Quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động giáo dục giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.5.Quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động giáo dục giáo

giới tính cho học sinh nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở

Công tác kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong công tác quản lý HĐGD của Hiệu trưởng. Thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ, Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục nói chung, kế hoạch HĐGD giới tính nói riêng để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình HĐGD giới tínhtrong năm học, cụ thể:

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD giới tính theo các chủ đề, chủ điểm, lồng ghép môn học,… kiểm tra về các điều kiện thực hiện nội dung, mục tiêu, nội dung kế hoạch tổ chức HĐGD giới tính cho HS; kiểm tra việc sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục; kiểm tra sử dụng các phương thức đánh kết quả HĐGD giới tính của học sinh; kiểm tra việc thực hiện đánh giá kết quả HĐGD giới tính về mức độ phù hợp, tính hiệu quả của công việc… - Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đặc biệt quan tâm tới khu nội trú học sinh như: ăn, ở, vệ sinh, học tập

29

vui chơi,… kịp thời phát hiện nắm bắt tâm lý học sinh, những biểu hiện bất thường hay lệch lạc trong tư tưởng, tâm lý học sinh lứa tuổi đang nhiều “nổi loạn” để có những điều chỉnh giúp đỡ kịp thời.

- Kiểm tra hoạt động các tổ chức thực hiện thông qua theo dõi hồ sơ, sổ sách, kế hoạch tổ chức các HĐGD giới tính; kiểm tra hiệu quả của các HĐGD thông qua ý kiến phản hồi của các lực lượng tham gia khác; kiểm tra hoạt động của giáo viên, người tổ chức thông qua báo cáo nhận xét, đánh giá của các bộ phận theo dõi, thông qua trực tiếp tham dự và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐGD trong nhà trường.

- Kết thúc việc kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng tổ chức rút kinh nghiệm, các thành viên tham gia cùng thảo luận và chỉ ra được những mặt đạt được cũng như mặt còn tồn tại, hạn chế của các hoạt động. Việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch HĐGD giới tính phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của mục tiêu giáo dục cấp học, trên cơ sở đó làm kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch cũng như quá trình tổ chức các HĐGD sau được hợp lý và hiệu quả hơn.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ở trƣờng phổ thông dân tộc bán trú

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường

Một số nhà quản lý chưa thực sử cởi mở trong việc đánh giá kết quả, khen thưởng, hay kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; không xem xét vấn đề tình yêu, tình dục của vị thành niên một cách nghiêm túc, sự phối hợp giáo dục sư phạm giữa các tổ chức khác trong nhà trường chưa thống nhất; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục giới tính cho học sinh.

30

Như vậy, cùng với sự thiếu hệ thống khoa học, sự rụt rè, e ngại của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh cảm thấy khó khăn khi học các kiến thức giới tính cũng như làm cho công tác giáo dục giới tính chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ở giai đoạn dậy thì, các em có nhiều biến đổi cả về mặt sinh lý cũng như tâm lý nên khiến các em bối rối và luôn muốn khám phá tìm hiểu. Nhà trường chính là một trong những kênh thông tin chính thống có thể giúp các em giải toả những thắc mắc của tuổi mới lớn. Nếu như không thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ của mình, kênh thông tin quan trọng này sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các em, khiến các em phải tìm hiểu ở các kênh thông tin không chính thức như các sách báo, phim ảnh không lành mạnh, các trang web đen.... dẫn đến những nhận thức sai lệch về vấn đề giới tính cũng như những hậu quả khôn lường.

* Nhận thức giáo viên nhà trường

Một số giáo viên thường có những định kiến, ngại ngùng khi đề cập về vấn đề giới tính trong nhà trường, một số thầy cô cho là việc giáo dục giới tính là việc của tự nhiên, cứ từ từ lớn lên rồi học sinh sẽ hiểu,... Nhiều giáo viên nói rằng dạy là do chương trình bắt buộc. Sự nhạy cảm và tế nhị của các vấn đề giới tính cũng là một trong những lí do khiến cho giáo viên cảm thấy không thoải mái khi dạy.

Phần lớn giáo viên gặp khó khăn khi dạy giáo dục giới tính là chưa được tập huấn nhiều và cảm thấy chưa thấy thoải mái khi dạy những vấn đề tế nhị.

