7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3 Thực trạng sử dụng hình thức giáo dục giới tính cho học sinh nội trú
trường phổ thông dân tộc bán trú THCS của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Để tìm hiểu về thực trạng các hình thức giáo dục giới tính đã triển khai ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở huyện Văn Chấn, tác giả đã khảo sát CBQL và giáo viên, kết quả thu được như sau:
45
Bảng 2.5: Thực trạng việc sử dụng hình thức giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái TT Các hình thức GD Đánh giá X Thứ bậc Thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ
1 Giáo dục giới tính qua môn
học chiếm ưu thế 31 34 13 12 2.93 1
2
Giáo dục giới tính qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
26 34 19 11 2.83 4
3 Giáo dục giới tính qua hoạt
động xã hội 36 22 20 12 2.91 2
4 Giáo dục giới tính qua sinh
hoạt tập thể 24 25 32 9 2.71 6
5 Giáo dục giới tính qua hoạt
động truyền thông 29 30 17 14 2.82 5
6 Tư vấn về giới và giới tính 28 33 19 10 2.87 3
X 2.85
Từ kết quả của bảng 2.5 có thể thấy: Hình thức được CBQL, giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn khẳng định được sử dụng thường xuyên nhất trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính là Giáo dục giới tính qua môn học chiếm ưu thế xếp thứ 1 trong nhóm với mức điểm 2.93. Đây là điều dễ hiểu bởi giáo dục giới tính là vấn đề tương đối nhạy cảm đối với HS và GV. Hình thức giáo dục giới tính vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua việc lồng ghép trong một số môn học như Sinh học, Giáo
46
dục công dân, Ngữ văn, Địa lý. Từ đầu năm học, cán bộ quản lý các trường đã thành lập tổ/nhóm biên soạn chương trình, yêu cầu rà soát nội dung trong các môn học, xây dựng kế hoạch dạy học của từng bộ môn, xem nội dung nào có thể lồng ghép, tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục nội dung gì, giáo dục như thế nào và đưa vào kế hoạch dạy học theo từng bộ môn.
Bên cạnh đó, hình thức giáo dục giới tính qua hoạt động xã hội cũng được đánh giá thực hiện khá thường xuyên với mức điểm 2.91, giữ vị trí thứ 2 trong nhóm.
Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS chưa được coi trọng, tổ chức đôi lúc còn mang tính chiếu lệ nên việc lồng ghép GDGT vào buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa đạt được hiệu quả. Vì vậy, ở hình thức này điểm đánh giá trung bình là 2.83 xếp thứ 4 trong nhóm.
Các hình thức khác như: Giáo dục giới tính thông qua hoạt động truyền thông; thông qua hoạt động tập thể trong nội trú cũng đã được các trường PT dân tộc bán trú THCS thực hiện nhưng chưa được thường xuyên.
Như vậy, xét về các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, chúng ta có thể thấy việc tổ chức các hình thức giáo dục giới tính chưa được thực hiện đa dạng hóa, đồng bộ mà chủ yếu mới chỉ tập trung dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế. Các hình thức khác đã triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả.
Khi phỏng vấn giáo viên NMA cho rằng: “GDGT cho HS nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS là vấn đề rất nhạy cảm, khó trình bày trước đông người. Cần có phương pháp giảng dạy tích cực như: học theo nhóm, trò chuyện, giải quyết vấn đề... và cần có nội dung cụ thể phù hợp thì việc GDGT mới có hiệu quả tốt”.
Ngay cả các môn học chiếm ưu thế về giáo dục giới tính, giáo viên các trường cũng chia sẻ: những nội dung mang tính sâu sắc của giáo dục giới tính
47
chúng tôi cũng rất ngại đặt ra vì sợ không phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của HS. Đây là thực tế rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý.