Thực trạng về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các

trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

GDGT cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho HS phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Qua hoạt động giáo dục giới tính, có thể trang bị cho HS kiến thức về giới và giới tính, kỹ năng hành vi giới tính, từ đó có thái độ tích cực trước các vấn đề giới tính.

Để thấy được thực trạng mức độ thực hiện các nội dung GDGT cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát 90 CBQL, GV các trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Văn Chấn kết quả thu được như sau:

42

Bảng 2.4: Thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trƣờng PT DTBT THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

TT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Tốt Khá tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 1 Giáo dục nhận thức về giới và giới tính

1.1 Tri thức về giới, giới tính và phân

biệt các đặc điểm về giới và giới tính 30 25 23 12 2.81 8 1.2 Nhận thức rõ về vai trò của giới và

giới tính trong xã hội 20 35 20 15 2.6 14 1.3

Nhận diện về những giai đoạn phát triển của cơ thể con người. Những biến đổi về tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì.

37 26 18 9 3.01 1

1.4

Các kiến thức về thụ thai, mang thai, nạo phá thai và phòng chống bệnh lây lan qua đường tình dục.

30 31 18 11 2.8 9

1.5

Giáo dục cho các em những vấn đề về sức khỏe sinh sản và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, các vấn đề về đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính...

24 36 25 15 2.98 2

1.6

Giáo dục ý thức trách nhiệm của thiếu niên trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội

26 36 21 7 2.9 5

2 Giáo dục kỹ năng hành vi giới tính

2.1

Giáo dục cho học sinh các kỹ năng hành vi phù hợp với chuẩn mực của giới và giới tính.

43 TT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Tốt Khá tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 2.2

Giáo dục cho thiếu niên các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong quan hệ với người khác giới.

21 35 26 8 2.76 10

2.3

Giáo dục cho học sinh kỹ năng biết bảo vệ bản thân chống xâm phạm tình dục.

35 26 15 14 2.91 4

2.4 Giáo dục kỹ năng giữ khoảng cách

trong tình bạn khác giới, tình yêu. 29 27 24 10 2.83 7 2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống

bệnh lây lan qua đường tình dục. 25 32 21 12 2.7 12

3 Giáo dục thái độ tích cực trƣớc các vấn đề giới tính

3.1

Giáo dục học sinh có thái độ tích cực trong việc thực hiện bình đẳng giới, phân biệt giới, định kiến về giới.

31 34 17 7 2.96 3

3.2

Giáo dục cho học sinh có thái độ tích cực trong quan hệ với người khác giới và biết bảo vệ giới tính của mình.

27 35 18 10 2.87 6

3.3

Giáo dục tính tự chủ trong làm chủ hành vi của bản thân, tự trọng biết bảo vệ mình trong mọi tình huống.

15 50 11 14 2.73 11

44

Qua bảng đánh giá của CBQL, GV về thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PT DTBT THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho thấy: tất cả các nội dung quan trọng của giáo dục giới tính đều đã được các trường PT DTBT THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS. Điểm trung bình của nhóm là 2.82 (mức 2- Khá). Tuy nhiên, mức độ thực hiện các nội dung này có khác nhau. Nội dung được CBQL, GV đánh giá thực hiện mức độ khá tốt là nhận diện về những giai đoạn phát triển của cơ thể con người, những biến đổi về tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì và giáo dục cho các em những vấn đề về sức khỏe sinh sản và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, các vấn đề về đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính...

Nhưng vẫn còn một số nội dung được CBQL, GV đánh giá thực hiện mức độ bình thường như Giáo dục cho học sinh các kỹ năng hành vi phù hợp với chuẩn mực của giới và giới tính có điểm trung bình là 2.63, xếp thứ bậc 13; nhận thức rõ về vai trò của giới và giới tính trong xã hội có điểm trung bình là 2.6 xếp thứ 14. Điều có thể lí giải bởi nguyên nhân những nội dung này triển khai chưa được đầy đủ, chủ yếu dưới hình thức tuyên truyền trong quá trình tổ chức các hoạt động khác do hoặc do giáo viên hạn chế về nội dung giáo dục kỹ năng, hành vi giới tính, đôi khi còn e ngại khi nói về vấn đề này trước các em học sinh THCS nên hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 55)