Trên thực tế chương trình giáo dục giới tính đang được áp dụng tại các trường THCS hiện nay là theo hình thức lồng ghép với các bộ môn khác như sinh học, giáo dục công dân...Vì vậy chính những giáo viên đảm nhiệm bộ môn này phải kiêm luôn cả nội dung giáo dục giới tính, thêm vào đó những chương trình tập huấn cho giáo viên cũng còn hạn chế. Chính vì vậy khả năng cung cấp cho các em những kiến thức về giới tính một cách hệ thống và khoa học chưa cao.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Yếu tố tâm sinh lý học sinh: Học sinh THCS là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ

31

chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống.

Mặt khác, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè khác giới. Từ đó mà hình thành nên các nhóm bạn cùng sở thích, nếu như giai đoạn này có được sự hướng dẫn kèm cặp của người lớn sẽ dẫn đến những nhận thức tốt hơn về lối sống, hành vi, giới tính, quan hệ với bạn khác giới...

* Yếu tố dân tộc: Người dân tộc miền núi thường rất ít chia sẻ, trình bày quan điểm của mình với người xung quanh. Vì vậy kín đáo, nhạy cảm và có phần bảo thủ trong chủ đề giới tính, thường họ không muốn bàn về chủ đề này. Người dân tộc có quan niệm con gái nên an phận, ở nhà giúp đỡ bố mẹ công việc nương rẫy, có học nhiều thì cũng phí vì nay mai cũng đi lấy chồng thành con nhà người ta. Thường các em gái người dân tộc Mông, Dao thường chỉ học hết tiểu học và lấy chồng từ khoảng 15 tuổi và vẫn còn quan điểm “trời sinh voi ắt sinh cỏ”.

* Yếu tố kinh tế: Đa số học sinh vùng dân tộc thuộc con hộ nghèo, cận nghèo nằm trong xã nghèo vì vậy đời sống gia đình vô cùng khó khăn. Hầu như những ngôi nhà người Mông đều làm từ cột gỗ tạp (loại gỗ rất dễ mục, mọt), trong nhà hầu như không có vật dụng đáng giá, giường nằm chỉ được kê bằng tre, nứa (thường cả gia đình chỉ có 1 chiếc giường, nếu đông người sẽ kê dài ra); không có tivi, thiếu điện…. Kinh tế khó khăn, mải lo kiếm ăn cộng với đông con nên họ ít quan tâm đến con cái. Hơn nữa ngoài giờ học buổi sáng, buổi chiều về nhà các em phải phụ giúp bố mẹ chăn trâu bò, lên nương, lấy củi…vì vậy giờ học buổi chiều, đặc biệt là giờ ngoại khóa các em thường hay nghỉ. Đặc biệt ở người Mông, nếu các em không thích đi học, bỏ học thường cha mẹ không ép mà kệ con, để con tự quyết định, vì vậy trong những cuộc vận động học sinh trở lại trường sau bỏ học thường thất bại.

32

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục giới tính cho học sinh THCS là những biện pháp sư phạm nhằm giúp học sinh THCS có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với giới và giới tính. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS được tiến hành phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm các vấn đề giáo dục đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính, hành vi văn hóa giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản, vấn đề bình đẳng giới, định kiến về giới, phân biệt giới. Giáo dục giới tính được thực hiện dựa trên các nguyên tắc và phải tuân thủ theo các nguyên tắc đó đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục mới có hiệu quả.

Quản lý giáo dục giới tính được tiến hành đồng bộ qua bốn chức năng lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

Các nghiên cứu cơ sở lý luận trên đây là cơ sở để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh của các nhà trường.

33

Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH NỘI TRÚ CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Chấn, tỉnh Yên Bái

Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện thời kỳ 2015-2020 là 12,1% trong đó, nông nghiệp tăng 7,8%, công nghiệp, xây dựng tăng 15%, dịch vụ tăng 14,18%. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Công nghiệp đã khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, xây dựng Nhà máy thuỷ điện Văn chấn, Ngòi Hút, Nậm Tăng 2, Vực Tuần; xây dựng cơ sở sản xuất gạch EG5 quy mô vừa và nhỏ; xây dựng cơ sở sản xuất chè ô long, chè xanh chất lượng cao tại xã Nậm Búng, xây dựng nhà máy chế biến giấy xuất khẩu tại xã Minh An đồng thời chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.

