Cây ăn quả Rau
4.1.1.3. Các kết hợp chiến lược từ SWOT cho phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nộ
thách thức như: KCHT kỹ thuật và xã hội khu vực ngoại thành chưa đồng bộ, còn nhiều yếu kém. Yêu cầu phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi… gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu vực nông thôn còn nhiều bất cập; chưa có mô hình quản lý thống nhất. Chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục - đào tạo, dạy nghề trong một số khu vực ngoại thành Hà Nội còn thấp; một bộ phận dân cư có cuộc sống khó khăn…
4.1.1.3. Các kết hợp chiến lược từ SWOT cho phát triển nông nghiệpngoại thành Hà Nội ngoại thành Hà Nội
Từ những phân tích về những thuận lợi, khó khăn cùng cơ hội và thách thức của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ở trên, luận án bước đầu đưa ra một số định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành trong thời gian tới, như sau:
- Liên kết SO (phát triển, đầu tư): Đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị sản xuất hàng hóa quy mô lớn cùng với việc giữ gìn và mở rộng các vùng chuyên canh tập trung; đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào lai tạo, sản xuất cây con giống đầu nguồn, chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại, phát triển NNCNC. Chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ với những mặt hàng nông sản đặc sản, có lợi thế cạnh tranh và được chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng của nông sản ngoại thành Hà Nội.
- Liên kết WO (tận dụng, khắc phục): Cùng với việc hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, cần đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nhằm cung cấp những mặt hàng nông sản chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của cư dân Thủ đô. Chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn nhằm tập trung các nguồn lực phát triển và bảo vệ môi trường, cùng việc giữ gìn các VĐX cho các khu đô thị Hà Nội.
- Liên kết ST (duy trì, khống chế): Tăng cường các hoạt động tập huấn, phổ biến các thành tựu mới của KHCN trong sản xuất nông nghiệp, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Hà Nội. Tạo ra nhiều các nông sản phẩm chất lượng tốt, có ưu thế cạnh tranh gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm.
- Liên kết WT (khắc phục, né tránh): Các đơn vị chức năng và địa phương ở Hà Nội cần chủ động tạo lập môi trường liên kết, hình thành các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị cho nông sản phẩm; định hướng sản xuất theo tín hiệu thị trường. Huy động tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất, hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững.
Từ quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 và những định hướng nêu trên, luận án thống nhất ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và xác định nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cần phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị - sinh thái; chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững và NNCNC; gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và xây dựng NTM.