Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn

huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Chấn, tỉnh Yên Bái

Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện thời kỳ 2015-2020 là 12,1% trong đó, nông nghiệp tăng 7,8%, công nghiệp, xây dựng tăng 15%, dịch vụ tăng 14,18%. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Công nghiệp đã khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, xây dựng Nhà máy thuỷ điện Văn chấn, Ngòi Hút, Nậm Tăng 2, Vực Tuần; xây dựng cơ sở sản xuất gạch EG5 quy mô vừa và nhỏ; xây dựng cơ sở sản xuất chè ô long, chè xanh chất lượng cao tại xã Nậm Búng, xây dựng nhà máy chế biến giấy xuất khẩu tại xã Minh An đồng thời chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.

34

Về du lịch, huyện Văn Chấn đã xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóng Bản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo…

Về lực lượng lao động, năm 2020, tổng số dân là 158.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 90.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45%.

Về giáo dục, Huyện đã đưa ra những chủ trương nhằm đổi mới giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ dân trí, tăng cường đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến lớp ở các cấp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ và tái mù chữ cho nhân dân ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, năm 2018 đã có 31/31 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh nội trú các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)