Cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan nhà nước cĩ liên quan

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-phap-luat-dieu-chinh-sap-nhap-va-mua-lai-doanh-nghiep-tai-VN_UNDP_2009_VN_completed- (Trang 87 - 90)

11. Cạnh tranh và Tập trung kinh tế

11.5. Cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan nhà nước cĩ liên quan

a. Khung pháp lý

Theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp, việc kiểm sốt các hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp cĩ sự tham gia của các cơ quan là:

(i) Cơ quan quản lý cạnh tranh205 cĩ chức năng: Kiểm sốt quá trình tập trung kinh tế; Thẩm định hồ sơ thơng báo, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế; Thụ lý, tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (gồm cả tập trung kinh tế);

(ii) Hội đồng cạnh tranh206 xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà khơng thực hiện việc thơng báo;

(iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh (các Sở Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh.

202 Theo Điều 122 của Luật Cạnh tranh thì Luật Cạnh tranh cĩ hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. 203 Cục Quản lý Cạnh tranh, Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam - hiện trạng và dự báo.

204 Số liệu do PricewaterhouseCoopers cơng bố tại Hội thảo “M&A” tổ chức Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2009. 205 Cơ quan nhà nước về cạnh tranh là Cục Quản lý Cạnh tranh được thành lập theo Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006.

(iv)Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước,…) thực hiện chức năng thẩm định, cấp phép đối với các trường hợp tập trung kinh tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật.

b. Thực tiễn và bình luận

Chỉ cĩ duy nhất Điều 38 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc gửi trả lời thơng báo tập trung kinh tế đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, các nội dung trong việc kiểm sốt tập trung kinh tế như việc xác định thị trường liên quan, tính tốn thị phần kết hợp, tác động của vụ việc đến cơ cấu cạnh tranh của thị trường… khơng đơn giản và cĩ thể phát sinh những cách thức xác định, những quan điểm khác nhau. Vì thế cần cĩ cơ chế phối hợp, phân cơng, liên kết để thống nhất các quy trình tính tốn, nguồn tham chiếu. Ngồi ra, cần cĩ một kênh thơng tin để trao đổi cơ sở dữ liệu liên quan đến thơng tin doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh/cấp chứng nhận đầu tư, cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan chuyên ngành như Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan điều tiết ngành.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã cĩ quy định trường hợp hợp nhất/sáp nhập mà theo đĩ cơng ty hợp nhất/cơng ty nhận sáp nhập cĩ thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của cơng ty bị hợp nhất/cơng ty nhận sáp nhập phải thơng báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất207. Tuy nhiên, trong thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục sáp nhập, chuyển nhượng vốn, cổ phần lại khơng cĩ những quy định thích hợp để sự liên kết giữa thủ tục thơng báo tập trung kinh tế và các thủ tục tương ứng đạt hiệu quả. Về nguyên tắc, trong những trường hợp phải thơng báo theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp chỉ được thực hiện tập trung kinh tế sau khi cĩ trả lời bằng văn bản của cơ quan quản lý cạnh tranh khẳng định vụ việc khơng thuộc trường hợp bị cấm. Khi đĩ, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp… cần cĩ thêm văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, các quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/08/2006 về đăng ký kinh doanh khơng quy định về việc này.

11.6. Tiểu kết

Thực trạng cho thấy, trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trên thị trường cĩ quy mơ vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tình trạng này cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cịn thấp. Trong khi đĩ doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trên các phương diện hiệu quả đầu tư, phát triển kỹ

thuật, cơng nghệ. Vì thế, nhu cầu tích tụ, tập trung nguồn lực là tất yếu và cần thiết trong điều kiện hiện nay và tập trung kinh tế được coi là một trong những con đường ngắn nhất để cĩ thể cạnh tranh khi nền kinh tế hội nhập.

Tác động của tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh như (i) tập trung vốn để nâng cao khả năng đầu tư kinh doanh, mở rộng thị trường; (ii) tập trung khả năng về chất xám để đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao cơng nghệ quản lý (iii) tối đa hĩa lợi thế cạnh tranh vốn cĩ của từng doanh nghiệp và cải thiện những điểm kém về năng lực cạnh tranh.

Để nhằm thực thi chức năng kiểm sốt tập trung kinh tế do pháp luật quy định, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong mơi trường minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, cơng bằng, tuân thủ với các cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và phù hợp với thơng lệ quốc tế theo nguyên tắc vừa bảo vệ được cơ cấu cạnh tranh hiệu quả của thị trường vừa khơng xâm phạm quyền tự do kinh doanh, Luật Cạnh tranh và chính sách kiểm sốt tập trung kinh tế cần được hồn thiện theo hướng:

(1) Pháp luật cần cĩ những chuẩn mực hợp lý để phân tách những trường hợp tập trung kinh tế gây tổn hại thực sự cho thị trường cạnh tranh và những trường hợp cĩ tác dụng tích cực cho nền kinh tế.

(2) Cần thống nhất một khái niệm và cách hiểu đúng về “kiểm sốt tập trung kinh tế”. Đây là khái niệm được đưa ra dưới gĩc độ của pháp luật cạnh tranh và là một chức năng của Cục Quản lý Cạnh tranh. Vì vậy, kiểm sốt tập trung kinh tế khơng cĩ nghĩa là kiểm sốt tất cả các hoạt động mua lại và sáp nhập trên thị trường, mà chỉ kiểm sốt những hoạt động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, những giao dịch mà cĩ khả năng hình thành vị trí thống lĩnh/độc quyền dẫn tới nguy cơ lạm dụng vị trí này và gây tổn hại tới mơi trường cạnh tranh. Do đĩ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về bức tranh tổng quát mua lại và sáp nhập trên thị trường cũng hết sức quan trọng để phục vụ cho việc phát hiện và giám sát các hoạt động tập trung kinh tế thuộc đối tượng kiểm sốt được thuận lợi và cĩ tính khả thi cao. Đồng thời cần tạo cơ chế để cơ quan quản lý cạnh tranh chủ động tiến hành điều tra, thẩm định để yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ xin hưởng miễn trừ thay vì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tính tốn thị phần của mình trên thị trường liên quan - một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp đang khơng biết xác định cĩ thuộc diện phải nộp hồ sơ thơng báo hoặc hồ sơ xin hưởng miễn trừ tập trung kinh tế hay khơng.

(3) Các thủ tục thơng báo tập trung kinh tế, đề nghị hưởng miễn trừ cần được thực hiện minh bạch, khơng bị lạm dụng để gây khĩ khăn cho doanh nghiệp, khơng cản trở các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

(4) Pháp luật về tập trung kinh tế phải phù hợp với chính sách cạnh tranh và định hướng phát triển trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể.

Hiện nay, Luật Cạnh tranh mới chỉ điều chỉnh các trường hợp tập trung kinh tế theo chiều ngang. Chính phủ cũng cần tính đến một lộ trình thích hợp để điều chỉnh các trường hợp tập trung kinh tế theo chiều dọc (giữa các doanh nghiệp cĩ quan hệ người mua - người bán) và theo hình thức tổ hợp (giữa các doanh nghiệp khơng cùng hoạt động trên cùng thị trường sản phẩm và khơng cĩ cùng quan hệ người mua - người bán).

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-phap-luat-dieu-chinh-sap-nhap-va-mua-lai-doanh-nghiep-tai-VN_UNDP_2009_VN_completed- (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)