các huyện ngoại thành
-Về giá trị tạo ra trên một hec ta đất nông nghiệp hàng năm: Giai đoạn 2008 - 2016, cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng sâu những tiến bộ KHCN vào sản xuất, kinh doanh, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đưa giống mới đã làm tăng năng suất, đưa hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ngoại thành tăng đều qua các năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp/1 ha đất nông nghiệp liên tục tăng nhờ việc đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN; GTSX nông, lâm, thủy sản đạt 233 triệu đồng/ha, cao hơn năm 2014 và tăng 1,24 lần so với năm 2010 [40]. Về GTSX/1ha đất sản xuất của ngành chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng khá (7,3%/năm). Trong đó, lĩnh vực có mức tăng mạnh nhất là lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò (34,4%/năm) và lĩnh vực chăn nuôi gia cầm (14,1%/năm) [31; 66].
Đơn vị: Triệu đồng/ha
450400 400 350 300 250 200 150 100 50 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
Biểu đồ 3.7: Giá trị tạo ra/ha đất nông nghiệp của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2016
Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả
Biểu đồ 3.7 cho thấy, giai đoạn 2008 - 2016, giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp của Hà Nội tăng qua các năm: từ 122 triệu đồng/ha năm 2008 lên 239 triệu đồng/1ha năm 2016. Nhìn chung, giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp của Hà Nội tăng đều theo các năm, tăng khá nhanh trong giai đoạn 2010 - 2013,
nhưng có xu hướng chậm dần bắt đầu từ 2013 đến nay. Như vậy, ngành nông nghiệp Hà Nội trong thời gian qua, tuy đã đem những hiệu quả nhất định, nhưng chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp; công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm; chưa đầu tư đúng mức vào NNCNC dẫn đến nông nghiệp ngoại thành chưa chuyển dịch nhanh theo hướng giá trị cao, phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị…
So với Thành phố Hồ Chí Minh, giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp của Hà Nội ngày càng thua kém. Nếu như giai đoạn 2008 - 2011, giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội không nhiều, thì giai đoạn 2012 - 2016, giá trị tạo ra/1ha của Thành phố Hồ Chí Minh có sự đột biến rõ nét, làm gia tăng khoảng cách về giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp giữa hai thành phố. Điều này không chỉ phản ánh, đến chất lượng, hiệu quả của phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, mà thể hiện được sự đầu tư đúng hướng, việc ứng dụng KHCN, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là việc đẩy mạnh xây dựng NNCNC của địa phương này, tuy đi sau nhưng đã phát triển mạnh hơn Hà Nội.
- Về sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân ngoại thành:
Thời gian qua, lao động nông thôn ngoại thành chủ yếu dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; lao động từ lĩnh vực công nghiệp - xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang các ngành dịch vụ còn hạn chế. Với xu hướng dịch chuyển lao động và định hướng phát triển kinh tế ngoại thành giai đoạn 2016
- 2020, dự báo tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội vào năm 2020 khoảng 20%. Theo tác giả Trần Thị Minh Phương [36], giai đoạn 2010 - 2014, lao động khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đang có xu hướng giảm dần trong ngành nông nghiệp, tăng tham gia lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (xem Biểu đồ 3.8).
2010 2011 2012 2013 2014Năm Năm
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3 nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010 - 2014
Nguồn: [36, tr.83]
Kinh tế hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, chiếm 32,6%, lĩnh vực công nghiệp chiếm 29%, dịch vụ chiếm 32,6%, hoạt động khác chiếm 5,9%. Thu nhập của các hộ chủ yếu từ hoạt động dịch vụ - chiếm 34,4% và lĩnh vực công nghiệp xây dựng - chiếm 31,9%, còn lại là từ nông, lâm, ngư nghiệp là 26,5% và thu nhập khác chiếm 7,2%. Điều này cho thấy, các hoạt động phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao hơn. Do vậy, cơ cấu ngành nghề ở nông thôn có sự thay đổi, tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm mạnh, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp tăng nhanh. Đây là kết quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH khu vực ngoại thành, lao động nông nghiệp được thu hút và chuyển dần sang làm việc tại các khu công nghiệp, tham gia vào hoạt động dịch vụ khác [19, tr.44].
