Kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 95 - 131)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.5. Kết quả đánh giá

3.4.5.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn

Chấn, tỉnh Yên Bái TT Biện pháp quản lý GDGT Mức độ cần thiết X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

68 75,5 21 23,3 1 1,1 2.74 1

2

Chỉ đạo thiết kế nội dung GDGT lồng ghép trong dạy học các môn học và theo chủ đề liên môn, chủ đề trải nghiệm cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

58 64,4 27 30 5 5,6 2.59 3

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

85 TT Biện pháp quản lý GDGT Mức độ cần thiết X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % 4

Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

65 72,2 22 24,4 3 3,3 2.69 2

5

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

55 61,1 27 30 8 8,9 2.52 5

X 2.62

Qua quá trình khảo sát mức độ cần thiết các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, kết quả đã được tổng hợp trong bảng 3.1. Bảng 3.1 cho ta thấy, cả năm biện pháp đề xuất đều có trên 90% số người được hỏi cho là cần thiết và rất cần thiết với điểm trung bình X = 2.62. Trong đó: 75,5 % CBQL, GV cho rằng biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” là rất cần thiết. Bởi vì trước hết nhận thức của CBQL và GV về vai trò, lợi ích của GDGT là rất quan trọng nó quyết định việc triển khai các biện pháp khác và là yếu tố quyết định sự thành công của các hoạt động GDGT cho học sinh.

86

GDGT cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái sẽ hiệu quả hơn khi chính giáo viên giảng dạy có kiến thức, kỹ năng và phương pháp truyền đạt. Qua quá trình khảo sát, biện pháp “Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái” được xếp thứ 2 với điểm trung bình là 2,69.

Biện pháp “Chỉ đạo thiết kế nội dung GDGT lồng ghép trong dạy học các môn học và theo chủ đề liên môn, chủ đề trải nghiệm cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái” chỉ có 64,4% CBQL, GV cho là rất cần thiết và còn tới 9% cho là ít cần thiết.

Nhận xét: Qua quá trình khảo nghiệm ý kiến CBQL và GV về tính cần thiết của các phương pháp GDGT cho học sinh mà tác giả luận văn đã đề ra đã nhận được nhiều ý đồng thuận và cho rằng đây là việc làm rất cần thiết với những phương pháp cụ thể có tính khả thi cao. Điểm trung bình cho các phương pháp trên là 2,62/3 là rất cao, nên tác giả luận văn tin tưởng rằng nếu đề tài được áp dụng và các biện pháp trên được triển khai chắc chắn kết quả của công tác GDGT cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái sẽ đạt kết quả tốt.

3.4.5.2. Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Để đánh giá mức độ khả thi của các phương pháp trên tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát trên 90 CBQL và GV ở Phòng GD huyện Văn Chấn, trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

87

Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh nội trú ở các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn

Chấn, tỉnh Yên Bái TT Biện pháp quản lý GDGT Mức độ khả thi X Xếp bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi SL % SL % SL % 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

65 72,2 24 26,7 1 1,1 2.71 2

2

Chỉ đạo thiết kế nội dung GDGT lồng ghép trong dạy học các môn học và theo chủ đề liên môn, chủ đề trải nghiệm cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

54 60 30 33,3 6 6,7 2.53 4

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

58 64,4 28 31,1 4 4,4 2.6 3

4 Phối hợp các lực lượng giáo dục

88 TT Biện pháp quản lý GDGT Mức độ khả thi X Xếp bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi SL % SL % SL %

giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

5

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

46 51,1 37 41,1 7 7,8 2.43 5

X 2.61

Từ bảng 3.2 ta thấy, cả năm biện pháp đề xuất đều có trên 90% số người được hỏi cho là khả thi và rất khả thi với X= 2,61. Trong đó: 76,7 % CBQL, GV cho rằng biện pháp “Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái” là rất cần thiết và nó đứng thứ 1/5 biện pháp. Cũng tương ứng với mức độ cần thiết của biện pháp này 72,2 % CBQL, GV cho rằng biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái” là rất khả thi và nó đứng thứ 2/5 trong bảng xếp hạng.

3.4.5.3. Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khẳng định mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý GDGT cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán

89

trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, tác giả áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman như sau:

Trong đó:

r: Hệ số tương quan

d: Hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng đem so sánh N: Số đơn vị được nghiên cứu

Bảng 3.3: Sự tƣơng quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số Điểm đánh giá Thứ bậc Điểm đánh giá Thứ bậc d 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

2.74 1 2.71 2 -1 1

2

Chỉ đạo thiết kế nội dung GDGT lồng ghép trong dạy học các môn học và theo chủ đề liên môn, chủ đề trải nghiệm cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

90

TT Các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số Điểm đánh giá Thứ bậc Điểm đánh giá Thứ bậc d 3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

