Doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-phap-luat-dieu-chinh-sap-nhap-va-mua-lai-doanh-nghiep-tai-VN_UNDP_2009_VN_completed- (Trang 29 - 30)

1. Quyền thực hiện giao dịch Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp của nhà đầu tư:

1.3.6. Doanh nghiệp nhà nước

a. Khung pháp lý

DNNN nếu đã chuyển đổi sang mơ hình hoạt động là cơng ty TNHH và cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp thì việc bán cổ phần chưa phát hành hay bổ sung phần vốn gĩp mới sẽ theo các hình thức doanh nghiệp nêu ở trên.

Đối với các DNNN chưa chuyển đổi xong thì nhà đầu tư chỉ cĩ thể mua lại, sáp nhập hay hợp nhất DNNN đĩ thơng qua hình thức cổ phần hĩa hoặc bán, giao DNNN do Chính phủ quy định64.

b. Thực tiễn và bình luận

Khung pháp lý liên quan đến việc mua, bán và tổ chức lại DNNN tương đối nhiều nhưng vẫn cịn nhiều bất cập.

Tương tự như ‘Quyền được gĩp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư tại các doanh nghiệp’, quyền mua cổ phần chào bán hay gĩp vốn bổ sung này của nhà đầu tư nước ngồi cũng bị hạn chế đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy

62 Luật Hợp tác xã, Điều 17. 63 Luật Đầu tư, Điều 22.

định65 hoặc phải theo cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với các điều ước quốc tế đa phương (ví dụ như Cam kết WTO) và song phương (ví dụ như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ)66 và khơng phải là hành vi tập trung kinh tế bị cấm67.

Nhiều cơ quan nhà nước cĩ cách hiểu khác nhau về quyền này trong trường hợp nhà đầu tư nước ngồi tham gia đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp kể trên. Các hiểu khác nhau chủ yếu tập trung vào sự hạn chế của quyền này theo Cam kết WTO. Ví dụ, một số cơ quan ĐKKD cho rằng những ngành nghề khơng được quy định trong Biểu Dịch vụ của Cam kết WTO thì khơng được phép “chào bán cổ phần” cho nhà đầu tư nước ngồi. Trong khi một số cơ quan ĐKKD khác lại cĩ suy nghĩ ngược lại vì cho rằng đĩ “sự mở cửa thị trường của nhà nước Việt Nam” (xem ví dụ ở Hộp 1). Cách hiểu khác nhau này đã làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đĩ cĩ cơ hội thu hút vốn trong cổ phần hĩa DNNN.

Hộp 2: Ví dụ về việc mua lại cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn

Theo Quyết định 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du lịch về Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, thì khách sạn hạng bốn (04) sao phải cĩ quầy bar. Để cĩ thể bán được rượu tại quầy bar này, khách sạn phải được phép mua bán rượu. Tuy nhiên, theo quy định tại Phụ lục 04 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ Thương mại về cơng bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hố và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hố, thì doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi chỉ được mua bán rượu kể từ ngày 01/01/2010. Như vậy, nếu cĩ sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi, khách sạn bắt buộc phải loại bỏ ngành nghề mua bán rượu nĩi trên.

Tương tự với mua bán rượu, tại quầy bar của các khách sạn ở Việt Nam cũng mua bán thường bán thuốc lá, xì gà lẻ. Các quy định kể trên cũng đã loại trừ người nước ngồi được phép phân phối thuốc lá, xì gà tại Việt Nam.

Điều này đã gây ách tắc trong việc huy động vốn nước ngồi cho các khách sạn từ 4 sao trở lên ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghien-cuu-ve-phap-luat-dieu-chinh-sap-nhap-va-mua-lai-doanh-nghiep-tai-VN_UNDP_2009_VN_completed- (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)