Định hướng phát triển nông nghiệp của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 125 - 127)

Cây ăn quả Rau

4.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn

2030, tầm nhìn 2050

Từ một số định hướng chiến lược nêu trên cùng với việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (ở Chương 3) và căn cứ vào định hướng phát triển của Thủ đô nói chung, phát triển nông

nghiệp nói riêng làm cơ sở để luận án xác định rõ hơn định hướng phát triển nông nghiệp của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Cụ thể là:

Một là, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái kết hợp với phát triển du lịch và chú trọng bảo vệ môi trường với các VĐX, từng bước thích ứng với hiện tượng đảo nhiệt ở các thành phố lớn, những tác động tiêu cực của BĐKH. Quy hoạch những vùng sản xuất nông nghiệp gắn với các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống… để phát triển và mở rộng các tuyến du lịch sinh thái, văn hóa. Trong công tác quy hoạch cần chú trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất với giảm thiểu ô nhiễm môi trường nội đô, tạo ra những điều kiện thuận lợi nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân và môi trường sinh thái ngoại thành trên cơ sở gìn giữ các VĐX (vùng trồng rau sạch, vùng trồng hoa, cây cảnh, cây xanh), các tuyến nông nghiệp sinh thái.

Hai là, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp hiện đại, hàng hóa lớn, chuyên canh tập trung nhằm thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất theo các hình thức tổ chức, liên kết và phát triển NNCNC. Tập trung hình thành các trang trại, cơ sở sản xuất, vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đóng vai trò cung cấp cây con giống đầu nguồn, chất lượng cao cho địa bàn, các tỉnh, thành lân cận và ĐBSH. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng; CDCC cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường của Hà Nội; mở rộng liên kết với các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành hàng.

Ba là, phát triển nông nghiệp ngoại thành hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, tươi sống, có giá trị cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dân Thủ đô. Từ việc xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi ngành

hành trong sản xuất, phân phối các mặt hàng nông sản cho người dân đô thị, nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển thị trường nông nghiệp nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường nông thôn; quy hoạch và phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ.

Bốn là, phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng CNH, HĐH, phù hợp với quá trình ĐTH và xây dựng NTM, thúc đẩy xã hội hóa lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân ngoại thành. Xây dựng kế hoạch đào tạo giúp người nông dân tìm kiếm việc làm khi bị thu hồi đất. Phát triển nông nghiệp gắn với CDCC lao động ngoại thành, phù hợp với quá trình ĐTH và xây dựng NTM văn minh, hiện đại, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân.

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w