Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 58 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho

sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Để tìm hiểu về sự phối hợp các lực lượng tham gia vào hoạt động GDGT cho HS, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với CBQL và GV để đánh giá về mức độ tham gia của các lực lượng trong hoạt động GDGT, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú THCS

TT

Các lực lƣợng phối hợp để giáo dục giới tính cho

học sinh nội trú Mức độ X Thứ bậc Thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên

Đôi khi Không

bao giờ

1 Ban giám hiệu nhà trường 28 27 21 14 2.76 3

2 Giáo viên chủ nhiệm và

giáo viên bộ môn 38 26 14 12 3.0 1 3 Ban quản sinh 29 25 22 14 2.76 3 4 Ban đại diện Cha mẹ HS 37 27 11 15 2.95 2 5 Các tổ chức văn hóa, xã hội 28 23 21 18 2.67 4

X 2.83

Kết quả khảo sát cho thấy, theo đánh giá của CBQL và GV các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái thì lực lượng thường xuyên tham gia giáo dục giới tính cho học sinh nội trú trong các trường PTDT bán trú THCS bao gồm Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tuy nhiên, tỉ lệ đánh giá mức độ thường xuyên của những lực lượng này cũng chưa cao. Riêng ban giám hiệu

48

nhà trường và các tổ chức xã hội khác vẫn được đánh giá là tham gia không thường xuyên với điểm trung bình là 2.76, xếp thứ 3 trong nhóm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi ban giám hiệu nhà trường đóng vai trò quản lí hoạt động giáo dục giới tính; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh là những người thường xuyên tiếp xúc với học sinh trong nhà trường, đồng thời cũng là những người đóng vai trò chủ động trong quá trình giáo dục giới tính các em.

Các tổ chức văn hóa, xã hội chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ nên mức độ tham gia cũng chưa thường xuyên (điểm trung bình là 2.67, xếp thứ 4 trong nhóm).

Mặc dù giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh thường xuyên tham gia vào quá trình giáo dục giới tính cho học sinh nhưng hiệu quả thực hiện vẫn chưa thực sự cao. Kết quả này phản ánh tình trạng các trường PTDT bán trú THCS huyện Văn Chấn vẫn chưa huy động được tối đa và đồng bộ các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh từ đó hoạt động GDGT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn cần quan tâm của các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 58 - 59)