườn… Đồng thời, việc hình thành và phát triển các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư thực hiện đúng quy hoạch tạo hướng phát triển các sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Sự CDCC trong ngành thủy sản, giai đoạn 2008 - 2014, GTSX của ngành thủy sản xu hướng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,3%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành thuỷ sản đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ giống, đặc biệt là các giống cao cấp như cá chép giòn, rô phi đơn tính, tôm càng xanh…

Năm 2016, Hà Nội có diện tích nuôi trồng thủy sản là 20.886 ha, giảm 254 ha so với năm 2015, giảm 2.251 ha so với năm 2014. Năm 2014, Hà Nội có diện tích nuôi trồng là 23.137 ha; tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 90.380,5 tấn; sản xuất cá giống các loại đạt 1.440,3 triệu con, tăng 4% so với năm 2013. Ngoài ra, một số loài cá chất lượng được phát triển nuôi ở nhiều vùng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như: cá trắm đen, cá lăng, cá chép… Việc phát triển các loại thuỷ đặc sản cao cấp đã đi theo đúng hướng quy hoạch thể hiện ở chỗ diện tích và sản lượng các loại thuỷ đặc sản cao cấp đã tăng lên khá nhanh trong thời gian qua.

Điều này cho thấy, một sự CDCC kinh tế tích cực chú trọng vào việc phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho tương lai và đáp ứng nhu cầu sản phẩm cao cấp của cư dân Thủ đô. Tuy nhiên, cơ cấu nội tại ngành thủy sản chưa có sự CDCC một cách mạnh mẽ mà chủ yếu vẫn phát triển cơ cấu nuôi thả truyền thống (chủ yếu là cá) nhằm nâng cao GTSX cho toàn ngành, sản xuất quy mô nhỏ lẻ là chính, công nghệ còn kém cho nên sẽ có mặt hàng rất khó khăn khi mở cửa. Hà Nội có 17 cơ sở sản xuất nhân tạo cá giống với tổng diện tích 50 ha, hàng năm sản xuất được 700 - 750 triệu cá bột, 170 - 185

triệu cá giống các loại, đáp ứng được 60 - 65% số lượng cá giống. Tuy nhiên, chất lượng con giống thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. Chính vì vậy, năng suất, sản lượng thủy sản của Hà Nội còn thấp so với tiềm năng. Hiện nay, môi trường nước dùng cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các huyện ngoại thành cơ bản đáp ứng được chất lượng. Một số huyện giáp ranh với khu vực nội đô như: Thanh Trì, Thanh Oai, Chương Mỹ… do ảnh hưởng của ĐTH làm cho nguồn nước bị ô nhiễm khá nặng, ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản của các địa phương này.

- Về các vùng sản xuất trồng trọt chuyên canh trong CDCC sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn năm 2011 - 2015, thành phố đã xây dựng được 157 mô hình cánh đồng lớn, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 86 HTX, diện tích gần 25.000 ha, với hơn 155.000 lượt hộ dân tham gia. Năng suất lúa bình quân đạt từ 5,2 - 5,4 tấn/ha. Giá trị kinh tế đạt hơn 19,3 triệu đồng, tăng so với sản xuất lúa thường hơn 3,2 triệu đồng/ha. Nếu như năm 2011, Hà Nội có 22,4% diện tích trồng lúa chất lượng cao, thì đến năm 2015 đạt gần 70.000 ha, chiếm gần 40% diện tích gieo trồng. Đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể: “gạo Bồ Nâu” của HTX nông nghiệp Thanh Văn, “gạo thơm Bối Khê” của HTX Tam Hưng, huyện Thanh Oai và “nếp cái hoa vàng Sóc Sơn”. Sau dồn điền đổi thừa, Hà Nội đã quy hoạch được nhiều vùng sản xuất lớn, thuận lợi để phát triển, mở rộng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao.

Tính đến hết năm 2015, thành phố Hà Nội thực hiện quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau cho 5.100 ha, chiếm 43% diện tích trồng rau. Thực hiện Đề án sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao chuyên canh tập trung, thành phố Hà Nội đã trồng mới, ghép cải tạo được 1.292 ha 4 giống cây ăn quả chủ lực: Bưởi diễn, Nhãn chín muộn, Chuối tiêu hồng, cam Canh. Hầu hết các loại cây ăn quả trên đều cho thu nhập cao: cam Canh đạt 779 triệu đồng/ha, nhãn chín muộn đạt 770 triệu đồng/ha, bưởi Diễn đạt 513 triệu đồng/ha, chuối tiêu Hồng đạt 368 triệu

đồng/ha. Thành phố đã hỗ trợ và xây dựng được 7 nhãn hiệu tập thể sản phẩm quả gồm: nhãn chín muộn của Quốc Oai và Hoài Đức, bưởi đường Quế Dương,

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 88 - 99)

w