Khái quát chung về giáo dục của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Khái quát chung về giáo dục của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Năm 2020, huyện có 62 đơn vị trường trực thuộc (22 trường mầm non; 15 trường tiểu học; 14 trường THCS; 11 trường tiểu học và trung học cơ sở), 01 trường THCS và THPT (Trực thuộc Sở GD&ĐT); có 876 nhóm, lớp; 27.229 cháu nhà trẻ, học sinh.

Toàn huyện có 20 trường nội trú, bán trú (gồm 01 trường PTDTNT THCS, 11 trường PTDTBT, 08 trường phổ thông có HSBT); cấp Tiểu học có 7 trường (05 trường PTDTBT; 02 trường có học sinh bán trú), cấp THCS có 13 trường (01 PTDTNT; 06 trường PTDTBT; 06 trường có học sinh bán trú). Tổng số học sinh nội trú: 358 học sinh; tổng số học sinh bán trú 3.259 học sinh (bao gồm cả HSBT cấp THCS của trường THCS&THPT Nậm Búng), trong đó THCS 2.347 học sinh với 1.103 nữ; 1.244 nam [26].

35

Bảng 2.1: Tổng hợp số lƣợng học sinh nội trú ở các trƣờng PT DT bán trú THCS ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

STT Đơn vị Tổng số Dân tộc Nữ dân tộc Nam dân tộc TỔNG SỐ 2347 2021 1016 1005 1 PTDTBT THCS Cát Thịnh 585 360 183 177 2 PTDTBT THCS Minh An 235 154 67 87 3 PTDTBT THCS Nậm Mười 273 273 134 139 4 PTDTBT THCS An Lương 298 293 148 145 5 PTDTBT THCS Nậm Lành 280 280 130 150

6 PTDTBT TH&THCS Suối Giàng 318 317 159 158 7 PTDTNT THCS huyện Văn Chấn 358 344 195 149

(Phòng GD & ĐT huyện Văn Chấn, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học 2019).

Về học lực, năm học 2019 - 2020, đối với HS bán trú, học lực giỏi có 08 học sinh, đạt 0,63%; Khá 231 học sinh, đạt 18,05%; Trung bình 1.024 học sinh, tỷ lệ 80,0%; Yếu 17 học sinh, chiếm tỷ lệ 1,33%.

Về hạnh kiểm, hạnh kiểm tốt có 940 học sinh, đạt 73,44%; Khá có 287 học sinh, đạt 22,42; Trung bình có 53 học sinh, tỷ lệ 4,14% [26].

Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú xây dựng nề nếp, nếp sống văn minh trong khu bán trú; hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bán trú thông qua các hoạt động giao lưu, trồng, chăm sóc rau, tăng gia lao động sản xuất. Chỉ đạo các trường tổ chức nấu ăn 3 bữa/ngày cho học sinh bán trú; thực hiện công khai khẩu phần ăn từng bữa của học sinh; chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của trường và tâm sinh lý của học sinh. Trong năm học không xảy ra vụ việc nào liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

36

Kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: 100% các đơn vị đã tổ chức, hướng dẫn cho học sinh biết cách trồng và chăm sóc rau, tăng gia sản xuất để góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày; hướng dẫn học sinh biết tự bảo vệ bản thân, tự chăm sóc sức khoẻ khi xa nhà, biết tạo lập mối quan hệ bạn bè các dân tộc, yêu thương, gần gũi, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống và một số kỹ năng cơ bản khác. Trong năm học, các trường đã bố trí được 10.220 m2 đất trồng rau, củ quả; thu hoạch được trên 12,1 tấn rau, củ, quả thành phẩm; chăn nuôi được trên 2,6 tấn gia súc gia cầm.

Về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, GV: Năm 2020, toàn ngành giáo dục của huyện có 1.759 cán bộ, giáo viên, nhân viên (07 biên chế công chức, 1.725 biên chế viên chức, 27 hợp đồng theo NĐ 68). Chia ra: Phòng Giáo dục và Đào tạo 18 người, CBQL 162 người, giáo viên 1.417 người, nhân viên 162 người.

Về chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng cao. Năm 2020, 100% CBQL, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ có trình độ trên chuẩn đạt 79,66% (tính theo Luật Giáo dục mới, tỷ lệ CBQL giáo viên có trình độ đạt chuẩn là 55,83%, trong đó trên chuẩn đạt 17,24%).

* Một số đặc điểm của học sinh nội trú ở trường phổ thông dân tộc bán trúcác trường PTDTBT huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Học sinh trường bán trú thuộc nhiều độ tuổi khác nhau (nhiều em quá tuổi so với đúng độ tuổi đi học), nhiều dân tộc, nhiều thành phần gia đình khác nhau. Vì vậy những em học sinh lớp 8,9 thường có độ tuổi từ 11 đến 16,17 tuổi (tuổi thanh niên), tình yêu tuổi học trò nảy sinh, việc quản lý ngoài giờ, đặc biệt vào buổi tối khó khăn.

Học sinh thuộc diện hưởng chế độ bán trú của các trường PTDTBT huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chủ yếu là dân tộc Mông, Dao thuộc các thôn vùng cao của các xã như Suối Giàng, Nậm Lành, Nậm Mười... có phong tục tập quán khác nhau, cách nghĩ, lối sống khác nhau.

37

Đối với dân tộc Dao khi lễ “cấp sắc” được khởi động, hoặc các ngày kiêng con hổ (kỉnh đì mào), kiêng gió thì học sinh sẽ xin nghỉ học, về nhà và tham gia phong tục truyền thống của dân tộc, thời gian khá là dài; Đối với dân tộc Mông ngày lễ Nôen, từ đầu tháng 12 Âm lịch đến sau Tết Nguyên đán học sinh sẽ nghỉ học rất nhiều. Học sinh Mông không cởi mở, rụt rè, tự ái cao và có phần bất cần, vì vậy những người làm công tác giáo dục phải hết sức cẩn trọng trong việc phê bình. Người Mông thường có tính độc lập cao, ít chia sẻ, bộc lộ quan điểm của mình với người khác vì vậy khi gặp khúc mắc trong cuộc sống thường giải quyết theo hướng cực đoan như tự tử.

Đối với phong tục của dân tộc Mông, Dao, họ còn giữ những tập quán về hôn nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số mà đối tượng ảnh hưởng trực tiếp chính là các em học sinh. Bên cạnh đó, đa số học sinh thuộc diện được hưởng chế độ bán trú là con em hộ nghèo, cận nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Người Mông thường sống trên các đỉnh núi cao, đường xá hiểm trở, chưa có điện lưới quốc gia, chủ yếu trồng ngô làm lương thực chính…vì vậy đại đa số các gia đình Mông không có tivi, thiếu các phương tiện để kết nối với thế giới bên ngoài.

Cuối tuần tất cả các học sinh đều trở về nhà, chiều chủ nhật lại tiếp tục xuống trường. Đa số các em đi bộ, không có người lớn đưa đón, do đó không an toàn cho học sinh, đặc biệt những nữ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 48)