Thực trạng quản lý việc sử dụng các hình thức giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng các hình thức giáo dục giới tính

HS nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Để tìm hiểu thực trạng về quản lý việc sử dụng các hình thức giáo dục giới tính cho HS nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, tác giả tiến hành khảo sát GV và CBQL các nhà trường về các hình thức tổ chức hoạt động GDGT cho học sinh ở các khía cạnh như Chỉ đạo các lực lượng GD vận dụng hợp lý các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh; Quán triệt cho các tổ chuyên môn viên vận

55

dụng linh hoạt trong việc lồng ghép nội dung lồng ghép nội dung giáo dục giới tính vào các môn học; Chỉ đạo GV và các lực lượng GD chú ý tư vấn giúp HS hình thành kiến thức cũng như kĩ năng; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức các HĐ giáo dục giới tính cho HS của giáo viên, tổng hợp các kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho HS nội trú các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

TT Các biện pháp tổ chức Các mức độ thể hiện X Thứ bậc Tốt Khá tốt Bình thƣờng Chƣa tốt 1 Chỉ đạo các lực lượng GD vận dụng hợp lý các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh như: dưới cờ theo các chuyên đề, sinh hoạt lớp, hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ, mời chuyên gia y tế nói chuyện … hoạt động Đoàn...

47 25 11 7 3.24 1

2

Quán triệt cho các tổ chuyên môn giáo viên vận dụng linh hoạt trong việc lồng ghép nội dung giáo dục giới tính vào các môn học.

76

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện thành công và có hiệu quả biện pháp này cần quan tâm tới các điều kiện sau:

- Người thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động GD phải am hiểu lý thuyết về các hình thức hoạt động và vận dụng một cách sáng tạo, khéo léo vào thực tế. Muốn vậy, Hiệu trưởng phải tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CB, GV, NV trong trường về các hình thức hoạt động ngoại khóa.

- Bố trí được thời gian biểu để các hoạt động này được thực hiện thường xuyên, có nền nếp.

- Các trang thiết bị, CSVC, kinh phí phải được trang bị đầy đủ thì mới tổ chức được các hình thức hoạt động khác nhau nhằm thu hút HS tham gia.

- Được CB, GV, NV và các lực lượng GD ủng hộ và hưởng ứng tham gia.

3.2.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn tính cho học sinh nội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Học sinh nội trú là học sinh ở lại tại khu nội trú học sinh ở bán trú gần 6 ngày/1 tuần, khác với học sinh không bán trú, các em sinh hoạt học tập hàng ngày chịu sự quản lý và GD của tập thể sư phạm nhà trường và CB quản sinh khu nội trú học sinh ở bán trú. Đối với lứa tuổi đang có sự thay đổi “dậy thì”, HS rất cần sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình, nhà trường, các lực lượng trong xã hội. Vậy nên, biện pháp này nhằm huy động lực lượng GD trong nhà trường là Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP.HCM. Lực lượng GD ngoài nhà trường bao gồm: gia đình, chính quyền địa phương, công an, Hội phụ nữ, y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ…tạo sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng vào công tác giáo dục học sinh nói chung, hoạt động GDGT nói riêng cho học sinhnội trú ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn.

77

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường xây dựng cơ chế, tổ chức thống nhất các lực lượng về mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS; Thống nhất về kế hoạch, cách thức triển khai các hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS; Thống nhất về các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS và trách nhiệm của mỗi lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh; Thống nhất về các nguồn lực cần huy động trong giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn.

- Hiệu trưởng các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn cần chỉ đạo xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia vào hoạt động GDGT để mỗi lực lượng nắm vững được nhiệm vụ cụ thể của mình, từ đó, tiến hành thực hiện và triển khai một cách đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp.

Cụ thể, Ban giám hiệu có nhiệm vụ chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD nói chung, GDGT nói riêng trong năm học, tổ chức thực hiện và giám sát và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức:

- Chỉ đạo Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch theo chủ đề năm học, trong đó đưa GDGT thành một nội dung hoạt động của Đoàn, Đội. Trong nội dung này, Đoàn, Đội phải thể hiện cụ thể: mục tiêu, công việc cụ thể, thời gian thực hiện, phân công người phụ trách, biện pháp, tổng kết, đánh giá, theo tháng, học kì, năm học. Nội dung GDGT cho học sinh phải trở thành một tiêu chí để đánh giá chi đội, liên đội.