34

Về du lịch, huyện Văn Chấn đã xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóng Bản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo…

Về lực lượng lao động, năm 2020, tổng số dân là 158.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 90.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45%.

Về giáo dục, Huyện đã đưa ra những chủ trương nhằm đổi mới giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ dân trí, tăng cường đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến lớp ở các cấp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ và tái mù chữ cho nhân dân ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, năm 2018 đã có 31/31 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

2.1.2. Khái quát chung về giáo dục của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Năm 2020, huyện có 62 đơn vị trường trực thuộc (22 trường mầm non; 15 trường tiểu học; 14 trường THCS; 11 trường tiểu học và trung học cơ sở), 01 trường THCS và THPT (Trực thuộc Sở GD&ĐT); có 876 nhóm, lớp; 27.229 cháu nhà trẻ, học sinh.

Toàn huyện có 20 trường nội trú, bán trú (gồm 01 trường PTDTNT THCS, 11 trường PTDTBT, 08 trường phổ thông có HSBT); cấp Tiểu học có 7 trường (05 trường PTDTBT; 02 trường có học sinh bán trú), cấp THCS có 13 trường (01 PTDTNT; 06 trường PTDTBT; 06 trường có học sinh bán trú). Tổng số học sinh nội trú: 358 học sinh; tổng số học sinh bán trú 3.259 học sinh (bao gồm cả HSBT cấp THCS của trường THCS&THPT Nậm Búng), trong đó THCS 2.347 học sinh với 1.103 nữ; 1.244 nam [26].

35

Bảng 2.1: Tổng hợp số lƣợng học sinh nội trú ở các trƣờng PT DT bán trú THCS ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

STT Đơn vị Tổng số Dân tộc Nữ dân tộc Nam dân tộc TỔNG SỐ 2347 2021 1016 1005 1 PTDTBT THCS Cát Thịnh 585 360 183 177 2 PTDTBT THCS Minh An 235 154 67 87 3 PTDTBT THCS Nậm Mười 273 273 134 139 4 PTDTBT THCS An Lương 298 293 148 145 5 PTDTBT THCS Nậm Lành 280 280 130 150

6 PTDTBT TH&THCS Suối Giàng 318 317 159 158 7 PTDTNT THCS huyện Văn Chấn 358 344 195 149

(Phòng GD & ĐT huyện Văn Chấn, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học 2019).

Về học lực, năm học 2019 - 2020, đối với HS bán trú, học lực giỏi có 08 học sinh, đạt 0,63%; Khá 231 học sinh, đạt 18,05%; Trung bình 1.024 học sinh, tỷ lệ 80,0%; Yếu 17 học sinh, chiếm tỷ lệ 1,33%.

Về hạnh kiểm, hạnh kiểm tốt có 940 học sinh, đạt 73,44%; Khá có 287 học sinh, đạt 22,42; Trung bình có 53 học sinh, tỷ lệ 4,14% [26].

Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú xây dựng nề nếp, nếp sống văn minh trong khu bán trú; hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bán trú thông qua các hoạt động giao lưu, trồng, chăm sóc rau, tăng gia lao động sản xuất. Chỉ đạo các trường tổ chức nấu ăn 3 bữa/ngày cho học sinh bán trú; thực hiện công khai khẩu phần ăn từng bữa của học sinh; chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của trường và tâm sinh lý của học sinh. Trong năm học không xảy ra vụ việc nào liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

36

Kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: 100% các đơn vị đã tổ chức, hướng dẫn cho học sinh biết cách trồng và chăm sóc rau, tăng gia sản xuất để góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày; hướng dẫn học sinh biết tự bảo vệ bản thân, tự chăm sóc sức khoẻ khi xa nhà, biết tạo lập mối quan hệ bạn bè các dân tộc, yêu thương, gần gũi, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống và một số kỹ năng cơ bản khác. Trong năm học, các trường đã bố trí được 10.220 m2 đất trồng rau, củ quả; thu hoạch được trên 12,1 tấn rau, củ, quả thành phẩm; chăn nuôi được trên 2,6 tấn gia súc gia cầm.

Về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, GV: Năm 2020, toàn ngành giáo dục của huyện có 1.759 cán bộ, giáo viên, nhân viên (07 biên chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 39)