Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục

cho học sinh nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở

Để hoạt động giáo dục được tiến hành đảm bảo có chất lượng, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Hoạt động giáo dục giáo dục giới tính cũng như vậy,

27

điều kiện quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục giới tính là sự phối hợp của các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh.

Tham gia hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường PTDTBT THCS có các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như giáo viên các bộ môn (nhất là bộ môn Sinh học, Giáo dục công dân...), GV chủ nhiệm lớp, ban quản sinh, Đoàn thanh niên, Y tế, Ban quản lý học sinh nội trú... Mỗi lực lượng giáo dục giữ vai trò khác nhau trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường PTDTBT THCS, trong đó các lực lượng GD trong nhà trường giữ vai trò nòng cốt. Để hoạt động giáo dục giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường PTDTBT THCS đạt hiệu quả cao rất cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng trường PTDTBT THCS cần:

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục giới tính thông qua hoạt động dạy học các môn học chiếm ưu thế như môn Giáo dục công dân; môn Sinh học, môn Ngữ văn,… Tiêu chí đánh giá phải gắn với nội dung môn học và nội dung bài học. Các tiêu chí phải thể hiện mức độ khác nhau có thể đo đếm được thông qua các sản phẩm bài làm kiểm tra, thi hoặc kết quả trình diễn của học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chinh quá trình dạy học tích hợp giáo dục giới tính nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức xã hội như Y tế, Hội Phụ nữ, các tổ chức xã hội khác để tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả của các hoạt động này trên 3 phương diện: Đánh giá nhận thức của học sinh về giới, giới tính, đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính…

Đánh giá thái độ của học sinh trước các vấn đề về giới và giới tính; đánh giá hành vi của học sinh trước các vấn đề giới và giới tính…

28

- Hiệu trưởng chỉ đạo Ban quản lý nội trú phải xây dựng nội quy khu nội trú và thời gian biểu sinh hoạt nội trú, tổ chức các câu lạc bộ tình bạn, tình yêu ứng xử với bạn khác giới… các hoạt động hấp dẫn thu hút học sinh hoạt động. Thiết kế biểu tượng, áp phích hướng dẫn các cách nhận biết phòng tránh xâm hại, hay sổ tay hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu dậy thì, hay các phương pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân… Ban quản lý nội trú phải là người thay mặt nhà trường, cha mẹ học sinh hướng dẫn, giáo dục và giám sát học sinh nội trú.

- Hiệu trưởng hướng dẫn GV đánh giá kết quả giáo dục giới tính, lựa chọn các phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp với từng loại hình hoạt động và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình giáo dục và hoạt động quản lý giáo dục giới tính cho học sinh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 37 - 39)