Hiện nay, Hà Nội có lực lượng lao động ở thành thị chiếm 49,3%, nông thôn chiếm 56,3%; với 59,7% dân số hiện nay sống ở ngoại thành, khu vực này đang tập trung lực lượng lao động dồi dào nên cần được chú trọng khai thác hiệu quả. Lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng đáng kể, đạt tỷ lệ 49,7% (năm 2009 chỉ có 31,1%). Tuy nhiên, khoảng cách về
lực lượng lao động được đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn khá xa, tương ứng là 65,3% và 31,9%. Như vậy, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn được đào tạo chưa bằng nửa so với khu vực thành thị. Để thúc đẩy CDCC kinh tế ngoại thành, phát triển NNCNC, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn được đào tạo cần đạt khoảng 40 - 45% vào năm 2020. Do vậy, cần xây dựng và thực hiện tốt chính sách thúc đẩy, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngoại thành nhằm phát triển KT-XH Thủ đô nói chung, phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững nói riêng [19, tr.44].
Năm 2008, số lao động nông thôn ở Hà Nội có việc làm là 1,43 triệu người, số không có việc làm là 37,5 ngàn người chiếm gần 2,6% lực lượng lao động nông thôn. Số người có việc làm khá đông mà chủ yếu là lao động giản đơn, có thu nhập thấp. Năm 2015, số người không có việc làm trong nông nghiệp đã giảm xuống còn 24,1 ngàn người (nhờ phát triển công nghiệp và dịch vụ). Nhờ CDCC kinh tế và phát triển nhiều hình thức, mô hình kinh tế đòi hỏi tay nghề cao trong nông nghiệp mà thu nhập của lao động nông thôn đã tăng lên. Cũng theo tác giả Trần Thị Minh Phương [36], năm 2014, lao động khu vực ngoại thành có việc là là 75,04%; không hoạt động kinh tế là 23,39%; thất nghiệp là 1,58% (xem Biểu đồ 3.9).
Biều đồ 3.9: Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông thôn thành phố Hà Nội năm 2014
Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được tăng lên và không ngừng được cải thiện, nâng cao theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người khu vực này đã tăng dần đều. Năm 2013, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt khoảng 23,7 triệu đồng/người/năm, tăng 169% so với năm 2010; tăng từ 14,0 triệu đồng (năm 2011) lên 28,6 triệu đồng (năm 2014) [40]; năm 2015 đạt 33,0 triệu đồng/người/năm, vượt 8,0 triệu đồng so với mục tiêu; năm 2016 đạt 36 triệu đồng/năm [68, tr.6]. Đơn vị: Triệu đồng 100 90 80 70 Hà Nội 60 50 40 Khu vực 30 20 nông thôn 10 Hà Nội 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Biểu đồ 3.10: Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ngoại thành so với cả thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016
Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả
Biểu đồ 3.10 cho thấy, giai đoạn 2008 - 2016, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn Hà Nội tăng qua các năm: từ 8,2 triệu đồng/người/năm (năm 2008) lên 36 triệu đồng/người/năm (năm 2016); cả giai đoạn tăng 4,4 lần. Tuy nhiên, thu nhập bình quân/người/năm của người dân khu vực nông thôn Hà Nội so với thu nhập bình quân/người/năm của cả Hà Nội vốn thấp, lại đang có chiều hướng chậm lại. Giai đoạn 2008 - 2014 thu nhập bình quân/người/năm của người dân khu vực nông thôn Hà Nội tăng 3,48 lần; giai đoạn 2014 - 2016 chỉ còn 1,25 lần. Trong khi đó, thu nhập bình quân/người/năm của người dân Hà Nội vẫn tăng cao (giai đoạn 2014 - 2016 là
1,5 lần) và có xu hướng gia tăng khoảng cách về thu nhập so với cư dân ngoại thành. Điều này thể hiện một phần, năng suất lao động người dân khu vực nông thôn, trong đó có người sản xuất nông nghiệp đang chậm dần, dẫn đến khả năng tích lũy cũng giảm và trở thành lực cản phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian tới. Do vậy, cần có giải pháp thu hút vốn, đầu tư ứng dụng KHCN nhằm tăng năng suất lao động khu vực nông thôn là giải pháp căn cơ để nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển đúng với tiềm năng và thế mạnh vốn có.
Theo phiếu điều tra khảo sát của tác giả, trong năm 2016, có đến 58,66% số người được hỏi cho rằng, thu nhập bình quân/người/tháng của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội khoảng từ 3 đến 5 triệu; 30,66% cho rằng thu nhập từ 2 đến 3 triệu; 10,66% cho rằng thu nhập dưới 2 triệu; không có ai cho rằng thu nhập trên 5 triệu (xem Biểu đồ 3.11).