Chỉ đạo Đoàn, Đội thực hiện các hình thức GD khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm thu hút tất cả HS ở các khối lớp tham gia. Chỉ đạo các hoạt động có tính chất “điểm”. Thông thường mỗi học kì nên tổ chức một hoạt động với quy mô toàn trường, tạo thành một phong trào thi đua giữa các lớp nhằm thu hút và gây ấn tượng cho HS, đồng thời để GV và HS các

78

lớp rút kinh nghiệm cho hoạt động PCGT ở lớp mình. Chỉ đạo Đoàn, Đội tổ chức giao lưu với liên đội trường bạn trong cụm nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm GDGT lẫn nhau.

- Công đoàn có nhiệm vụ tham mưu, phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng các hoạt động GD cụ thể gắn với những đợt thi đua trọng tâm của năm học; Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có trách nhiệm triển khai lồng ghép, tích hợp các nội dung GDGT vào từng môn học, vào các hoạt động trải nghiệm môn học, liên môn.

- Tổ tư vấn tâm lí học sinh và chuyên viên y tế có nhiệm vụ theo dõi, giám sát những thay đổi về tâm, sinh lý của học sinh để có hướng tư vấn kịp thời, giúp học sinh giải quyết các vấn đề liên quan đến các vướng mắc tâm lý, tình cảm, sức khoẻ sinh sản.

Có trách nhiệm cung cấp cho phụ huynh những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi THCS, dấu hiệu dậy thì, nhận biết dấu hiệu có thai, các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, những thay đổi tâm lý, tình cảm của con, không ép buộc kết hôn sớm, phòng tránh các nguy cơ liên xâm hại lứa tuổi vị thành niên…

Tư vấn cho phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp GDGT giúp họ tiếp cận với khoa học, quan tâm tới sự trưởng thành của con, xoá bỏ những phong tục lạc hậu. Giúp phụ huynh học sinh làm tốt trách nhiệm GDGT cho HS, khắc phục sự lo lắng thái quá hay ngược lại thờ ơ không quan tâm của phụ huynh học sinh đối với GD con em mình.

- Ban quản lý nội trú có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là những người tổ chức cuộc sống cho các em ngoài giờ học trong tất cả các ngày trong tuần. Do đó, Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo lực lượng này. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những thay đổi của con em họ; quan tâm tới những ảnh hưởng, tác động không tốt từ phía xã hội, gia đình, bạn bè đối với HS để có những ngăn chăn, điều chỉnh kịp thời.

- Hội cha mẹ học sinh, phụ huynh HS nội trú các lớp, học sinh nội trú trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn hầu hết là các dân tộc thiểu số

79

nên cha mẹ học sinh, phụ huynh HS đều là người dân tộc, họ có những phong tục riêng, nhận thức hạn chế, ít thời gian quan tâm tới con cái, chưa nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với sự trưởng thành của con có tư tưởng giao phó cho nhà trường…Do đó, hiệu trưởng cần phải tổ chức tuyên truyền họ nhận thức và thấy được trách nhiệm thường xuyên phối hợp với nhà trường để GDGT cho con em, đồng thời chủ động thông báo những vướng mắc, những tình huống đặc biệt cần giải quyết liên quan đến vấn đề tình cảm, giới tính, sức khoẻ của học sinh để cùng nhà trường xử lí kịp thời.

