Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính

học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, giám sát là quyền hạn, trách nhiệm của người cán bộ quản lý nhà trường trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ, của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích các lực lượng GD trong nhà trường đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác, hoạt động này giúp nhà quản lí căn cứ vào kết quả việc thực hiện hoạt động GDGT để điều chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót; tham gia, góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động GDGT.

81

Kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho HS các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm đánh giá chính xác kết quả của hoạt động GDGT, từ đó, có những thay đổi hợp lý trong quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cần giám sát việc thực hiện nội dung GDGT cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm, sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ… hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... để nhận những ưu điểm nhân rộng ra và những sai sót có những điều chỉnh kịp thời..

Thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả toàn diện về giáo dục, nhất là chất lượng GDGT cho học sinh. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện HĐGD giới tính của bộ môn mình theo các chủ đề, chủ điểm, lồng ghép môn học, …đã xây dựng và phê duyệt.

Chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục giới tính mà giáo viên thực hiện có hiệu quả không để có chỉ đạo điều chỉnh. Kiểm tra về mức độ phù hợp, tính hiệu quả của HĐGD giới tính cho học sinh…

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đặc biệt quan tâm tới khu nội trú học sinh như: ăn, ở, vệ sinh, học tập vui chơi,… kịp thời phát hiện nắm bắt tâm lý học sinh, những biểu hiện bất thường hay lệch lạc trong tư tưởng, tâm lý học sinh lứa tuổi đang nhiều “nổi loạn” để có những điều chỉnh giúp đỡ kịp thời.

- Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt của Đoàn, cán bộ Y Tế, Công đoàn, ban quản lý nội trú tổ chức thực hiện HĐGD thông qua theo dõi hồ sơ, sổ sách, thời gian tổ chức các HĐGD giới

82

tính; kiểm tra hiệu quả của các HĐGD giới tính thông qua ý kiến phản hồi của các lực lượng tham gia khác;

- Chỉ đạo kiểm tra hoạt động của giáo viên, người tổ chức thông qua báo cáo nhận xét, đánh giá của các bộ phận theo dõi, thông qua trực tiếp tham dự và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở nội trú, có những chỉ đạo điều chỉnh kịp thời.

- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp trên, các trường PTDTBT THCS huyện Văn Chấn cần đảm bảo những điều kiện sau:

Lãnh đạo, GV nhà trường thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động GDSKSS, thường xuyên theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá của hoạt động GDSKSS để có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của từng giáo viên, chất lượng tiếp nhận kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh ở từng lớp, từng khối và chất lượng chung của cả trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 91 - 93)