Đơn vị: Triệu đồng 60.00% 58.66% 50.00% 40.00% 30.66% 30.00% 20.00% 10.66% 10.00% 0% 0.00%
Dưới 2 triệu Từ 2 đến 3 triệu Từ 3 đến 5 triệu Trên 5 triệu Biểu đồ 3.11: Ý kiến về thu nhập bình quân/người/tháng
của hộ nông dân ngoại thành
Nguồn: Xử lý từ phiếu điều tra
Điểm nổi bật trong thu nhập của người dân khu vực ngoại thành Hà Nội là số hộ nông dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên. Năm 2012, toàn thành phố có 18 hộ nông dân thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, năm 2014 số này
tăng 232 hộ; năm 2015, có gần 147 ngàn hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, số hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 2 lần năm 2014 [23]. Cụ thể: Vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện: Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ… với GTSX từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm; Vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phúc Thọ… với giá trị 0,5 - 1,5 tỷ/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh như ở Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất… với giá trị 0,51,5 tỷ/ha/năm có nơi đạt trên 2 tỷ/ha/năm, các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư như: Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ… với giá trị từ 5 - 6 tỷ đồng/hộ/năm cá biệt có một số hộ đạt 150 - 200 tỷ đồng/hộ/năm; vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả như: Thanh Trì, Phú Xuyên, ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai… với giá trị từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm [63, tr.12].
Cùng với những thay đổi tích cực trong thu nhập của người dân khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, KCHT khu vực này cũng có nhiều điểm tiến bộ nhờ thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Tính đến hết năm 2015 toàn thành phố có 386 xã (do 15 xã của huyện Từ Liêm đã chuyển thành phường năm 2014), trong đó có 201/386 xã (chiếm 52,07%) đạt chuẩn NTM, vượt 12,07% so với mục tiêu đề ra. Trong đó 185 xã còn lại, có 102 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Huyện Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận chuẩn NTM năm 2015 [63, tr.12-13]. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố vững mạnh; công tác an ninh, trật tự và an toàn xã hội khu vực nông thôn được bảo đảm. Năm 2016, toàn thành phố có thêm 54 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã về đích lên 255/386 xã, chiếm 66,02% (bằng 11,7% tổng số xã đạt tiêu chí NTM trên toàn quốc). Trong số 131 xã còn lại có 88 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 42 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chỉ còn xã Ba Vì, huyện Ba Vì đạt 8 tiêu chí. Theo báo cáo tại buổi làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày 17/2/2017, thì Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng NTM. Về cấp huyện, đến hết năm 2016, Hà Nội có 2 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM là Đan Phượng và Đông Anh [68, tr.6]; năm 2017, Hà Nội có thêm huyện Thanh trì, Hoài Đức được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.
Từ thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, hiện nay, nông thôn ngoại thành Hà Nội không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Từ năm 2011 - 2015 đã tổ chức được 3.675 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 127.763 lượt người tham gia học nghề, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề toàn thành phố đạt 82,56%; trong 5 năm qua, thành phố đã tổ chức 573 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được 13.912 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm, tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 77,8%, có 353/386 (chiếm 91,5%) đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao [63, tr.8-9].
Cũng từ thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở ngoại thành Hà Nội, tăng trưởng nông nghiệp ngoại thành ở mức độ cao đã góp phần quan trọng trong việc duy trì ổn định KT-XH khu vực nông thôn, thực hiện thành công xóa đói, giảm nghèo của phần lớn dân số sống ở khu vực này. Số hộ nghèo toàn thành phố năm 2015 còn 34.409 hộ, giảm 81.648 hộ so với năm 2011 (116.057 hộ), tỷ lệ hộ nghèo còn 1,91%, giảm 5,61% so với năm 2011 (7,52%). Trong đó, khu vực nông thôn giảm từ 172.850 hộ nghèo năm 2011 xuống còn 28.528 hộ năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,25% (năm 2011) xuống còn dưới 1,5% (năm 2015) [63, tr.8]. Ước đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố giảm xuống còn dưới 1,5%, trong đó khu vực nông thôn còn dưới 2,3%. Tốc độ
giảm nghèo trung bình giai đoạn 2008 - 2015 là 2,6%/năm. Vấn đề an sinh xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội đã liên tục cải thiện trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn theo chuẩn mới tại Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 là 5,6% [68, tr.6].
Từ những tác động tích cực của CDCC kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ đã giúp cho đời sống người dân khu vực nông thôn ngoại thành ngày càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần, nâng số hộ ở khu vực ngoại thành được dùng điện từ 91,2% năm 2008 lên 99,6% năm 2015; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 63,2% lên 95,2%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn, trong đó, lao động qua đào tạo đạt 42,1%. Trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; 100% số xã và trên 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại [63, tr.9]. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ số dân nông thôn trên địa bàn Thành phố được sử dụng nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh là 100%, trong đó có 38% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 100% số xã có trạm y tế, có bác sỹ và các xã đã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