2.74 1 2.6 3 -2 4

4

Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái

2.59 3 2.76 1 2 4

5

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

2.57 4 2.43 5 - 1 1

91 Khi thực hiện phép tính ta có: 2 2 2 5 1 1 5 11 1 0 54 5 5 1 . d r N .( N ) . . .( )        

Hệ số tương quan r =0.54 kết hợp những phân tích, đánh giá từ thực tiễn, chúng tôi đi đến kết luận: năm biện pháp quản lý GDGT cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và các biện pháp này có quan hệ rất chặt chẽ. Biểu đồ sau thể hiện mối quan hệ giữa năm biện pháp:

Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

* Nhận xét chung:

Hầu hết các đối tượng được trưng cầu ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà tác giả luận văn đưa ra là cần thiết và có tính khả thi cao cho dù ở các mức độ khác nhau nhưng đều có tác dụng trong việc quản lý hoạt động GDGT cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính cần thiết Tính khả thi

92

Tuy nhiên vẫn còn từ 1- 9% số được phỏng vấn cho rằng các biện pháp đưa ra là ít cần thiết và ít khả thi. Đây là một khó khăn, thách thức cho Ban Giám hiệu các nhà trường trong những năm học tới làm thế nào tiếp tục cải tiến và đưa ra các phương pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc quản lý hoạt động GDGT cho học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tóm lại, 5 biện pháp nêu trên phần lớn là rất cấp thiết và cấp thiết; rất khả thi và khả thi vì vậy, khi vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho HS nội trú các trường PTDT bán trú THCS cần chú ý đến những khó khăn, thử thách của các biện pháp và đề ra cách khắc phục được những hạn chế, thách thức đó, các biện pháp nêu trên sẽ giúp công tác quản lý hoạt động GDGT cho HS nội trú các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao hơn.

93

Kết luận chƣơng 3

Để tăng cường công tác giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường PTDT bán trú THCS đòi hỏi hệ thống quản lý giáo dục nhà trường phải có sự quan tâm sát sao và thiết thực tới hoạt động giáo dục giới tính của giáo viên và các tổ chức giáo dục.

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn phải được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về giáo dục giới tính như mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, nguyên tắc phương pháp giáo dục và thực hiện đúng các chức năng quản lý và nguyên tắc, phương pháp quản lý.

Tác giả luận văn dựa trên khung lý thuyết, kết quả khảo sát thực trạng đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý giáo dục giới tính cho học sinh trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong thực hiện mục tiêu giáo dục giới tính cho HS ở trường THCS.

Thứ ba, để những biện pháp quản lí hoạt động GDGT học sinh trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn được đảm bảo, cần tiến hành đổi mới một cách đồng bộ. Trong đó, việc quán triệt để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức GDGT cho học sinh học sinh trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn phải được đặt lên hàng đầu, sau đó là đổi mới mục tiêu, các nội dung, hình thức, phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, các nhà trường cũng cần phát huy vai trò của các lực lượng tham gia vào quá trình GDGT để phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

94

Thứ tư, để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến thẩm định, đánh giá của CBQL, GV, Ban quản sinh, học sinh trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn cho thấy, những biện pháp chúng tôi đề xuất đều được đánh giá là có tính cấp thiết, tính khả thi cao, hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế quản lí hoạt động GDGT học sinh trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn.

95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục giới tính có quan hệ mật thiết với quá trình giáo dục xã hội góp phần giáo dục định hướng nhân cách con người phát triển toàn diện.

Giáo dục giới tính bao gồm giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục về tính dục, giáo dục về tình yêu, hôn nhân và gia đình, về sự sinh sản, giáo dục đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính, giáo dục thái độ, hành vi tôn trọng đối với những người khác giới.

Quản lý giáo dục giới tính ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS đòi hỏi hiệu trưởng phải thực hiện đồng thời 4 chức năng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính đã đề ra. Hiệu trưởng là người lập kế hoạch giáo dục giới tính của trường, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.

Qua nghiên cứu thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chúng tôi rút ra kết luận sau đây:

- Về quan điểm của giáo viên:

Các hình thức giáo dục giới tính chưa sinh động và chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo dục giới tính được tổ chức thực hiện ở hầu hết các trường trung học cơ sở nhưng chưa thống nhất về hình thức, nội dung, khối lớp, thời gian giảng dạy.

Thái độ học tập của học sinh khi được giáo dục giới tính là tốt. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy giáo dục giới tính khi thực hiện còn mang tính tự phát, các kiến thức truyền thụ phần lớn từ kinh nghiệm bản thân và đa số giáo viên chưa được tập huấn hay đào tạo chuyên môn về giáo dục giới tính; Giáo viên còn e ngại khi giảng dạy những chủ đề nhạy cảm.

Đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường trung học cơ sở tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Văn Chấn chưa nhạy bén với các vấn đề

96

giáo dục tiến bộ, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Giáo viên còn e ngại khi trực tiếp giảng dạy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 95 - 131)