- Các tổ chức chính trị xã hội khác như chính quyền địa phương, Công an huyện; Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Trung tâm y tế huyện Văn Chấn có nhiệm vụ trách nhiệm can thiệp, quản lý những hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trường sống lành mạnh cho học sinh, thường xuyên phối hợp với nhà trường tuyên truyền, tư vấn cho các em cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, giải đáp những thắc mắc về sinh lý lứa tuổi…

Để hoạt động GDGT cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn được tiến hành một cách hiệu quả, sau khi xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng giáo dục, Hiệu trưởng các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Việc xây dựng cơ chế phối hợp cần được trao đổi với các lực lượng tham gia cơ chế phải cụ thể, trách nhiệm các bên rõ ràng, lợi ích đi kèm hợp lý…Sau khi phân công nhiệm vụ cụ thể và cả những nội dụng phối hợp cho từng lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động GDGT, Hiệu trưởng các nhà trường cần tích cực chỉ đạo các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ trong việc xử lý các tình huống liên quan đến vấn đề GDGT cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp trên, các nhà trường cần đảm bảo những điều kiện sau:

80

Thứ nhất, BGH các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái phải nhận thức được tầm quan trọng của các lực lượng GD, xây dựng cơ chế và cách thức phối hợp các nguồn lực thực hiện hoạt động GDGT trong nhà trường.

Thứ hai, cần có chính sách đãi ngộ, thu hút những người làm công tác GDGT như tăng phụ cấp đối với giáo viên, tham gia tổ tư vấn tâm lí học sinh và tham gia tổ chức GDGT cho học sinh; với cán bộ quản lý nội trú; cabs bộ đoàn. Có hình thức khen thưởng đối với những người có những hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm nâng cao kiến thức về GDGT cho học sinh.

Thứ ba, phải xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc thường xuyên, kịp thời nhằm phục vụ việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các tổ chức chính trị ngoài nhà trường để những lực lượng này có thể giúp nhà trường tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, tham gia tư vấn cho học sinh.

Thứ tư, nhà trường, cụ thể là Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm điều phối hoạt động của các lực lượng GD nói chung, GDGT nói riêng. Đặc biệt quan tâm tới học sinh nội trú với những đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số, sống xa gia đình, đang lứa tuổi vị thành niên.

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, giám sát là quyền hạn, trách nhiệm của người cán bộ quản lý nhà trường trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ, của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích các lực lượng GD trong nhà trường đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác, hoạt động này giúp nhà quản lí căn cứ vào kết quả việc thực hiện hoạt động GDGT để điều chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót; tham gia, góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động GDGT.

81

Kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục giới tính cho HS các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm đánh giá chính xác kết quả của hoạt động GDGT, từ đó, có những thay đổi hợp lý trong quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS.

3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cần giám sát việc thực hiện nội dung GDGT cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm, sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ… hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... để nhận những ưu điểm nhân rộng ra và những sai sót có những điều chỉnh kịp thời..

Thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả toàn diện về giáo dục, nhất là chất lượng GDGT cho học sinh. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện HĐGD giới tính của bộ môn mình theo các chủ đề, chủ điểm, lồng ghép môn học, …đã xây dựng và phê duyệt.

Chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục giới tính mà giáo viên thực hiện có hiệu quả không để có chỉ đạo điều chỉnh. Kiểm tra về mức độ phù hợp, tính hiệu quả của HĐGD giới tính cho học sinh…

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đặc biệt quan tâm tới khu nội trú học sinh như: ăn, ở, vệ sinh, học tập vui chơi,… kịp thời phát hiện nắm bắt tâm lý học sinh, những biểu hiện bất thường hay lệch lạc trong tư tưởng, tâm lý học sinh lứa tuổi đang nhiều “nổi loạn” để có những điều chỉnh giúp đỡ kịp thời.

- Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt của Đoàn, cán bộ Y Tế, Công đoàn, ban quản lý nội trú tổ chức thực hiện HĐGD thông qua theo dõi hồ sơ, sổ sách, thời gian tổ chức các HĐGD giới

82

tính; kiểm tra hiệu quả của các HĐGD giới tính thông qua ý kiến phản hồi của các lực lượng tham gia khác;

- Chỉ đạo kiểm tra hoạt động của giáo viên, người tổ chức thông qua báo cáo nhận xét, đánh giá của các bộ phận theo dõi, thông qua trực tiếp tham dự và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở nội trú, có những chỉ đạo điều chỉnh kịp thời.

- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp trên, các trường PTDTBT THCS huyện Văn Chấn cần đảm bảo những điều kiện sau:

Lãnh đạo, GV nhà trường thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động GDSKSS, thường xuyên theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá của hoạt động GDSKSS để có thể đánh giá được chất lượng giảng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 65)