Chỉ tiêu và phương thức đo lường sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 49 - 50)

từng thời kỳ nghiên cứu (giá trị thực tế của từng năm và giá so sánh).

2.2.2.2. Chỉ tiêu và phương thức đo lường sự chuyển dịch cơ cấungành nông nghiệp ngành nông nghiệp

-Xu hướng CDCC:

Xu hướng CDCC nông nghiệp được đánh giá qua sự thay đổi tỷ trọng GTSX của các ngành trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định quá trình thay đổi cơ cấu của các ngành nông nghiệp. Xu hướng biến đổi tỷ trọng GTSX giữa các ngành là căn cứ để đánh giá sự phù hợp giữa quá trình CDCC với tiến trình CNH, HĐH và ĐTH.

Để phân tích, đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp, cần dựa vào chỉ tiêu đã được lượng hóa: tỷ trọng GO từng ngành trong cơ cấu ngành nông nghiệp, theo công thức:

Ti = SLi/ΣSLi x100%

Ti: tỷ trọng GTSX ngành i trong cơ cấu ngành nông nghiệp; SLi: GTSX ngành i; ΣSLi: tổng GTSX của toàn ngành.

Ngoài ra, CDCC nông nghiệp ngoại thành còn được xem xét ở các chỉ tiêu: i) Tỷ trọng của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong giá trị của nông

nghiệp qua các năm, thời kỳ; ii) Tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong GTSX nông nghiệp; iii) Tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng tiến bộ KHCN có giá trị gia tăng cao trong GTSX nông nghiệp ngoại thành.

- Tốc độ CDCC:

Để đánh giá tốc độ CDCC ngành, phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp vector. Phương pháp này lượng hóa mức độ chuyển dịch giữa 2 thời điểm t0 và t1 bằng công thức sau:

n

Cosϕ = ∑ Si (t0 )Si (t1 ) Trong đó: Si(t0), Si(t1) là tỷ trọng

i=1 của ngành i tại kỳ gốc và kỳ nghiên cứu;

n n

∑ Si2 (t0 ).∑ Si2 (t1 ) ϕ là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(t0)

i=1 i =1

và S(t1), cosϕ càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau và ngược lại.

+ Khi cosϕ = 1 hay ϕ = 0: hai cơ cấu đó đồng nhất, không có sự CDCC + Khi cosϕ = 0 hay ϕ = 90: hai cơ cấu trực giao, CDCC lớn nhất

Cosϕ càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau, cho thấy chuyển dịch chưa nhanh; ngược lại, nếu cosϕ càng nhỏ thì các cơ cấu càng xa nhau, chuyển dịch nhanh. Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc φ với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Như vậy, φ/900 phản ánh tỷ lệ CDCC GTSX giữa các ngành (hệ số CDCC). Nếu hệ số này càng gần 1 thì góc giữa hai vector càng lớn, CDCC mạnh. Khi hệ số chuyển dịch càng gần 0 thì CDCC là không đáng kể. Chỉ số này kết hợp với việc phân tích xu hướng trên cơ sở số liệu cụ thể để đánh giá tính hợp lý và tốc độ của quá trình CDCC ngành nông nghiệp ngoại thành.

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w